Tuần 8. Việt Bắc

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Đăng Khoa | Ngày 09/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tố Hữu tên thật Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, quê Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn hóa
- Tố Hữu bắt đầu sáng tác khi ông giác ngộ và tham gia cách mạng. Đối với Tố Hữu, sự nghiệp thơ gắn liền và phàn ánh chân thật sự nghiệp cách mạng.
- Thơ Tố Hữu gồm: thơ trữ tình và thơ chính trị
- Năm tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”,”Gió lộng”,”Ra trận”,”Máu và hoa” đã phản ánh những chặng đường hoạt động cách mạng của Tố Hữu theo lối của Đảng
Phong cách thơ Tố Hữu
- Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình, chính trị
- Thơ Tố Hữu gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc về nỗi dung lẫn nghệ thuật
-> Tố Hữu là cây bút xuất sắc, là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng.
Thơ Tố Hữu là sự kết hợp giữa chính trị và trữ tình, giữa cái chung và niềm say mê riêng
Hoàn cảnh sáng tác
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5 - 1954) . Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương được kí kết 7/1945, hòa bình trở lại, miền Bắc được giải phóng,
Tháng 10-1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử ấy , Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.



Xuất xứ
- Bài thơ được trích trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (1947-1954).
- Bài thơ được Nhà xuất bản Văn học cho in lại trong tập “ Tố Hữu – Thơ ”) vào năm 1983.

Thể loại
Thơ lục bát ( truyền thống)
2. Chủ đề
Bài thơ tái hiện lại cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng , vất vả mà lạc quan. Thể hiện tình cảm chung thuỷ của con người đối với cách mạng và Việt Bắc.
3. Bố cục
- Phần 1(20 câu đầu):Tái hiện lại giai đoạn kháng chiến đầy gian khổ mà hào hùng của nhân dân Việt Bắc
- Phần 2(còn lại): Nói lên sự gắn bó giữa người về và người ở, ước mơ về một Việt Bắc được xây dựng trong tương lai
Bài thơ được viết theo kiểu đối đáp giữa nam và nữ, phỏng theo lối hát giao duyên của dân ca.
Nhà thơ dùng ngôn ngữ tình yêu với lối xưng hô thân mật “mình-ta” để diễn đạt tình cảm đối với cách mạng. nhà thơ muốn bộc lộ tình cảm chung thuỷ, son sắt của những cán bộ, bộ đội đối với Việt Bắc, quê hương, cách mạng
Vẻ đẹp con người và thiên nhiên Việt Bắc
* Vẻ đẹp thiên nhiên:  chân thực, giản dị nhưng rất thơ mộng
 ánh trăng, hoa chuối đỏ tươi, hoa mơ nở trắng rừng, tiếng ve kêu,trăng, tiếng chày giã gạo, tiếng mõ rừng chiều, bép lửa nhà sàn.
* Vẻ đẹp con nguời Việt Bắc
- Sống có tình có nghĩa, ngưòi dân Việt Bắc chia sẻ với cách mạng những khó khăn gian khổ
“ Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm se nửa, chăn sui đắp cùng”
các từ “chia, sẻ, cùng” cho thấy tình cảm của nhân dan Việt Bắc và người chiến sĩ
- Cần cù chịu đựng, tần tảo lao động
“ Nhớ ngưòi mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”
Việt Bắc góp phần vào cuộc đấu tranh chống giặc
Các chiến thắng liên tiếp diễn ra ở: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, đéo De, núi Hồng…làm nhân dân ta nức lòng
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
- Việt Bắc còn là đầu não cuộc kháng chiến
“Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công”
- Việt Bắc chiếm vị trí quan trọng trong lòng nhân dân, thể hiện niềm tin vững chắc của Đảng, lãnh tụ
“Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà
Mình về mình cso nhơ ta
Mái đình Hồng Thái, cây đa TẦn Trào”
. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, cách xưng hô “mình-ta” trong ca dao
- Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình
- Kết cấu bài thơ theo lối hát đối giao duyên giữa hai nhân vật
- Lối so sánh ví von cụ thể, giàu hình ảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Đăng Khoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)