Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Duyên | Ngày 19/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

(Tiết 1)
ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?
Câu hỏi 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là:
Câu hỏi 3: Nhân vật trữ tình thường gặp nhất trong ca dao là:
A. Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu
B. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người
C. Đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống thực tiễn
D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
A. Người dân thường
B. Người phụ nữ
C. Người đàn ông
D. Em bé
Câu hỏi 4: Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật nào?
Câu hỏi 5: Thể thơ thường gặp trong ca dao là:
A. Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ.
B. Sử dụng phong phú phép lặp từ ngữ và điệp cấu trúc
C. Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt
D. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Song thất lục bát
D. Năm chữ
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám.
(Hoàng Cầm)












I. Tiểu dẫn:
Ca dao là những hòn ngọc quý của nhân dân
- Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân
- Phân loại ca dao: Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước…
- Đặc điểm nghệ thuật: Lời ngắn, thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ,
sử dụng các công thức mang sắc thái dân gian.





- Mở đầu: “Thân em như” => lời than thân thêm ngậm ngùi, xót xa, gây sự chú ý tới người đọc.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc
2. Bố cục:
- Bài 1; 2: Ca dao than thân
- Bài 3; 4; 5; 6: Ca dao yêu thương, tình nghĩa
III. Tìm hiểu văn bản: :
1. Bài 1 và 2: Tiếng hát than thân
A, Bài 1:
- Nhân vật trữ tình: người phụ nữ
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
+ Hình ảnh “tấm lụa đào”: tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái.
+ Tấm lụa “phất phơ giữa chợ”: số phận chông chênh, không khác gì một món hàng để mua bán.
* Tâm sự của người phụ nữ: mong đợi, mơ ­íc nhưng cũng đầy lo lắng, mơ hồ ám ảnh về tương lai, về số phận của mình (không biết sẽ trôi dạt về đâu? Với ai?)
Hướng dẫn:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi
Học sinh hoạt động theo nhóm:
Phân tích bài ca dao số 2
Lời than thân là của ai?
(Nhân vật trữ tình là ai?)
- Mở đầu?
- Biện pháp nghệ thuật?
- Hình ảnh nghệ thuật?
Hình ảnh đó có đặc điểm gì? Gợi liên tưởng gì?
Hình ảnh đó gửi gắm tâm sự gì của người phụ nữ?
- Mở đầu: "Thân em như"
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh
+ Hình ảnh "củ ấu gai":
Ruột trong: trắng >< Vỏ ngoài: đen
=> Hình dáng bên ngoài đen đủi, xấu xí không hấp dẫn nhưng phẩm chất bên trong thì tuyệt vời không dễ nhận ra
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Dị bản: Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi
- Hai câu sau: Lời mời mọc da diết, lời bộc bạch giản dị chân thành - sự tự ý thức về giá trị thực của mình - một giá trị không ai biết đến.
* Trong lời khẳng định có cả một nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, họ thường là những người không may mắn trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
B, Bài 2:
- Nhân vật trữ tình: người phụ nữ
Nhận xét:
- §iÓm chung gi÷a hai bµi ca dao: §Òu cã më ®Çu lµ “Th©n em nh­”, ®©y lµ lêi than th©n cña ng­êi phô n÷.
- §iÓm riªng: h×nh ¶nh so s¸nh kh¸c nhau, mçi bµi cã s¾c th¸i t×nh c¶m riªng.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Củng cố:
Tại sao lại có nhiều bài ca dao mở đầu là "thân em như" đến vậy?
Thủ pháp so sánh có hiệu quả như thế nào? Qua đó ta hãy tìm ra tâm sự chung của người phụ nữ trong xã hội xưa?
Câu 2: Từ nội dung của 2 bài ca dao, em liên tưởng đến bài thơ nào? Của ai? (Đã học ở THCS)
Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao có mở đầu là "thân em như" và trả lời câu hỏi sau:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.
Tư liệu: Những bài ca dao có mở đầu là "Thân em như"
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài tập về nhà:
1. Tìm tiếp những bài ca dao và những câu thơ trong văn học viết có mở đầu là "Thân em như". Phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.
2. Nghiên cứu tiếp về chùm ca dao YÊU THƯƠNG TìNH NGHĩA
Người ở đừng về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)