Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Chia sẻ bởi Vương Thị Ngát | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

*Kiểm tra bài cũ :
1/ Có ý kiến cho rằng : "Truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp" của nhân dân lao động.
Theo em điều ấy có đúng không ? Vì sao ?

2/ Truyện "Tam đại con gà" cười điều gì ở anh học trò ?
A- Sự dốt nát.
B- Đã dốt lại hay nói chữ.
C- Sự luống cuống của thầy đồ trước chủ nhà.
D- Sự dấu dốt.
Giải thích vì sao em lại chọn phương án đó ?

TIẾT 26-27 :Đọc văn
CA DAO
Than thân
Yêu thương-Tình nghĩa
Tiết1:
I/Tiểu dẫn :
*Đọc tiểu dẫn sgk và cho biết khái niệm, đặc điểm nội dung - nghệ thuật của ca dao?
1/Khái niệm:
Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
2/ Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao :
a.Về nội dung:
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội (than thân, yêu thương, tình nghĩa, hài hước.)


b.Về nghệ thuật:
Ca dao thường ngắn gọn, ngôn ngữ thơ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ,biểu tượng truyền thống với hình thức lặp lại, lối diễn đạt công thức.

II/Đọc hiểu :
A/ Đọc :
*Cảm nhận chung của em về nội dung của 6 bài ca dao và cách đọc của từng bài ?
* Nội dung và cách đọc :
- Bài 1,2 : Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ ? đọc với giọng xót xa, thông cảm.
- Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa vẫn bền vững sắt son.
- Bài 4 : Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn.
-Bài 5 : Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu.
-Bài 6 : Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng
=>Các bài này đọc với giọng tha thiết, lắng sâu.
B/Tìm hiểu và cảm nhận các bài ca dao:
1/ Tiếng hát than thân (bài 1, 2 ):
a.Hình thức nghệ thuật :
*Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau về nghệ thuật biểu hiện của 2 bài ca dao?
-Giống : cùng sử dụng một mô thức mở đầu bằng 3 chữ "Thân em như".
- Khác : Mỗi bài sử dụng một hình ảnh so sánh ẩn dụ riêng :
+Bài 1: Thân em được so sánh với "tấm lụa đào"gợi nên một vẻ đẹp mềm mại, thướt tha,duyên dáng.
+Bài 2 : Thân em được so sánh với "củ ấu gai"bề ngoài xấu xí, ruột trong lại trắng đẹp.
b/Về nội dung :
- Điểm chung của hai bài:
*Cách mở đầu cùng với hình ảnh so sánh ẩn dụ của hai bài ca dao đã giúp ta hiểu được chủ thể than thân ở đây là ai ? Lời than của họ được cất lên với âm điệu như thế nào?
-Chủ thể của hai bài ca dao này đều là người phụ nữ sống trong xã hội cũ với thân phận bị lệ thuộc,giá trị của họ không ai biết đến.
-Lời than của họ mang âm điệu xót xa, ngậm ngùi .
- Cả hai bài đều khai thác theo chiều hướng bối cảnh sử dụng : đó là "chợ" ở làng quê hoặc chốn thị thành.

*Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người phụ nữ lại mang sắc thái riêng được diễn tả qua h/ả ảnh so sánh ẩn dụ khác nhau. Em cảm nhận được gì qua mỗi h/ả ?
- Đ iểm khác : mỗi bài lại biểu hiện một sắc thái tình cảm riêng qua h/ả so sánh ẩn dụ :
+Bài 1: người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình ".như tấm lụa đào", nhưng số phận của họ lại chông chênh, không có gì đảm bảo (.phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?" ? thân phận của họ như một món hàng để mua bán, tùy thuộc vào người sử dụng.
+Bài 2 : Người phụ nữ tự so sánh mình với "củ ấu gai."- cụ ấu gai là thứ bình thường, có nhiều ở thôn quê.Hình dạng củ ấu gai
? cách ví von này đã gợi ra sự đối lập giữa hình thức (đen đủi, xấu xí) với phẩm chất (trắng trong) đáng quí của người phụ nữ.
** Hình ảnh này có ý nghĩa : người phụ nữ bình dân chua xót cho thân phận nghèo hèn, nhưng đồng thời cũng tự hào về tâm hồn trong trắng đẹp đẽ của mình.
*** Tóm lại, cả hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK mà còn là tiếng nói khẳng định vẻ đẹp và giá trị phẩm chất của họ.
2/ Tiếng hát yêu thương, tình nghĩa (bài 3,4,5,6) :
a/ Bài 3 :
*Đọc và nhận xét về cách mở đầu của bài ca dao này có khác gì với cách mở đầu của hai bài trên?
- Bài ca dao dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng qua hành động của nhân vật trữ tình :
"Trèo lên cây khế nửa ngày." (lối mở đầu này thường gặp trong ca dao.)
*Nếu "Thân em như." là sự thể hiện nỗi đau của người phụ nữ, thì cách mở đầu này lại giúp em cảm nhận được tâm trạng - nỗi niềm của ai?
-Đó là nỗi niềm chua xót vì lỡ duyên của các chàng trai.
* Em hãy phân tích ý nghĩa biểu cảm của từ"ai" trong câu thơ "Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!" ?
-Chữ "ai" phiếm chỉ nhưng ở đây lại bao hàm ý nghĩa xác định : đó là xã hội phong kiến xưa đã từng làm ngăn cách bao mối tình của những đôi lứa yêu nhau .
- Một chữ "ai" mà như xoáy sâu vào lòng người bao nỗi niềm chua xót, đắng cay ? nghệ thuật chơi chữ tài hoa, tinh tế : Khế chua, lòng người cũng chua xót. Chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng mình.Cách hỏi ấy càng khiến cho lời than thêm da diết, thấm thía.
*Mặc dầu lỡ duyên, nhưng tình cảm của chàng trai vẫn thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại phải dùng đến cả một hệ thống so sánh ẩn dụ bằng những h/ả của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình cảm ấy?
- Mặc dầu lỡ duyên, nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng :
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
=> Lấy h/ả thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn vĩnh hằng không thể đổi khác để khẳng định lòng người bền vững, thủy chung.
*Cảm nhận của em về nỗi lòng và tâm sự của chàng trai ở hai câu thơ cuối ?
Mình ơi có nhớ ta chăng
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời.
-Chàng trai cất lời hỏi cô gái nhưng chính là để tự bộc lộ lòng mình. Nỗi lòng ấy được gửi vào h/ả "sao Vượt chờ trăng" - một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn, vô vọng nhưng vẫn hy vọng, thủy chung.
-A�m điệu của câu ca dao vang lên thật tha thiết, trà ngập một nỗi niềm nhớ thương da diết.
=> Bài ca dao đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp tình người của những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
*Hãy tìm đọc thêm một số bài ca dao có cùng môtíp với 3 bài ca dao trên ?
+Môtip "Thân em như."
- "Thân em như hạt mưa rào."
-"Thân em như giếng giữa đàng."
- "Thân em như miếng cau khô."
+Môtip mở đầu bằng cách gợi hứng :
- "Trèo lên cây bưởi hái hoa."
- "Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
- " Trèo lên cây gạo cao cao,"

Tiết 2:
b/ Bài 4: (trọng tâm)
b1-Tâm trạng của nhân vật trữ tình :
* Đọc bài ca dao,em có cảm gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
- Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi.
b2.Hình thức biểu đạt:
* Vậy thì, nỗi nhớ thương người yêu của cô gái đã được tác giả dân gian biểu đạt thông qua những từ ngữ, h/ả nào ?
Nỗi nhớ thương người mình yêu của cô gái được thể hiện qua nhiều cung bậc, gắn với những h/ả giàu ý nghĩa biểu tượng :
@/- Cô gái gửi nỗi nhớ vào chiếc khăn:
* Vì sao mở đầu bài ca dao, cô gái lại chọn h/ả ảnh chiếc khăn để bày tò nỗi nhớ của mình?
*Qua h/ả chiếc khăn với các trạng thái khác nhau cùng với cách sử dụng một lọat các thanh bằng trong đọan thơ, em có cảm nhận gì về nỗi nhớ của cô gái khi hỏi khăn ?
+ Cái khăn thường là vật trao duyên, vật kỷ niệm gợi nhớ người yêu của các cô gái xưa.Nó luôn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ với họ nỗi niềm thương nhớ người yêu khi chia xa.

+ 6 câu thơ hỏi khăn được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ "khăn" cùng với điệp ngữ "thương nhớ ai" và 16 thanh bằng (chủ yếu là thanh không) . diễn tả được một cách sinh động nỗi nhớ triền miên, bâng khuâng, da diết của cô gái với người mình yêu.
+ Đặc biệt hình ảnh vận động của chiếc khăn (rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt ) gợi tả tâm trạng ngổn ngang của cô gái :nhớ tới mức không còn tự chủ được cả bước đi, dáng đứng. một nỗi nhớ như bao trùm lên cả không gian tạo vật
@/-Cô gái gửi nỗi nhớ vào ánh đèn :
* Theo bước đi của thời gian, nỗi nhớ của cô gái cũng tiếp tục kéo dài từ ngày sang đêm ở 4 câu thơ tiếp. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của cô gái gửi gắm qua h/ả ảnh ngọn đèn ?
- Hình ảnh ngọn đèn gợi ra cảnh cô gái trong đêm khuya vò võ canh tàn. H/ả ánh đèn đang sáng kia biểu tượng cho nỗi nhớ đang cháy rực trong lòng cô gái.
- Ngọn đèn "không tắt" như nỗi nhớ da diết khôn nguôi trải dài theo thời gian của cô gái với người mình yêu.
@/- Cô gái bày tỏ nỗi nhớ qua đôi mắt :
* Mượn khăn và đèn để bày tỏ nỗi nhớ, nhưng đó chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Để rồi, ở 2 câu tiếp theo cô gái đã trực tiếp thể hiện tình cảm của mình như thế nào?
- Nỗi nhớ như dâng trào, không kìm lòng được, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình :
"Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên"
? h/ả "đôi mắt" của cô gái biểu đạt một sức gợi cảm sâu sắc tạo nên một đối xứng rất đẹp với "đèn không tắt" ở trên, gợi tả một cảnh tượng rất thực : cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người yêu - một nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

@/ Nhớ thương người yêu da diết, nhưng kết thúc bài ca dao, vì sao cô gái lại thể hiện nỗi niềm lo lắng?
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề.
-Cô gái lo cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa "không yên một bề", bởi hạnh phúc của người phụ nữ trong XHPK thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết có bao giờ trọn vẹn.
*Vẻ đẹp nghệ thuật của bài ca dao :
-Möôøi caâu thô
vôùi 5 caâu hoûi
khoâng coù lôøi ñaùp.
- Ñieäp khuùc “Thöông nhôù
ai”trôû ñi troû laïi nhö xoaùy
vaøo moät noãi nieàm
khaéc khoaûi, da dieát.
- Naêm laàn töø “thöông nhôù”
vaø 5 laàn töø “ai”
gôïi leân moät noãi nhôù
thöông saâu thaúm
meânh moâng
khoâng coù giôùi haïn
-Cách gieo vần
Linh họat:
vần chân,vần lưng
xen kẽ nhau;
vần bằng -vần trắc
luân phiên nhau.
Tất cả tạo nên một
âm điệu luyến láy
liên hòan khiến nỗi nhớ
của cô gái như nén lại,
vừa như kéo dài mênh
mông vô tận theo
không gian
và thời gian.

Tóm lại,
Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương, khiến cho nỗi nhớ của những người yêu nhau không bi lụy mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của những cô gái Việt ở làng quê xưa.
c/ Bài 5 :
* Đọc và trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật bài ca dao ?
-Bài ca dao dùng h/ả "chiếc cầu", "dải yếm" là những hình tượng đặc sắc, quen thuộc trong ca dao. Nó gần gũi và gắn bó với đời sống tâm hò�n tình cảm của người bình dân.
=> Bài ca dao giãi bày ước muốn khá táo bạo và tha thiết của người con gái trong tình yêu : đón người yêu bằng dải yếm mềm mại, mang hơi ấm của cơ thể và nhịp đập trái tim mình - một cách thể hiện tình yêu bình dị, mãnh liệt nhưng tế nhị và duyên dáng.
@/ Một số bài ca dao có cùng môtip nghệ thuật:
a- Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
b-Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang
Cành trầm lá dọc lá ngang,
Đố người bên ấy bước sang cành trầm.
c- Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu
Sợ rằng chàng chả đi cầu
Cho tốn công thợ cho sầu lòng em
d/ Bài 6 :
*Nghĩa tình gắn bó thủy chung trong đời sống vợ chồng của người bình dân được thể hiện như thế nào qua bài ca dao?
- Bài ca dao chỉ có 4 dòng, nhưng hai dòng đầu tác giả dân gian lại nói về tính năng của gừng và muối.
- Song, bài ca dao không hề nói chuyện muối -gừng. Đó chỉ là cái cớ để so sánh nói về nghĩa nặng tình dày của đôi vợ chồng : giá trị của gừng cay, của muối mặn so sánh với nghĩa tình của con người là sự mặn nồng, đậm đà, trải qua thời gian vẫn như thuở ban đầu.
*Qua những bài ca dao vừa học, em hãy nêu những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao nói chung ?Những hình thức nghệ thuật ấy có gì khác với nghệ thuật thể hiện của văn học viết?
- Ca dao có sự lặp lại mô thức mở đầu .
- Sử dụng các môtip có tính biểu tượng truyền thống. (cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn.).
- H/ả so sánh ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời thường hoặc từ thiên nhiên.
- Hình thức thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
=> Nghệ thuật đặc thù riêng của ca dao in đậm màu sắc dân gian không có hoặc ít xuất hiện trong văn học viết.

III/ GHI NHỚ :
- Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy cuả người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương- tình nghĩa .
- Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.
@/ Hướng dẫn học bài :
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao.
- Học thuộc các bài ca dao đã học đồng thời phân tích được những vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.
- Sưu tầm thêm những bài ca dao có cùng môtíp với các bài ca dao đã học và đóng thành tập san ( theo nhóm ).
@/ Hướng dẫn sọan bài:
Sọan bài "Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết" theo hướng dẫn bài học trong sgk.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thị Ngát
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)