Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Dương Thị Phương Quỳnh | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHIệT LIệT CHàO MừNG
Các thầy cô giáo về dự
hội giảng
CA DAO
THAN THÂN,
YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA


1. Nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân

2. Nghệ thuật :
- Thể thơ : phần lớn là lục bát,lục bát biến thể
- Ngôn ngữ :giàu hình ảnh, gần gũi với lời nói hàng ngày.
- Biện pháp nghệ thuật : Sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ.
3. Phân loại: Ca dao trữ tình, ca dao hài hước.

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Họ sống trong hoàn cảnh xã hội như thế nào?
Cụm từ mở đầu “Thân em” cho biết họ đang nói về điều gì?
Nhân vật trữ tình: là người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến
nam quyền độc đoán. Họ nói về thân phận , cuộc đời mình.





So sánh : thân em tấm lụa đào, phất phơ…
Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được diễn tả bằng biện pháp tu từ và những hình ảnh nào? Nêu ý nghĩa của những hình ảnh ấy?
Qua đó cho thấy người phụ nữ hình dung và ý thức điều gì về mình?
-Tấm lụa đào: đẹp, quý
Hình ảnh ẩn dụ: tượng trưng cho vẻ đẹp, giá trị của người phụ nữ.
- Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: món hàng giữa chốn đông người
Hình ảnh bổ sung gợi số phận bấp bênh, không được nâng niu trân trọng, không được tự quyết định hạnh phúc.

Người phụ nữ ý thức về vẻ đẹp, giá trị bản thân, về số phận bấp bênh , bị phụ thuộc của mình.
Sự đối lập giữa hình ảnh so sánh “tấm lụa đào” và hình ảnh bổ sung “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” cho thấy nhân vật trữ tình đang thấm thía điều gì?
Vẻ đẹp,giá trị
bản thân

Số phận bị
phụ thuộc
Hoàn cảnh ngang trái
Thấm thía nỗi lo, nỗi đau thân phận
Theo em, nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật của bài ca dao là gì?
Nội dung: lời than về thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, thủ pháp đối lập.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt không ngủ yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Đang sống trong tâm trạng như thế nào?
Nhân vật trữ tình: cô gái
Tâm trạng: thương nhớ
và lo phiền


Tình cảm thương nhớ của cô gái được diễn tả cụ thể, gợi cảm qua những hình ảnh biểu tượng và những thủ pháp nghệ thuật nào?

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt không ngủ yên.
Khăn
Đèn
Mắt
Nhân hóa, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,
đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ…
Hình ảnh “khăn”
là vật trao duyên,
vật kỉ niệm.
luôn quấn quýt
bên người con gái.
- Láy lại 6 lần, điệp khúc…
- Sự vận động: rơi xuống, vắt lên
- Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”:
=> nỗi nhớ triền miên, da diết.
=> tâm trạng ngổn ngang trăm mối.
=> gợi nhớ cảnh khóc thầm.
1.Tại sao chiếc khăn được nhắc đến đầu tiên và nhiều nhất?
2. Từ “khăn” và điệp khúc “khăn thương nhớ ai” được lặp lại cùng cấu trúc vắt dòng của các câu thơ thể hiện tâm trạng như thế nào của cô gái?
3. Em có nhận xét gì về trạng thái vận động khác nhau của hình ảnh khăn?
(Khi rơi xuống đất, khi vắt lên vai, khi chùi nước mắt)
Nỗi nhớ đằng đẵng
từ ngày sang đêm
Đèn không tắt
Trằn trọc thâu đêm, nỗi nhớ triền miên
thường trực, tình yêu mãnh liệt cháy mãi
Đèn thương nhớ ai
Nhóm 2: Ýnghĩa biểu tượng của hình ảnh “đèn”?
1. Từ hỏi khăn sang hỏi đèn cho thấy sự biến chuyển như thế nào? Điệp khúc nào vẫn được tiếp tục?
2. Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “đèn không tắt”?

1. Hình ảnh mắt:

2. Đèn không tắt: “Mắt ngủ không yên”

Mối quan hệ tự nhiên, nhất quán
Trạng thái thao thức, trằn trọc
Nhóm 3: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “mắt”?
1. Tại sao tác giả dân gian sử dụng hình ảnh “mắt” để diễn tả nỗi nhớ?
2. Giữa “đèn không tắt” và “mắt ngủ không yên” có mối liên hệ như thế nào? Từ hình ảnh “mắt ngủ không yên” ta có thể hiểu gì về trạng thái của cô gái?
Dễ bộc lộ cảm xúc
Hình ảnh hoán dụ chỉ con người
Tâm trạng lo phiền của cô gái xuất phát từ lí do nào?
Nhận xét sự vận động về hình tượng thơ, cảm xúc
của nhân vật trữ tình, thể thơ trong hai câu thơ cuối?
Khăn
Đèn
Mắt
Em –
Nhân vật
trữ tình
thương nhớ ai
lo phiền
Thể thơ vãn bốnlục bát
Tâm trạng lo phiền của cô gái xuất phát từ lí do nào?

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Tình nghĩa thủy chung của người lao động xưa được diễn tả qua cặp hình ảnh nào?
Vì sao tác giả dân gian lại chọn hình ảnh ây?
 Gừng cay, muối mặn mang ý nghĩa biểu trưng, diễn tả
tình cảm mặn mà, thắm thiết, thủy chung, son sắt của
con người.
Nêu ý nghĩa của các con số ba năm, chín tháng và ba vạn sáu ngàn ngày?
Từ đó, hãy trình bày ý diễn đạt của bài ca dao?
ba năm, chín tháng và ba vạn sáu ngàn ngày : những con số ước lệ chỉ thời gian dài; đặc biệt ba vạn sáu ngàn ngày chỉ thời gian một đời người.
 Tình nghĩa sâu đậm, lâu bền vượt thời gian.
Muối ba năm
Gừng
chín tháng
Còn mặn
Còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau –
ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
-Lẽ sống thuỷ chung,
tình nghĩa, gắn bó
sâu nặng .
Vẻ đẹp tâm hồn,
truyền thống đạo lí
của người Việt.
Hình ảnh biểu tượng,
ước lệ, lục bát biến thể
III. Tổng kết
III. Tổng kết
Nội dung

- Nỗi niềm cay đắng,
chua xót về thân phận
- Khát vọng tình yêu,
hạnh phúc
- Tình nghĩa yêu thương,
thuỷ chung
Công thức mở đầu :
mở đầu bằng cụm từ
thân em
Hình ảnh biểu tượng
Cách so sánh, ẩn dụ,
hoán dụ, …
Thể thơ lục bát, hỗn hợp…
Nghệ thuật
Cách tiếp cận ca dao: đưa tác phẩm vào hệ thống,
dựa vào cái chung tìm ra nét riêng của mỗi bài;
đặt vào môi trường văn hoá sản sinh,
lưu truyền, diễn xướng ca dao.
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm 3 bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như...” và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.
Bài tập 2: Sưu tầm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu và tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt.
Xin chân thành cảm ơn quý thày cô và các em học sinh đã chú ý theo dõi bài giảng!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)