Tuần 8. Việt Bắc
Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Liên |
Ngày 09/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
(Phần II : Tác phẩm)
VIỆT BẮC
I/ Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ :
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 5/1954 miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác tác phẩm vào 10/1954 sau được in trong tập “Việt Bắc”.
- Bài thơ là khúc hát ân tình của những người kháng chiến đối với quê hương đất nước, với nhân dân và cách mạng.
II/ Đọc hiểu văn bản :
1. Nhan đề bài thơ “ Việt Bắc”:
Việt Bắc là quê hương của cách mạng
- Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi về nước (Bắc Pó).
- Thành lập Mặt Trận Việt Minh tại hội nghị Trung Ương 8 .
- Họp quốc dân đại hội 16/8/1945.
- Quân cách mạng tiến vào giải phóng Tây Nguyên.
- Chiến khu Việt Bắc gắn với rất nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.
2. Cuộc chia tay lớn và tâm trạng của kẻ ở và người đi :
Cuộc chia tay đầy bâng khuâng, quyến luyến “bịn rịn”, “bồn chồn” giữa kẻ ở và người ra đi.
- Kẻ ở lên tiếng hỏi người ra đi.
- Người ra đi thì khơi gợi tâm trạng nhớ nhung.
- Lối đối đáp cùng với thể thơ lục bát với cách dùng hai đại từ nhân xưng “mình,ta” một cuộc chia tay vĩ đại đầy tâm trạng.
* Tâm trạng của Việt Bắc. (người ở lại)
Mở đầu bài thơ là lời ướm hỏi của Việt Bắc đối với người ra đi “ Mình về mình có nhớ ta”.
- Việt Bắc liên tiếp đặt ra các câu hỏi để gợi nỗi nhớ cho người ra đi : “Nhìn cây có nhớ núi,nhìn sông có nhớ nguồn” không? Có nhớ về những kỷ niệm không?…
+ Người ở lại nhắc nhở người cách mạng về xuôi về thời gian gắn bó mười lăm năm “thiết tha mặn nồng”.
+ Những hình ảnh liệt kê : núi, sông, chiến khu, Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa và các cụm từ “mình đi”, “mình về” được láy đi láy lại, những câu hỏi tu từ : nhằm nhắn nhủ người ra đi có nhớ Việt Bắc không, có nhớ những ngày kháng chiến gian khổ và có nhớ chính mình trong những ngày chia ngọt sẻ bùi nơi chiến khu.
Tác giả mượn lời người ở lại để nhắc nhở những người cách mạng không được quên nhân dân, không được quên cuộc kháng chiến đầy gian lao, thử thách và không quên bản chất cách mạng tốt đẹp trong mỗi con người.
Mưa nguồn suối lũ
* Tâm trạng của người ra đi (nỗi nhớ da diết của người ra đi)
- Người ra đi với tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn” nhưng vẫn khẳng định tình cảm của mình “trước sau như một, không hề thay đổi”.
“ Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
………………
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.
Tấm lòng son sắt của tác giả đối với Việt Bắc.
- Nhớ về Việt Bắc:
+ Cảnh thiên nhiên của Việt Bắc: Với bốn mùa đầy màu sắc và tràn đầy sức sống:
Đông: “ Hoa chuối đỏ tươi”
Xuân: “ Mơ nở trắng rừng”
Thu: “ Trăng rọi hoà bình”.
Hè: “ Ve kêu rừng phách đỏ vàng”.
+ Nhớ về con người :
Những người lao động : Cần cù chịu khó “ Cô em gái hái măng một mình…….Người đan nón chuốt từng sợi giang”.
Người mẹ: Tảo tần nhẫn nại “Nắng cháy lưng……bắp ngô”.
+ Nhớ cuộc kháng chiến ở Việt Bắc đầy gian khổ nhưng sôi động, tấp nập, hào hùng :
Người lính : Anh hùng “Quân đi ……trùng trùng”
Bác Hồ : Tấm gương sáng soi cho mọi thế hệ.
Nhìn lên Việt Bắc : Cụ Hồ sáng soi
Di tích lịch sử : Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
Điệp từ + liệt kê, so sánh cùng với lời thơ tươi vui hào hùng tràn đầy tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc.
3. Nghệ thuật :
Đoạn thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung đến hình thức.
- Nội dung : thể hiện sự gắn bó nghĩa tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc : những bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, con người Việt Bắc đáng yêu, những chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến.
- Nghệ thuật : Kiểu đối đáp giao duyên giữa nam và nữ trong dân ca, sử dụng ngôn ngữ với lối xưng hô “mình, ta” để diễn đạt tình cảm cách mạng.
Đối đáp giao duyên trong dân ca
III/ Tổng kết : (GHI NHỚ)
IV/ Luyện tập : (Hướng dẫn HS thực hiện)
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :
Soạn bài PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ.
- Mỗi HS cần chuẩn bị một đề tài để phát biểu (An toàn giao thông, môi trường, phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội, quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay).
VIỆT BẮC
I/ Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ :
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 5/1954 miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác tác phẩm vào 10/1954 sau được in trong tập “Việt Bắc”.
- Bài thơ là khúc hát ân tình của những người kháng chiến đối với quê hương đất nước, với nhân dân và cách mạng.
II/ Đọc hiểu văn bản :
1. Nhan đề bài thơ “ Việt Bắc”:
Việt Bắc là quê hương của cách mạng
- Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi về nước (Bắc Pó).
- Thành lập Mặt Trận Việt Minh tại hội nghị Trung Ương 8 .
- Họp quốc dân đại hội 16/8/1945.
- Quân cách mạng tiến vào giải phóng Tây Nguyên.
- Chiến khu Việt Bắc gắn với rất nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.
2. Cuộc chia tay lớn và tâm trạng của kẻ ở và người đi :
Cuộc chia tay đầy bâng khuâng, quyến luyến “bịn rịn”, “bồn chồn” giữa kẻ ở và người ra đi.
- Kẻ ở lên tiếng hỏi người ra đi.
- Người ra đi thì khơi gợi tâm trạng nhớ nhung.
- Lối đối đáp cùng với thể thơ lục bát với cách dùng hai đại từ nhân xưng “mình,ta” một cuộc chia tay vĩ đại đầy tâm trạng.
* Tâm trạng của Việt Bắc. (người ở lại)
Mở đầu bài thơ là lời ướm hỏi của Việt Bắc đối với người ra đi “ Mình về mình có nhớ ta”.
- Việt Bắc liên tiếp đặt ra các câu hỏi để gợi nỗi nhớ cho người ra đi : “Nhìn cây có nhớ núi,nhìn sông có nhớ nguồn” không? Có nhớ về những kỷ niệm không?…
+ Người ở lại nhắc nhở người cách mạng về xuôi về thời gian gắn bó mười lăm năm “thiết tha mặn nồng”.
+ Những hình ảnh liệt kê : núi, sông, chiến khu, Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa và các cụm từ “mình đi”, “mình về” được láy đi láy lại, những câu hỏi tu từ : nhằm nhắn nhủ người ra đi có nhớ Việt Bắc không, có nhớ những ngày kháng chiến gian khổ và có nhớ chính mình trong những ngày chia ngọt sẻ bùi nơi chiến khu.
Tác giả mượn lời người ở lại để nhắc nhở những người cách mạng không được quên nhân dân, không được quên cuộc kháng chiến đầy gian lao, thử thách và không quên bản chất cách mạng tốt đẹp trong mỗi con người.
Mưa nguồn suối lũ
* Tâm trạng của người ra đi (nỗi nhớ da diết của người ra đi)
- Người ra đi với tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn” nhưng vẫn khẳng định tình cảm của mình “trước sau như một, không hề thay đổi”.
“ Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
………………
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”.
Tấm lòng son sắt của tác giả đối với Việt Bắc.
- Nhớ về Việt Bắc:
+ Cảnh thiên nhiên của Việt Bắc: Với bốn mùa đầy màu sắc và tràn đầy sức sống:
Đông: “ Hoa chuối đỏ tươi”
Xuân: “ Mơ nở trắng rừng”
Thu: “ Trăng rọi hoà bình”.
Hè: “ Ve kêu rừng phách đỏ vàng”.
+ Nhớ về con người :
Những người lao động : Cần cù chịu khó “ Cô em gái hái măng một mình…….Người đan nón chuốt từng sợi giang”.
Người mẹ: Tảo tần nhẫn nại “Nắng cháy lưng……bắp ngô”.
+ Nhớ cuộc kháng chiến ở Việt Bắc đầy gian khổ nhưng sôi động, tấp nập, hào hùng :
Người lính : Anh hùng “Quân đi ……trùng trùng”
Bác Hồ : Tấm gương sáng soi cho mọi thế hệ.
Nhìn lên Việt Bắc : Cụ Hồ sáng soi
Di tích lịch sử : Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.
Điệp từ + liệt kê, so sánh cùng với lời thơ tươi vui hào hùng tràn đầy tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc.
3. Nghệ thuật :
Đoạn thơ thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung đến hình thức.
- Nội dung : thể hiện sự gắn bó nghĩa tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc : những bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, con người Việt Bắc đáng yêu, những chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến.
- Nghệ thuật : Kiểu đối đáp giao duyên giữa nam và nữ trong dân ca, sử dụng ngôn ngữ với lối xưng hô “mình, ta” để diễn đạt tình cảm cách mạng.
Đối đáp giao duyên trong dân ca
III/ Tổng kết : (GHI NHỚ)
IV/ Luyện tập : (Hướng dẫn HS thực hiện)
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới :
Soạn bài PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ.
- Mỗi HS cần chuẩn bị một đề tài để phát biểu (An toàn giao thông, môi trường, phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội, quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Kim Liên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)