Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Lê Hạ Đoan | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN
TỔ NGỮ VĂN
Hân hoan đón chào
quý thầy cô về dự giờ
NGỮ VĂN 10 – LỚP 10 CƠ BẢN
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Giáo viên thực hiện : Lê Hạ Đoan
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tóm tắt truyện cười Tam đại con gà. Nêu ý nghĩa phê phán
của truyện.

Ý nghĩa phê phán của truyện:
- Phê phán thói giấu dốt, một thói xấu có thật trong nội bộ nhân dân.
- Ngầm ý khuyên răn mọi người – nhất là người học trò: hãy mạnh dạn học hỏi, không nên giấu dốt.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:

1. Nội dung:

- Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước…

- Nội dung ca dao thường biểu hiện thành:
+ Tiếng hát than thân
+ Những lời ca yêu thương, tình nghĩa
+ Những bài ca dao hài hước
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Những câu ca dao thể hiện tình cảm lứa đôi:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Ai đi đâu đó hỡi ai
Hay là cúc đã nhớ mai đi tìm?
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Những câu ca dao về gia đình:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Những câu ca dao về quê hương, đất nước:
Lập lòe trời chớp Vũng Rô
Mây che hòn Yến, gió vô Chóp Chài

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm,
Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá bia mây phủ chị kia mất chồng
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Tìm hiểu chung:
Nội dung:
Nghệ thuật:

Lời ca dao ngắn
Thể thơ lục bát, lục bát biến thể
Ngôn ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày
Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, lối diễn đạt bằng một số
công thức đậm sắc thái dân gian.
Cho ví dụ về một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao?


Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA


Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao:
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?
Hỡi cô yếm thắm lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Thương anh chẳng biết để đâu
Để trong dải yếm lâu lâu lại nhìn.
Mở đầu bằng công thức quen thuộc:
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao:

So sánh:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao:


Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
Tìm hiểu chung:
Đọc – hiểu văn bản:

Bài 1: Tiếng hát than thân:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Bài ca dao là tiếng hát than thân của đối tượng nào?
Mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc “Thân em”, bài ca dao là tiếng
hát than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tìm những câu ca dao khác có hình ảnh mở đầu tương tự ?
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
Những bài ca dao mở đầu bằng công thức thân em:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng kẻ thô tham dày
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nỗi mình mà bay
Em biết gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Tiết 25 - 26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:

Người phụ nữ ý thức điều gì về bản thân mình?
Phất phơ giữa chợ - biết vào tay ai: họ như một món hàng mua bán,
bị phụ thuộc, không tự định đoạt cuộc đời của mình.
- Tấm lụa đào: vẻ đẹp, sự cao quí.
- Người phụ nữ ý thức về giá trị, về vẻ đẹp của mình.
Khi người con gái bước vào giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời thì
những lo lắng về số phận lại đè nặng lên họ.
- Nghệ thuật: So sánh, mở đầu bằng công thức quen thuộc.
- Mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc “Thân em”, bài ca dao là tiếng hát than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
Hình tượng: khăn, đèn, mắt. Hình tượng cụ thể để diễn đạt nỗi nhớ
trừu tượng.
- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa (khăn, đèn); hoán dụ (mắt)
Hình tượng khăn:
Chiếc khăn có mối quan hệ như thế nào với người con gái?
+ Là vật trao duyên, kỉ vật làm tin, gợi nhớ kỉ niệm:
Nhớ khi khăn mở, trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
+ Là vật mang theo bên mình, thể hiện vẻ đẹp nữ tính.
+ Từ khăn xuất hiện 6 lần, phép láy: khăn thương nhớ ai => nỗi nhớ da diết,
triền miên.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
+ Nỗi nhớ của người con gái trải ra nhiều chiều: khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi nước mắt. Nỗi nhớ quanh quất mọi hướng khiến người con gái trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò.








+ 6 câu hỏi khăn, 24 chữ, 16 thanh bằng: nỗi nhớ mãnh liệt, da diết nhưng cũng rất kín đáo, tự chủ.


- Hình tượng đèn:

+ Nỗi nhớ được đo theo thời gian: từ ngày sang đêm.

+ Hình ảnh ngọn đèn không tắt chính là ngọn lửa tình yêu cháy sáng trong trái tim người con gái.


I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

Hình ảnh ngọn đèn không tắt thể hiện tình
cảm của cô gái như thế nào?
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
- Hình ảnh đôi mắt:

+ Đôi mắt: cô gái hỏi trực tiếp chính mình
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
+ Nỗi ưu tư, nỗi nhớ người yêu khiến cô gái
không thể ngủ được.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:

- Lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi: Đêm qua … một bề
- Hạnh phúc lứa đôi của người con gái trong xã hội phong kiến không do họ quyết định:
Thương anh những muốn nói ra
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời

- Nghệ thuật: điệp từ, phép láy, ẩn dụ. nhân hóa, hoán dụ

 Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương của một tâm hồn khao khát được yêu thương. Nó là vẻ đẹp tâm hồn, mộc mạc, giản dị nhưng đằm thắm của người con gái Việt ở làng quê.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao:

- Hình ảnh muối và gừng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống người bình dân?
- Rất gần gũi trong đời sống của người bình dân: là gia vị, là vị thuốc chữa bệnh.

- Được nâng lên thành biểu tượng tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó, thủy chung của con người – tình cảm vợ chồng.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao:
- Nghĩa tình ấy bền chặt như đặc tính của muối – gừng: Muối ba năm – còn mặn; Gừng chín tháng – còn cay.

- Khẳng định lòng chung thủy sắt son: không bao giờ xa nhau.
- Nghệ thuật:
Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối (muối – gừng , ba năm – chín tháng; còn mặn – còn cay; nghĩa nặng – tình dày)  thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó.
Tiết 25 -26: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân:
2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái:
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao:
III. Tổng kết và luyện tập:
1. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 85.
2. Luyện tập:
Bài 2: Một số bài ca dao về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn:
* Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
* Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
* Hướng dẫn về nhà:

- Bài vừa học:
+ Học thuộc 3 bài ca dao
+ Nắm nội dung từng bài
+ Hiểu được các biện pháp nghệ thuật và hiệu quả của chúng
+ Sưu tầm một số bài ca dao có cùng nội dung

- Soạn bài mới: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữviết
+ Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
+ Phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
+ Tránh nói như viết hoặc viết như nói.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hạ Đoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)