Tuần 8. Việt Bắc

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Anh | Ngày 09/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ học hôm nay
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời,xuất xứ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi thắng lợi.Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới.
- Tháng 10/1954 Trung ương Đảng, chính phủ rời Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử đó Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
- Bài thơ Việt Bắc được rút ra từ tập thơ cùng tên, xuất bản năm 1954.

Nhà thơ Tố Hữu nói về Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc.


“ Khi về Hà Nội tôi có cảm giác như mình để lại một phần đời ở Việt Bắc. Đó là lý do giản dị khiến tôi viết bài Việt Bắc”

“ Mình và ta, ta và mình - cả hai đều là chủ thể. Mình ấy, ta ấy là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua bao nhiêu năm ở Việt Bắc. Cái phần đời này trò chuyện với phần đời kia. Cuộc chia tay không phải diễn ra bình thường mà nó diễn ra trong máu thịt,
trong tâm hồn nhà thơ”
2. Trình bày vị trí, nội dung ý nghĩa của bài thơ?
- “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- “Việt Bắc” trước hết là một bản tổng kết lịch sử của dân tộc trong một giai đoạn gian khổ mà hào hùng; thể hiện tình cảm cách mạng giữa nhân dân Việt Bắc với Đảng, cách mạng, Bác Hồ; niềm tin vào chiến thắng của cách mạng Việt Nam
- “ Việt Bắc” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.
3.Tìm hiểu kết cấu, bố cục của bài thơ.
+ Bố cục bài thơ: “ Việt Bắc” gồm 150 câu thơ lục bát
Chia 2 phần:
- Phần đầu (90 câu): Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
- Phần sau ( 60 câu): Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ với dân tộc.
+ Bài thơ có lối kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình.Thực chất nó là lời độc thoại đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào của quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng. Nó còn là khát vọng về tương lai với nhiều dự cảm mới mẻ.
4. Địa danh Việt Bắc
+ Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội, thời kì kháng chiến chống Pháp gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ; là “Thủ đô kháng chiến”. Ngày 4.11.1949 Chủ tịch chính phủ VNDCCH đã kí sắc lệnh số 127-SL thành lập Liên khu Việt Bắc gồm 17 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,Hà giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh,Phúc Yên,Tuyên Quang, Vĩnh Yên,Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh,Hồng Gai,Mai Đà(Hoà Bình)
+ Việt Bắc có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống,
nhân dân Việt Bắc cần cù,chịu khó luôn trung thành với cách mạng;nơi đây núi rừng hùng vĩ, nhiều sông suối, cảnh đẹp hứa hẹn nhiều tiềm năng kinh tế.
+ Thực dân Pháp đã chọn nơi đây làm nơi cố thủ hòng tái chiếm Việt Nam và Đông Dương; cũng là nơi TD Pháp phải kéo cờ
trắng đầu hàng chấm dứt cuộc xâm lược Việt Nam gần 1 thế kỉ
+ Việt Bắc để lại nhiều dấu ấn lịch sử, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
Bản đồ khu tự trị Việt Bắc
Một số hình ảnh về Việt Bắc
II. Đọc - Hiểu đoạn trích

Vị trí, bố cục đoạn trích:
+ Đoạn trích năm ở phần 1 bài thơ, gồm 150 câu.
+Chia 2 phần: - Phần 1: 24 câu – Tâm trạng chia li.
- Phần 2: 66 câu Nỗi niềm thương nhớ.
2.Đọc - hiểu Phần 1: Tâm trạng chia li:
a. Khổ 1:

M×nh vÒ m×nh cã nhí ta
M­êi l¨m n¨m Êy thiÕt tha mÆn nång.
M×nh vÒ m×nh cã nhí kh«ng
Nh×n c©y nhí nói, nh×n s«ng nhí nguån ?

Lời của người ở lại( nhân dân Việt Bắc)
- Gieo vần chân, vần lưng: a( ta,tha); ông (nồng,không,sông)
ngắt nhịp:
M×nh vÒ / m×nh cã / nhí ta (2/2/2)
M­êi l¨m n¨m Êy / thiÕt tha mÆn nång. (4/4)
M×nh vÒ / m×nh cã / nhí kh«ng (2/2/2)
Nh×n c©y nhí nói, / nh×n s«ng nhí nguån ? (4/4)
Tập Kiều: + “ Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”
+ M­êi l¨m n¨m Êy thiÕt tha mÆn nång.
Phép lặp: + lặp cú pháp( các cặp lục bát )
+ Lặp từ, cụm từ: Mình,ta,mình có, nhớ,
Câu hỏi tu từ, câu nghi vấn: nhớ ta, nhớ không
Liên tưởng, ẩn dụ:
(núi,nguồn;Nh×n c©y nhí nói,/nh×n s«ng nhí nguån ?)
- Hài thanh: luật bằng trắc (tiếng 2/4/6)
Nhằm bộc lộ tâm trạng về sự băn khoăn,bịn rịn, lưu luyến,tình nghĩa sâu nặng gợi những kỷ niệm nhớ thương, cội nguồn kháng chiến…
b. Khổ 2:
- Lời của người ra đi (những người cán bộ kháng chiến)
- Gieo vần: vần chân, vần lưng: ôn(cồn, chồn); i (đi,li,gì)
ngắt nhịp:kết hợp chẵn,lẻ
Tiếng ai / tha thiết / bên cồn (2/2/2)
Bâng khuâng trong dạ,/ bồn chồn bứơc đi (4/4)
Áo chàm / đưa buổi / phân li (2/2/2)
Cầm tay nhau / biết nói gì hôm nay.... ( 3/5)
Các phép tu từ,cách dùng từ ngữ: hoán dụ (áo chàm); khoảng lặng(…);đại từ phiếm chỉ(ai);tính từ,cụm tính từ bộc lộ tình cảm(tha thiết,bâng khuâng,bồn chồn,phân li)
-Hài thanh: đối thanh theo luật bằng,trắc của thể lục bát (2/4/6)
Câu hỏi tu từ, câu nghi vấn: tiếng ai
Thể hiện tâm trạng của người ra đi: bịn rin, lưu luyến, xúc động,nghẹn ngào, không muốn xa rời Việt Bắc, => sự biết ơn sâu nặng, khẳng định tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó lâu dài của người cán bộ kháng chiến với Việt Bắc.
- Lời của người ở lại (nhân dân Việt Bắc)
- Gieo vần: vần chân,vần lưng: ay(ngày,mây); u( mù,khu,thù); ai (vai,ai,mai); à(già,nhà,đà);on(son,non,còn);inh(minh,mình, đình)
ngắt nhịp: nhịp chẵn
Mình đi,/ có nhớ / những ngày (2/2/2)
Mưa nguồn suối lũ,/ những mây cùng mù (4/4)
Mình về,/ có nhớ / chiến khu (2/2/2)
Miếng cơm chấm muối,/ mối thù nặng vai ? (4/4)
Mình về,/ rừng núi/ nhớ ai (2/2/2)
Trám bùi để rụng,/ măng mai để già. (4/4)
Mình đi,/ có nhớ / những nhà (2/2/2)
Hắt hiu lau xám,/ đậm đà lòng son (4/4)
Mình về,/ còn nhớ / núi non ( 2/2/2)
Nhớ khi kháng Nhật,/ thuở còn Việt Minh (4/4)
Mình đi,/ mình có / nhớ mình (2/2/2)
Tân Trào,/ Hồng Thái,/ mái đình,/cây đa ? (2/2/2/2)
=> Phù hợp với tâm trạng giải bày, tâm sự, thể hiện sự da diết, nhớ thương, không muốn xa nhau, nỗi nhớ khôn nguôi.
c. Khổ 3:
Các phép tu từ,cách dùng từ ngữ: phép lặp ( lặp đại từ, lặp từ nhiều lần trong 1câu, lặp cú pháp); liệt kê (sự vật, hiện tượng, sản vật, địa danh di tích lịch sử ) => giải bày, nhắc nhở; phép đối: Miếng cô chấm muối,>< mối thù nặng vai => (cùng chung chịu đựng,
>< cùng chung chí hướng)
Hắt hiu lau xám,>< đậm đà lòng son => ( Khó khăn,gian khổ >< tình
nghĩa sâu nặng)
Nhớ khi kháng Nhật,>< thuở còn Việt Minh =>( kẻ thù tàn bạo,hung hãn
>< cách mạng thuở ban đầu)
Hài thanh: đối thanh theo luật bằng,trắc của thể lục bát (2/4/6)
Tập Kiều: + Giật mình,mình lại, thương mình xót xa (cô đơn, tủi phận)
+ Mình đi, mình có nhớ mình => (ấm áp,luyến lưu)
- Dùng câu hỏi tu từ: Có nhớ,nhớ ai, còn nhớ,mình có…
=>Nhân dân Việt Bắc nhắc nhở người ra đi những kỉ niệm cụ thể, gần gũi mà cũng thật lớn lao. Đó là những kỉ niệm về không gian, thời gian, về thiên nhiên, cuộc sống, con người Việt Bắc, về những năm tháng đấu tranh gian khổ mà kiên cường…khẳng định sự gắn bó thuỷ chung, bền chặt đã tôi luyện qua thử thách, ngày càng bền chặt hơn.
- Lời của người ra đi (những người cán bộ kháng chiến)
- ngắt nhịp: nhịp lẻ, chẵn
- Ta với mình, / mình với ta (3/3) Lòng ta sau trước / mặn mà đinh ninh (4/4
Mình đi,/ mình lại / nhớ mình (2/2/2)
Nguồn bao nhiêu nước,/ nghĩa tình bấy nhiêu...(4/4)
- Gieo vần: vần chân, vần lưng: a ( ta,mà), inh(ninh,mình,tình).
d. Khổ 4:
Các phép tu từ: phép lặp( lặp từ:ta,mình); đảo ngữ(ta-mình=> mình ta; tạo cân xứng đối sánh (câu 1,4); phép so sánh, tăng tiến ( Nguồn bao nhiêu nứơc, nghĩa tình bấy nhiêu…); dùng dấu chấm lửng(…) gợi liên tưởng rộng.
- Hài thanh: đối thanh theo luật bằng,trắc của thể lục bát (2/4/6)
Phù hợp với tâm trạng giải bày, tâm sự, thể hiện sự da diết, nhớ thương, không muốn xa nhau, nỗi nhớ khôn nguôi, khẳng định nghĩa tình của người ra đi với Việt Bắc vô cùng sâu nặng, thuỷ chung bền chặt tuy hai mà một .
e..Tiểu kết- Phần 1:
Phần1( 24 câu đầu) của bài thơViệt Bắc đã dựng lên bối cảnh chia li với bao nỗi niềm, tâm sự; tâm trạng của người ở- kẻ đi, trong đó nổi bật là tình nghĩa cách mạng, kháng chiến sâu nặng, nghẹn ngào, xúc động, lưu luyến, thuỷ chung, bền vững.
Thể hiện khá rõ những đặc điểm trong phong cách sáng tác thơ của Tố Hữu ( trữ tình chính trị, đậm đà tính đân tộc...
Nhận xét:
“ Việt Bắc là một bài thơ trữ tình cách mạng.Mối tình giữa việt Bắc và người cán bộ cách mạng được Tố Hữu diễn tả như một mối tình riêng. Tố Hữu hình tượng hóa Việt Bắc và người cán bộ cách mạng như một đôi bạn tình. Đôi bạn tình đã chung sống với nhau mười lăm năm “ thiết tha, mặn nồng ”, giườ đây họ phải chia tay vì người cán bộ phải ra đi làm nhiệm vụ mới. Buổi chia li đầy lưu luyến lại phảng phất không khí của những buổi chia tay của những đôi bạn tình trong ca dao hàng trăm năm nay. Tố Hữu mượn thể hát đối đáp rất dân tộc, đồng thời cũng mượn luôn ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc để thể hiện những tình cảm mới.Ta với mình tưởng như chỉ có thể có một đời sống riêng trong ca dao, với Tố Hữu, bỗng lớn dậy, tự nhiên thoải mái đi thẳng vào đời sống chung của dân tộc, ôm chùm lấy tình cảm lớn của thời đại.”
Nguyễn Đức Quyền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)