Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Hạnh | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN THĂM LỚP 1OB3
Giáo viên: Lê Thị Hồng Hạnh
Tiết 24:Đọc Văn
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm
-Là lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,được sáng tác để diễn đạt thế giới nội tâm của con người.
2.Phân loại
-Ca dao trữ tình
-Ca dao hài hước
3/Hình thức nghệ thuật
-Thể thơ phần lớn là lục bát,lục bát biến thể
-Ngôn ngữ:ngắn gọn,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
-Biện pháp nghệ thuật:ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày,so sánh,ẩn dụ,diễn đạt một số công thức…
Hát đối đáp giao duyên

Nhân vật trữ tình : người phụ nữ.
Xưng hô : “Thân em” -> dịu dàng
So sánh : thân em tấm lụa đào
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a/ Bài 1:Tiếng hát than thân

II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a/Bài 1:
-Tấm lụa đào đẹp
quý
có giá trị

+ hình ảnh ẩn dụ:cô gái ý thức được sắc đẹp và giá trị của bản thân
-Phất phơ giữa chợ: món hàng
+ Biết vào tay ai? Câu hỏi tu từ như một lời than,vì không quyết định được số phận của mình mà phải lệ thuộc vào người khác
số phận đau khổ của người phụ nữu trong xã hội phong kiến,lời than đã gián tiếp tố cáo xã hội đó
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
b/ Bài 2
2. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa:
* Bài 4:
- Nhân vật trữ tình: cô gái
- Cách nói về hình ảnh, biểu tương: Khăn,đèn, mắt.
- Khăn, đèn: nhân hoá
- Mắt: hoán dụ
Hình ảnh khăn:
+ Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”.
+ Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái.
- Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) cấu trúc theo lối vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết
- Những trạng thái của chiếc khăn:
+ Thương nhớ.
+ Rơi xuống đất.
+ Vắt lên vai.
+ Chùi nước mắt
 Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều (vắt  rơi, lên  xuống) cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra không gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái.
- Sáu câu ca dao, 24 chữ thì có đến 16 thanh bằng mà chủ yếu là thanh khônggợi nỗi nhớ da diết, bâng khâng, biết kìm nén cảm xúc, không bộc lộ một cách dễ dãi
b. Hình ảnh đèn
- Hình ảnh đèn gợi thời gian ban đêm nỗi nhớ chuyển từ không gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết.
- Hình ảnh “đèn không tắt” là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian
 Hình ảnh ngọn đèn gợi tả chiều dài của nỗi nhớ.
c. Hình ảnh mắt:
“Mắt ngủ không yên” Sự trằn trọc, thao thức  nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái.
 Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ.
+ Là cửa sổ tâm hồn con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó



10 câu đầu:
+ Diễn tả không gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo không gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người).
+ Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, sôi trào của nỗi nhớ.
d. hai câu cuối
- Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn) lý giải về nỗi lo phiền của cô gái
- Cô gái lo phiền: vì "không yên một bề".
 Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân.




II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
b/ Bài 2
 Tiểu kết: Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi được yêu thương, chính vì vậy nỗi nhớ ở đây không hề bi lụy mà chan chứa tình người.Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái xưa.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
c/ Bài 6
* Bài 6:
Thể thơ: song thất lục bát( có biến thể)
Lối nói trùng điệp: muối, gừng ( 2 lần)
- Hình ảnh biểu tượng: muối mặn- gừng cay
- Muối và gừng:
+ Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta.
+ Vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo.
+ Là những vật luôn gắn bó với nhau.
+ Là hương vị tình người
- Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay.
 Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng
- Câu lục bát biến thể( kéo dài 13 tiếng)
 Tình nghĩa con người:
Ba vạn sáu ngàn ngày- mới xa.

Cả đời người
 Chỉ có cái chết mới đủ sức chia lìa con người ( không bao giờ xa)
 Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng.
III. Tổng kết bài học:
1. Nghệ thuật
- Sự lặp lại các công thức mở đầu (môtíp nghệ thuật).
- Các hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn,...
- Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,...
- Thể thơ: lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng, vãn bốn, vãn năm, hỗn hợp,...
In đậm màu sắc dân gian, khác với tiếng nói cá thể của nghệ sĩ như trong văn học viết
2. Ý nghĩa văn bản
- Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của người bình dân xưa.
CỦNG CỐ
1.Vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao " Khăn thương nhớ ai..." là:

Tình cảm nồng nàn, cháy bỏng nhưng cách nói vẫn tế nhị, khéo léo

b. Tình yêu gắn liền với sự độ lượng, vị tha

c Tình yêu gắn liền với khát vọng hôn nhân gia đình

d. Tình cảm sâu sắc được thể hiện qua cách nói bóng bẩy, trau chuốt
2. Hình ảnh " gừng cay - muối mặn" trong ca dao thể hiện điều gì?

Tình yêu đôi lứa

b. Tình cảm vợ chồng

c. Tình cảm cha con

d. Tình cảm bạn bè
Dặn dò :
- Nắm vững kiến thức đã học
- Học bài cũ
- Sưu tầm thêm một số bài ca dao yêu thương tình nghĩa
- Soạn bài mới: Ca dao hài hước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)