Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Đinh Thị Loan | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Người ơi! Người ởi đừng về, Người ơi! Người ởi đừng về Người về em vẫn (í i ì i) nay, có mấy khóc i thầm, đôi bên là bên sóng đôi vạt áo mà này cũng có a ướt đầm, ướt đầm như mưa. Người ơi! Người ởi đừng về. Người về em vẫn (í i ì i nay có mấy) trông theo. Trông (ư ư) nước bây giờ mà như nước chảy, mà này cũng có trông a bèo, trông bèo (là) bèo trôi. Người ơi! Người ởi đừng về.
Phân biệt ca dao và dân ca?
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

Tiết 24:
Lục bát biến thể
“Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”
Song thất lục bát
“Thang mô cao bằng thang danh vọng
Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con
Trăm năm nước chảy đá mòn
Xa nhau nghìn dặm dạ còn nhớ thương”
MỘT SỐ CÔNG THỨC MỞ ĐẦU
- Mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”
“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng”


“Thân em như cây chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi anh quẳng ra sân
Bớ người hàng xóm, chùi chân thì chùi”
“Thân em như cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”
“Thân em như quả bí trên cây
Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”
MỘT SỐ CÔNG THỨC MỞ ĐẦU
- Mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”
- Mở đầu bằng cụm từ “Ước gì…”






Ước gì anh hóa ra hoa 
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn 
Ước gì anh hóa ra chăn 
Để cho em đắp, em lăn cùng giường 



Ước gì anh hóa ra gương 
Để cho em cứ ngày thường em soi 
Ước gì anh hóa ra cơi 
Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng 
MỘT SỐ CÔNG THỨC MỞ ĐẦU
- Mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”
- Mở đầu bằng cụm từ “Ước gì…”
- Mở đầu bằng cụm từ “Trèo lên…”


Trèo lên cây bưởi hái bòng 
Đưa dao là gọt xem lòng ngọt chua 
Bòng em không ngọt không chua 
Tiền trăm bạc núi chưa mua được bòng. 
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng nhân dân được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian .

II. ĐỌC – HIỂU:
1. Những câu hát than thân:
II. ĐỌC – HIỂU:
BÀI 1:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.



1. Những câu hát than thân:
THẢO LUẬN
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”?
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”?
Bài tập 2:
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
D
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?

Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu.
B. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.
C. Đúc kết những kinh nghiệm đời sống thực tiễn.
D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của
người lao động.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu
của ca dao là?
Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận
C
Câu 3: Nhân vật trữ tình thường gặp
nhất trong ca dao là?

A. Người đàn ông

B. Người phụ nữ

C. Trẻ em

D. Người dân thường
B
Câu 4:Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật này?

A. Sử dụng lối so sánh, ẩn dụ.

B. Sử dụng phong phú phép lặp và điệp cấu trúc.

C. Miêu tả nhân vật với tính cách phức tạp.

D. Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.
C
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”?
Bài tập 2:
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bài tập 3:
Rút ra phương pháp đọc – hiểu một bài ca dao?
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN MỘT BÀI CA DAO:
- Đưa bài ca dao vào hệ thống của nó để hiểu ý nghĩa chung của kiểu bài.
- Phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc từ đó rút ra ý nghĩa của bài ca dao
IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài tập 1:
Phân tích bài ca dao số 2?
Bài tập 2:
Những câu hát than thân ảnh hưởng như thế nào tới văn học viết thời trung đại? Đưa ra một số ví dụ tiêu biểu?
Bài tập 3:
So sánh cuộc sống và vai trò của người phụ nữ ngày nay với cuộc sống của người phụ nữ thời phong kiến?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)