Tuần 8. Việt Bắc

Chia sẻ bởi Thân Mai Nguyên | Ngày 09/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ LỚP 12B2

KíNH CHÀO

QUÝ THẦY CÔ

VỀ DỰ GIỜ
ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ: CHIẾN TRANH – CÁCH MẠNG VÀ TỔ QUỐC

BÀI THƠ: VIỆT BẮC

(Tố Hữu)


Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
Câu 2. Nêu những nét sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô mình – ta?
Câu 3. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc?
Câu 4: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)




Câu 5: Cảm nhận đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
- Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954
- Nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô.
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
- Bài thơ mang dáng dấp hình thức đối đáp ta – mình trong ca dao.
- Tuy nhiên việc sử dụng hai từ này trong bài thơ khá linh hoạt.
+ “Mình” có khi chỉ người cán bộ về xuôi, “ta” chỉ nhân dân Việt Bắc
Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
+ Có khi “ta” chỉ người đi, “mình” chỉ kẻ ở
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
+ Có khi “mình” và “ta” hòa làm một
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà, đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu
* Kết cấu của bài thơ: Đối đáp giữa Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến từ giã Việt Bắc. Đây là cuộc chia tay mang ý nghĩa lịch sử, cuộc chia tay giữa những người đã từng gắn bó dài lâu, đầy tình nghĩa sâu nặng, mặn nồng, từng chia sẻ mọi đắng cay, ngọt bùi, nay trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm đẹp đẽ, cùng cất lên nỗi hoài niệm tha thiết về những ngày đã qua, khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước trong tương lai.
+ Nhìn sâu hơn vào kết cấu bài thơ thì đối thoại chỉ là lớp kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu bên trong chính là lời độc thoại của chính nhân vật trữ tình đang đắm mình trong hoài niệm về quá khứ gian khổ mà tươi đẹp ấm áp nghĩa tình, nghĩa tình nhân dân, nghĩa tình kháng chiến và cách mạng, khát vọng về tương lai tươi sáng. Kẻ ở- người đi; lời hỏi- lời đáp có thể xem là sự phân thân để tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc?
- Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ ca cách mạng Việt Nam. Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
- Những bức tranh chân, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.
- Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng kháng chiến, với Bác Hồ là những tình cảm cách mạng sâu sắc của thời đại mới. Những tình cảm ấy hòa nhập tiếp nối mạch nguồn tình cảm yêu nước, đạo lí, tình thủy chung vốn là truyền thống lâu bền của dân tộc.
- Thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ vừa dài, vừa tạo âm hưởng thống nhất mà lại biến hóa đa dạng.
- Kết cấu: lối kết cấu đối đáp trong ca dao dân ca được vận dụng một cách thích hợp tài tình.
- Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống ( so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ).
- Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, cách xưng hô mình - ta quen thuộc trong ca dao khiến bài thơ như một bản tình ca về long thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc.
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ Việt Bắc
- Giới thiệu vị trí đoạn trích và nội dung đoạn trích
Thân bài:
Phân tích bức tranh tứ bình:
+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp sinh động, đa dạng, thay đổi theo từng mùa:
Mùa xuân: Trong sáng, tinh khôi và đầy sức sống.
Mùa hạ: rực rỡ, sôi động với âm thanh “rừng phách đổ vàng”.
Mùa thu: yêu ả, thanh bình, lãng mạn với hình ảnh “trăng rọi hòa bình”.
Mùa đông: tươi tắn, ấm áp với hình ảnh “hoa chuối đỏ tươi”.
=> Bức tranh bốn mùa trở thành bức tranh của nỗi nhớ.
+ Giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người, con người với những công việc bình dị:
 Người đi làm nương rẫy (Ngày xuân mơ nở trắng rừng).
 Người khéo léo trong công việc đan nón (Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang).
 Người đi hái măng giữa rừng tre nứa (Nhớ cô em gái hái măng một mình).
=> Bằng những việc làm nhỏ bé, họ góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến
+ Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ thương tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru.
=> Có thể nói, đoạn thơ này là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ Việt Bắc. Mười câu thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc bài hài hòa, cân đối.
Kết bài: Tổng kết giá trị đoạn thơ.
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
……………………………………………..
Vui lên Việt Bắc đèo de núi Hồng”
LẬP DÀN Ý
A. Mở bài:
Giới thiệu đoạn thơ
B. Thân bài:
- Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ( 8 câu đầu): khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến
+ Những hình ảnh không gian rộng lớn, những từ láy (rầm rập, điệp điệp, trùng trùng), biện pháp so sánh (như là đất rung), cường điệu (bước chân nát đá), biện pháp đối lập (Nghìn đêm … >< … mai lên), những động từ (rầm rập, đất rung, lửa bay).
 diễn tả được khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp: không khí sôi động với nhiều lực lượng tham gia, những hoạt động tấp nập…
+ Âm hưởng hùng ca, mang tính sử thi của đoạn thơ.
 thể hiện được sức mạnh của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Dân tộc ấy vượt qua bao khó khăn, thử thách, hi sinh để đem về những kì tích:
“Tin vui thắng trận trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
 Liệt kê những chiến công gắn liền với những địa danh lịch sử.
- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ tài tình của tác giả.
C. Kết bài:
Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
BÀI
RỪNG XÀ NU
NGUYỄN TRUNG THÀNH
Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về đôi bàn tay Tnú.
Câu 2: Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Rừng xà nu”
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Rừng xà nu”
Câu 4: Phân tích ý nghĩa hình tượng cây xà nu
Câu 5: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú
Câu 6: Phân tích chất sử thi đậm đà trong thiên truyện “Rừng xà nu”
Câu 7: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn “Rừng xà nu”
Câu 8: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Cụ Mết “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Làm sáng tỏ điều đó qua cuộc đời của Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Nêu ý nghĩa hình tượng đôi bàn tay Tnú?
Hình tượng đôi bàn tay Tnú:
Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời
+ Khi lành lặn: đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình (bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; bàn tay cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt vì học hay quên chữ ...
+ Khi bị thương: đó là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng”. Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo khi chính đôi bàn tay tàn tật ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng.

Nêu ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”
Nhan đề Rừng xà nu
- Nhan đề là một sang tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do.
- Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.
- Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:
+ LĐ 1: Đề tài: Viết về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ; số phận và con đường giải phóng của dân làng Xôman) không chỉ là vấn đề sinh tử của một ngôi làng ở Tây Nguyên mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.
+ LĐ 2: Hệ thống nhân vật mà điển hình là Cụ Mết, Tnú, Dít: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thủ giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng…
+ LĐ 3: Không gian nghệ thuật: rộng lớn.
+ LĐ 4: Cách kể chuyện: Chuyện được kể bên bếp lửa qua lời kể của một già làng, đông đảo dân làng từ già đến trẻ đều đang quây quần bên bếp lửa để lắng nghe, không khí rất trang nghiêm
+ LĐ 5: Xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật độc đáo – hình tượng cây xà nu, rừng xà nu không chỉ thể hiện tư tưởng chủ đề, đem lại chất sử thi mà còn tạo nên giá trị lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
+ LĐ 6: Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng; ngôn ngữ trang trọng, hào hùng.

- Kết bài: Tổng kết vấn đề đã phân tích
Lập dàn ý
Dàn ý đề văn hình tượng cây xà nu
- Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
- Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu
LĐ 1: Đau thương:
LĐ 2: Anh dũng, có sức sống mãnh liệt:
LĐ 3: Nghệ thuật miêu tả:
- Kết bài: Tổng kết vấn đề
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Mai Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)