Tuần 8. Việt Bắc

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Nhi | Ngày 09/05/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Việt Bắc thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VIỆT BẮC
TỐ HỮU
~Tổ 1 ~
Thiên nhiên Việt Bắc (Nhớ gì … suối lê vơi đầy)
 Biện pháp so sánh: “Nhớ gì như nhớ người yêu ”
-> Một nỗi nhớ mãnh liệt, bồi hồi, khó tả
 Thiên nhiên hiện lên đa dạng với vẻ đẹp rất riêng:
+ Câu thơ tiểu đối “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
-> khung cảnh gợi cảm, nên thơ -> nỗi nhớ trải dài theo thời gian
+ Điệp từ: “nhớ từng” lặp đi lặp lại: khắc sâu thêm nỗi nhớ da diết
+ Sử dụng biện pháp liệt kê :
Những bản làng ẩn hiện trong sương khói.
Ánh lửa hồng trong đêm khuya.
Những tên núi, tên rừng, tên sông, tên suối quen thuộc,thân yêu: “ Ngòi Thia, sông Ðáy, suối Lê ”
-> Nỗi nhớ trải dài qua các không gian
=> Cảnh đẹp có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà thơ mộng, ấm áp.
*Nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc
trong những ngày đầu kháng chiến *
b. Con người Việt Bắc (Ta đi …. từng bắp ngô)
 Con người giàu tình nghĩa, gắn bó với cách mạng, cùng chia sẻ đắng cay ngọt bùi : “ Ta đi … đắp cùng”
+ Đại từ “mình-ta” đan xen kết hợp với đại từ chỉ vị trí “đây-đó”
 gợi sự gắn bó, kề vai sát cánh bên nhau…
+ Thành ngữ “đắng cay ngọt bùi” khái quát những gian khổ, vất vả để nhấn mạnh sự đồng cam cộng khổ…
+ Những hình ảnh: “chia củ sắn lùi”, “ bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” : hình ảnh quen thuộc trong thơ ca kháng
-> nghĩa tình sâu nặng, cảm động.
 Con người Việt Bắc lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất cả cho cách mạng, vì cán bộ: “Nhớ người mẹ … từng bắp ngô”
-> Hình tượng người mẹ là biểu tượng đẹp đẽ nhất cho quê hương, là nhân dân với bao ân tình.
=> Con người Việt Bắc nghèo khổ, cần cù, thủy chung và sâu nặng ân tình .
c. Khung cảnh sinh hoạt Việt Bắc (Nhớ sao… suối xa… )
 Điệp từ “nhớ”: điệp trùng  nỗi nhớ dạt dào.
 Hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen:
+ “ lớp học i tờ” nhằm xoá nạn mù chữ
+ “đồng khuya đuốc sáng” để liên hoan mừng tin thắng trận.
+ Những ngày tháng kháng chiến thiếu thốn, gian khổ nhưng lạc quan yêu đời “ca vang núi đèo”.
+ Những âm thanh sinh hoạt hàng ngày nơi núi rừng : “tiếng mõ rừng chiều”, “Chày đêm nện cối” , “suối xa.”
→ âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc - âm thanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi...
 Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình; trong hoài niệm có ba mảng thống nhất và hòa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc – nỗi nhớ con người, cuộc sống ở Việt Bắc – những kỉ niệm về cuộc kháng chiến gian khổ mà chan chứa nghĩa tình -> Thể hiện nghĩa tình thuỷ chung của người đi rất sâu đậm với chiến khu Việt Bắc.

Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết; các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, điệp từ “nhớ” cùng cách ngắt nhịp của câu thơ lục bát tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm, những hình ảnh chân thực, bình dị mà giàu sức gợi cảm …
TỔNG KẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)