Tuần 8. Việt Bắc

Chia sẻ bởi Văn Minh | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:




? Em hãy nêu những nét khái quát về tiểu sử,sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu


- Tố Hữu ( 1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân


- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.




Thơ Tố Hữu gắn bó với cuộc đấu tranh cách mạng cho nên các chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đòng thời thể hiện sự phát triển,vận động trong tư tư tưởng,nghệ thuật của nhà thơ.Các tập thơ chính:
-Tập “Từ ấy”: (1937-1946)
- Tập “Việt Bắc” (1947-1954)
- Tập “Gió Lộng” (1955-1961)
- Tập “ Ra trận” ( 1962-1972). “ Máu và hoa” (1973-1977).
các tập thơ của Tố Hữu là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.



? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc và vị trí của đoạn trích


Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa thắng lợi. Tháng 10-1954 các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu về xuôi. Trong không khí bịn rịn nhớ thương của kẻ ở người đi, Tố Hữu làm bài thơ này.


Đoạn trích thuộc phần I của bài thơ ( Bài thơ gồm 2 phần)
Việt Bắc
mình về mình có nhớ ta
mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
mình về mình có nhớ không
nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
tiếng ai tha thiết bên cồn
bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
áo chàm đưa buổi phân li
cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
mình đi có nhớ những ngày
mưa nguồn suối lũnhững mây cùng mù
mình về có nhớ chiến khu
miếng cơm chấm muối,mối thù nặng vai
mình về rừng núi nhớ ai
trám bùi để rụng măng mai để già
mình đi ,có nhớ những nhà
hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
mình về có nhớ núi non
nhớ khi kháng nhật thủa còn việt minh
mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào,Hồng Thái,mái đình,cây đa
ta với minh mình với ta
lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
mình đi mình lai nhớ mình
nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
nhớ gì như nhớ người yêu
trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
nhớ từng bản khói cùng sương
sớm khuya bếp lửa người thương đi về
nhớ từng rừng nứa bờ tre
ngòi thia sông đáy suối lê vơi đầy
ta đi ta nhớ những ngày
mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
thương nhau chia củ sắn lùi
bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
nhớ người mẹ nắngcháy lưng
địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
nhớ sao lớp học I tờ
đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

nhớ sao ngày tháng cơ quan
gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
chày đêm nện cối đều đều suối xa
những đường việt bắc của ta
ta về mình có nhớ ta
ta về ta nhớ những hoa cùng người
rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
ngày xuân mơ nở trắng rừng
nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
ve kêu rưng phách đổ vàng
nhớ cô em gái hái măng một mình
rừng thu trăng rọi hoà bình
nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
nhớ khi giặc đến giặc lùng
rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
núi giăng thành luỹ sắt dày
rừng che bộ đội rừng vây quân thù
mênh mông bốn mặt sương mù
đất trời ta cả chiến khu một lòng
ai về ai có nhớ không
ta về ta nhớ phủ Thông đèo Giàng
nhớ Sông Lô nhớ Phố Ràng
nhớ từ Cao Lang nhớ sang Nhị Hà
đêm đêm rầm rập như là đất rung
quân đi điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
dân công đỏ đuốc từng đoàn
bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
nghìn đêm thăm thẳm sương dày
đèn pha bật sáng như ngày mai lên
tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Binh Tây Bắc Điện Biên vui về
vui từ Đồng Tháp An Khê
vui lên Việt Bắc Đèo De núi hồng
ai về ai có nhớ không
ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang
nắng trưa rực cháy sao vàng
trung ương chính phủ luận bàn việc công
điều quân chiến dịch Thu Đông
nông thôn phát động giao thông mở đường
giữ đê phòng hạn thu lương
gửi giao miề ngược thêm trường các khu
ở đâu u ám quân thù
nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi
ở đâu đau đớn giống nòi
trông về việt bắc mà nuôi chí bền
mười lăm năm ấy ai quên
quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.


? Em hãy cho biết sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình được thể hiện trong những đoạn thơ đầu của đoạn trích




- Qua những câu hỏi: mình đi có nhớ, mình về có nhớ gợi nên một sự xúc động, bâng khuâng, đầy âm hưởng trữ tình của những con người đã từng sống gắn bó trong những năm kháng chiến.
Mười lăm năm sống, gắn bó với biết bao tình cảm sâu đậm, mặn nồng mà giờ đây phải chia xa thì không có gì có thể diễn tả nổi tâm trạng lưư luyến,bịn rịn, xúc động, xen lẫn tự hào ấy


- Kỉ niệm hiện về dồn dập, đong đầy trong lòng nhân vật trữ tình:
+ Nhớ những ngày kháng chiến gian khổ, gắn bó keo sơn, cùng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi:
+ Nhớ tình nghĩa đồng bào sâu đậm.
+ Nhớ những căn cứ địa cách mạng: Tân Trào, Hồng Thái…
Tất cả là những ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.



- Lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca: Sử dụng đại từ ta, mình.
- Bên hỏi bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng,tất cả nói lên nỗi niềm của nhân vật trữ tình khi ở trong hoàn cảnh sắp phải chia li
Thực chất là lời độc thoại nội tâm, là biểu hiên tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ Tố Hữu
- Con người bình dị, cần cù: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng…họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến
.- Từ nhớ lặp lại rất nhiều lần trong đoạn trích gợi nên một sự nhung nhớ da diết của những con người đã từng gắn bó và họ sẽ không thể nào quên những kỷ niệm mà họ đã từng có. Đó sẽ là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ dù họ có phải chia ly.
giọng thơ thật ngọt ngào, sâu lắng
Thiên nhiên luôn gắn bó gần gũi, tha thiết, hoà quyện với con người. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ một cách rõ nét.



? Em hãy cho biết cảnh,con người và cuộc sông ở Việt Bắc được miêu tả như thế nào trong những đoạn thơ tiếp theo


- Vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, thi vị gợi nét riêng độc đáo
- Đặc biệt là vẻ đẹp bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông cùng với những hình ảnh,cảnh vật đặc trưng của bốn mùa và núi rừng Việt Bắc
Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, gợi cảm, thơ mộng đầy sắc màu.

- Cuộc sống, sinh hoạt nghèo khó, thiếu thốn nhưng đầy tình nghĩa:
+ Có người mẹ nuôi quân
+ Những ngày tháng gian khổ nhưng đầy lạc quan
+ Cuộc sống sinh hoạt của bản làng.



? Em hãy cho biết cảnh và vai trò của Việt Bắc trong cuôc kháng chiến của dân tộc


- Không gian núi rừng rộng lớn
- Hoạt động tấp nập
- Hình ảnh hào hùng
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức
- Cả dân tộc đã lập nên những kỳ tích những chiến công gắn với các địa danh: Phủ Thông, Đèo Giàng, Sông Lô. Phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên…
Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt.

- Sức mạnh của lòng căm thù.
- Sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung:
- Địa thế rừng núi che chở, cưu mang, đùm bọc:
- Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân:
-Cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng, tất cả tạo thành hình ảnh Đất nước đứng lên.
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, nơi hội tụ bao tình cảm, niềm tin và hy vọng của mọi người dân yêu nước.


? Em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích


- Đậm đà tính dân tộc.
- Cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình ta và mình
- Hình thức tiểu đối của ca dao - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Sử dụng nhuần nhuyển phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian


Việt Bắc là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lý thuỷ chung của dân tộc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)