Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Trang | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRÒ CHƠI
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
LUẬT CHƠI:
• Khi giáo viên đọc hết câu hỏi hiển thị trên màn hình, trong khoảng thời gian 10 giây các nhóm thảo luận và đưa ra đáp án.
• Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất thì nhóm đó giành chiến thắng với 1 phần thưởng hấp dẫn đang chờ các nhóm.
Thời gian
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Hết giờ
TRÒ CHƠI
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
1. Gió đâu gió mát sau lưng,
Dạ đâu dạ nhớ… thế này.
Đáp án: người dưng
Thời gian
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Hết giờ
TRÒ CHƠI
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về … ruột đau chín chiều
Đáp án: quê mẹ
Thời gian
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Hết giờ
TRÒ CHƠI
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
3. Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy….
Đáp án: Quần
Thời gian
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Hết giờ
TRÒ CHƠI
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
4. Thân em như hạt …………,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa?
Đáp án: mưa rào
Gió đâu gió mát sau lưng,
Dạ đâu dạ nhớ người dưng thế này.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
3. Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
4. Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Các văn bản thuộc THỂ LOẠI nào?
- Ca dao là gì?
- Khái quát những đặc trưng về nội dung, nghệ thuật của ca dao?
- Ca dao được chia làm mấy loại?
CHỦ ĐỀ: CA DAO
I. TÌM HIỂU CHUNG


I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…

CHỦ ĐỀ: CA DAO
I. TÌM HIỂU CHUNG
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ: thường sử dụng thơ lục bát, lục bát biến thể.
- Ngôn ngữ: gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
- Biện pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ, diễn đạt bằng công thức mang đậm sắc thái dân gian.
4 . Phân loại:
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Ca dao hài hước
CHỦ ĐỀ: CA DAO
II. ĐỌC HIỂU CHÙM CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA.
Bài 1: Tiếng hát than thân
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Câu hỏi thảo luận nhóm
1. Xác định chủ thể trữ tình của bài ca dao?Nhận xét về hình thức mở đầu của bài ca dao?
2.Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh so sánh trong bài ca dao?
3. Khái quát nội dung của bài ca dao?
4. Tìm và đọc những câu ca dao có mô típ “thân em như…”
CHỦ ĐỀ: CA DAO
Bài 1: Tiếng hát than thân
- Chủ thể than thân: người phụ nữ Đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa.
- Hình thức mở đầu: Thân em như … gợi âm điệu xót xa, ngậm ngùi Mô típ mở đầu phổ biến trong ca dao.
CHỦ ĐỀ: CA DAO
1. Bài 1: Tiếng hát than thân
- Sử dụng hình ảnh so sánh:
+ Thân em – tấm lụa đào (mềm mại, đẹp, quý giá): ý thức về sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị của bản thân .
+ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: Số phận chông chênh, đầy may rủi, bị phụ thuộc.
CHỦ ĐỀ: CA DAO
1. Bài 1: Tiếng hát than thân
=> Bài ca dao là lời than đầy chua xót , ngậm ngùi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi họ ý thức được phẩm chất, giá trị của mình nhưng số phận lại bấp bênh, phụ thuộc.

CHỦ ĐỀ: CA DAO
Tìm hiểu bài ca dao sau:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Câu hỏi:
1. Xác định hình thức mở đầu và chủ thể trữ trình của bài ca dao?
2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh và đối lập trong bài ca dao?
3. Ý nghĩa của lời mời gọi: Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
4. Khái quát cảm xúc chung của bài ca dao?
III. LUYỆN TẬP
ĐÁP ÁN BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Hình thức mở đầu: Thân em như…
Chủ thể trữ tình: Người phụ nữ
2 Biện pháp nghệ thuật: So sánh, đối lập.
So sánh: Thân em – củ ấu gai (đen đủi, xấu xí)
Đối lập: Ruột trong thì trắng >< vỏ ngoài thì đen
Vẻ đẹp phẩm chất chủ yếu bên trong được che lấp bởi vẻ ngoài xấu xí.
Cách nói khẳng định: Khẳng định giá trị đích thực và phẩm hạnh của người phụ nữ.
3. Lời mời gọi thiết tha: “Ai ơi… bùi” Khát khao mong muốn được khẳng định giá trị, vẻ đẹp và phẩm hạnh của bản thân.
4. Cảm xúc chung của bài ca dao là ngậm ngùi chua xót về thân phận và khao khát muốn khẳng định giá trị đích thực của phẩm hạnh người phụ nữ.
IV. VẬN DỤNG
QUA NHỮNG BÀI CA DAO THAN THÂN, ANH/CHỊ HÃY VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN CẢM NHẬN VỀ SỐ PHẬN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ XƯA VÀ HÔM NAY?
Xin cảm ơn quý thầy cô đã đến dự giờ, thăm lớp. Chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe và thành đạt. t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)