Tuần 8. Việt Bắc
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Thúy |
Ngày 09/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Giảng văn 12
Văn học Việt Nam
Việt Bắc
Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu
I. Giới thiệu
-Việt Bắc là quê hương cách mạng
- Khởi nghĩa Bắc sơn 1940, thành lập mặt trận Việt Minh năm 1941
- Kháng chiến chống Pháp là chiến khu vững chắc, nơi đóng các cơ quan đầu não của trung ương.
2. Trường hợp sáng tác
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng07.1945) miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1945 Đảng và chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa kẻ ở và người về là nguồn cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc.
1. Nhan đề bài thơ
3. Bố cục
- Câu 1 -> câu 8: Cuộc chia tay đầy lưu luyến
- Câu 9 -> câu 20: lời người Việt Bắc nhắn nhủ kẻ về xuôi
- Câu 21 -> câu 90: Lời người cách mạng.
4. Chủ đề
Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thuỷ chung giữa người cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
5. Hướng dẫn đọc: đọc phân vai kẻ ở người đi với giọng đọc phù hợp.
II. Phân tích:
A. Cuộc chia tay
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở, người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “mình”, “ta”, gợi bao niềm lưu luyến trong buổi chia tay.
Những lời nhắn nhủ của Việt Bắc mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên như ray rứt không nguôi.
Mười lăm năm ấy gợi thời gian, cây, núi, sông, nguồn gợi không gian. Thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng.
Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện bao ân tình đầy hương vị mặn mà nồng thắm của nhiều kỷ niệm mến yêu.
Điệp từ Nhớ gợi nỗi nhớ triền miên ...
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ...
Đây là tiếng lòng của người về.
Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn.
Áo chàm: NT hoán dụ -> bình dị chân tình
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngập ngừng, diễn tả sự vấn vương vì xúc động, nên không thể giãi bày tâm tình.
B. Lời người Việt Bắc (Người ở lại)
Mười hai câu thơ tiếp theo là lời người Việt Bắc nhắn nhủ người về xuôi
1. Có nhớ Việt Bắc, cội nguồn quê hương cách mạng
Những không gian, địa điểm cứ hiện dần, từ mờ xa mưa nguồn, suối lũ, mây mù đến xác định những điểm chốt vững vàng chiến khu rồi dậy lên sức mạnh đấu tranh khi kháng nhật, thuở còn Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử như những cái nôi đón đỡ cách mạng là Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
2. Nhớ Việt Bắc với những kỷ niệm đầy ân tình
Những chi tiết về cuộc sống và tình người
Miếng cơm chấm muối
Quả trám bùi, đọn măng mai
Mái nhà lau xám hắt hiu
Mối thù hai vai chung gánh
Những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt
- > Có sống mãi trong lòng người về hay chăng
- Nghệ thuật nhân hoá ẩn dụ:
Rừng núi nhớ ai
Trám để rụng, măng để già
- Điệp từ:
Mình về, mình đi, có nhớ, còn nhớ
- Nhịp thơ:
2/4, 4/4 đều đặn, tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm. Mình cũng là ta cũng là mình cho nên:
Mình đi, mình lại nhớ mình
C. Lời người cách mạng (kẻ về xuôi)
1. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Nhớ cảnh thiên nhiên thơ mộng ấm áp tình người
Trăng lên đầu núi
Nắng chiều lưng nương
Bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa
* Câu 21 -> câu30
- Nhớ người Việt Bắc cần lao gian khổ và đầy tình yêu thương chia ngọt sẻ bùi (câu 31 – câu 36)
- Nhớ hình ảnh sinh hoạt của cán bộ cách mạng trong chiến khu như Lớp học i tờ, những giờ liên hoan hoà lẫn với sinh hoạt của người dân Việt Bắc như tiếng mõ rừng chiều chày đêm nện cối (câu 37 – 42)-
- Nhớ hoa và người con gái Việt Bắc: Hoa chuối đỏ tươi, hoa mơ nở trắng rừng mùa xuân, rừng phách đổ vàng mùa hè, trăng rừng mùa thu đẹp hoang dã bên cạch cô em gái hái măng văng vẳng tiếng hát ân tình (câu 43 – 52)
2. Nhớ Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc anh hùng
- Khí thế hào hùng của quân và dân ta trên đường hành quân, dồn dập ra trận được diễn tả bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, mang dáng dấp sử thi (câu 53 – 70)
- Chiến công của Việt Bắc là tổng kết những nét lớn của sự phát triển ngày càng cao những chiến dịnh, những thắng lợi trong niềm vui phơi phới (câu 71 – 74)
3. Nhớ Việt Bắc niềm tin cách mạng
- Tám câu thơ đẹp (câu 75 – 82) tả cuộc họp cấp cao với nhiều chi tiết hình ảnh tươi sáng:
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
- Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là niềm tin của cả dân tộc; Việt Bắc là quê hương cách mạng (câu 83 – 90)
III. Kết luận
- Đoạn trích đậm đà màu sắc dân tộc từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tình cảm.
- Tình cảm đôn hậu của người Việt Bắc, ân tình thuỷ chung của người cách mạng.
VI. Luyện tập.
2. Cho biết:
Em thích nhất đoạn thơ nào trong bài ?
Vì sao ?
Tạm biệt các em!
Kính chào các thầy cô giáo đã dự giờ !
Văn học Việt Nam
Việt Bắc
Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu
I. Giới thiệu
-Việt Bắc là quê hương cách mạng
- Khởi nghĩa Bắc sơn 1940, thành lập mặt trận Việt Minh năm 1941
- Kháng chiến chống Pháp là chiến khu vững chắc, nơi đóng các cơ quan đầu não của trung ương.
2. Trường hợp sáng tác
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng07.1945) miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1945 Đảng và chính phủ rời Việt Bắc trở về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa kẻ ở và người về là nguồn cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc.
1. Nhan đề bài thơ
3. Bố cục
- Câu 1 -> câu 8: Cuộc chia tay đầy lưu luyến
- Câu 9 -> câu 20: lời người Việt Bắc nhắn nhủ kẻ về xuôi
- Câu 21 -> câu 90: Lời người cách mạng.
4. Chủ đề
Ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thuỷ chung giữa người cách mạng và nhân dân Việt Bắc.
5. Hướng dẫn đọc: đọc phân vai kẻ ở người đi với giọng đọc phù hợp.
II. Phân tích:
A. Cuộc chia tay
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở, người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “mình”, “ta”, gợi bao niềm lưu luyến trong buổi chia tay.
Những lời nhắn nhủ của Việt Bắc mình có nhớ ta, mình có nhớ không vang lên như ray rứt không nguôi.
Mười lăm năm ấy gợi thời gian, cây, núi, sông, nguồn gợi không gian. Thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp, không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng.
Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể hiện bao ân tình đầy hương vị mặn mà nồng thắm của nhiều kỷ niệm mến yêu.
Điệp từ Nhớ gợi nỗi nhớ triền miên ...
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ...
Đây là tiếng lòng của người về.
Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn.
Áo chàm: NT hoán dụ -> bình dị chân tình
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Câu thơ bỏ lửng với nhịp thơ ngập ngừng, diễn tả sự vấn vương vì xúc động, nên không thể giãi bày tâm tình.
B. Lời người Việt Bắc (Người ở lại)
Mười hai câu thơ tiếp theo là lời người Việt Bắc nhắn nhủ người về xuôi
1. Có nhớ Việt Bắc, cội nguồn quê hương cách mạng
Những không gian, địa điểm cứ hiện dần, từ mờ xa mưa nguồn, suối lũ, mây mù đến xác định những điểm chốt vững vàng chiến khu rồi dậy lên sức mạnh đấu tranh khi kháng nhật, thuở còn Việt Minh, khai sinh những địa danh lịch sử như những cái nôi đón đỡ cách mạng là Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa.
2. Nhớ Việt Bắc với những kỷ niệm đầy ân tình
Những chi tiết về cuộc sống và tình người
Miếng cơm chấm muối
Quả trám bùi, đọn măng mai
Mái nhà lau xám hắt hiu
Mối thù hai vai chung gánh
Những tấm lòng son không bao giờ phai nhạt
- > Có sống mãi trong lòng người về hay chăng
- Nghệ thuật nhân hoá ẩn dụ:
Rừng núi nhớ ai
Trám để rụng, măng để già
- Điệp từ:
Mình về, mình đi, có nhớ, còn nhớ
- Nhịp thơ:
2/4, 4/4 đều đặn, tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm. Mình cũng là ta cũng là mình cho nên:
Mình đi, mình lại nhớ mình
C. Lời người cách mạng (kẻ về xuôi)
1. Nhớ cảnh và người Việt Bắc
- Nhớ cảnh thiên nhiên thơ mộng ấm áp tình người
Trăng lên đầu núi
Nắng chiều lưng nương
Bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa
* Câu 21 -> câu30
- Nhớ người Việt Bắc cần lao gian khổ và đầy tình yêu thương chia ngọt sẻ bùi (câu 31 – câu 36)
- Nhớ hình ảnh sinh hoạt của cán bộ cách mạng trong chiến khu như Lớp học i tờ, những giờ liên hoan hoà lẫn với sinh hoạt của người dân Việt Bắc như tiếng mõ rừng chiều chày đêm nện cối (câu 37 – 42)-
- Nhớ hoa và người con gái Việt Bắc: Hoa chuối đỏ tươi, hoa mơ nở trắng rừng mùa xuân, rừng phách đổ vàng mùa hè, trăng rừng mùa thu đẹp hoang dã bên cạch cô em gái hái măng văng vẳng tiếng hát ân tình (câu 43 – 52)
2. Nhớ Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc anh hùng
- Khí thế hào hùng của quân và dân ta trên đường hành quân, dồn dập ra trận được diễn tả bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, mang dáng dấp sử thi (câu 53 – 70)
- Chiến công của Việt Bắc là tổng kết những nét lớn của sự phát triển ngày càng cao những chiến dịnh, những thắng lợi trong niềm vui phơi phới (câu 71 – 74)
3. Nhớ Việt Bắc niềm tin cách mạng
- Tám câu thơ đẹp (câu 75 – 82) tả cuộc họp cấp cao với nhiều chi tiết hình ảnh tươi sáng:
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
- Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là niềm tin của cả dân tộc; Việt Bắc là quê hương cách mạng (câu 83 – 90)
III. Kết luận
- Đoạn trích đậm đà màu sắc dân tộc từ hình thức nghệ thuật đến nội dung tình cảm.
- Tình cảm đôn hậu của người Việt Bắc, ân tình thuỷ chung của người cách mạng.
VI. Luyện tập.
2. Cho biết:
Em thích nhất đoạn thơ nào trong bài ?
Vì sao ?
Tạm biệt các em!
Kính chào các thầy cô giáo đã dự giờ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)