Tuần 8. Thao tác lập luận so sánh

Chia sẻ bởi Văn Thị Bích Liên | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Thao tác lập luận so sánh thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

@/Bài cũ :
1.Trong chương trình làm văn lớp 10, em đã được học những thao tác lập luận nào ?
2.Chương trình làm văn 11, chúng ta đã tiếp tục học và ôn lại thao tác lập luận nào trong văn nghị luận?
3.Ngoài thao tác lập luận phân tích, diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, trong làm văn nghị luận chúng ta còn thường sử dụng những thao tác lập lập nào khác?


Thao tác
LẬP LUẬN SO SÁNH
Tiết 32 – Làm văn
@/ Mục tiêu của bài học :sgk
@/ Nội dung bài học :
A/Tìm hiểu chung về thao tác lập luận so sánh :
I.Tìm hiểu ngữ liệu.
II.Khái niệm, mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh.
B/Cách so sánh :
I.Tìm hiểu ngữ liệu.
II.Quy trình, cách thức thực hiện thao tác lập luận so sánh.
C/Ghi nhớ
D.Luyện tập củng cố.
A/ Tìm hiểu chung :
I. Tìm hiểu ngữ liệu :
1.Ngữ liệu 1:
Từng nghe nói rằng : Người hiền xuất hiện ở đời thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
( “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm )
*Nội dung đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
* Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn?
* Mục đích của cách lập luận ấy?
- Nội dung đoạn văn nói về mối quan hệ giữa người tài và thiên tử.
- Cách lập luận của tác giả : dùng cách so sánh :
+Người hiền như ngôi sao sáng trên trời.
+Sao sáng phải tụ về Bắc Đẩu  người hiền phải làm sứ giả cho thên tử.
- Mục đích của cách lập luận nhằm : Khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hiền với thiên tử và cuộc đời.
2. Ngữ liệu 2 :
- Đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh trong đoạn văn :
+Đối tượng được so sánh : Là bài “Văn chiêu hồn”
+Đối tượng so sánh là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc; Truyện Kiều.
- Mục đích so sánh: Tìm ra những nét giống nhau và những nét khác nhau giữa “Văn chiêu hồn” với các tác phẩm được đưa ra làm đối tượng so sánh.
+ Gíông nhau : cùng thể hiện lòng yêu thương với con người.
+Khác nhau: Chỉ riêng “Văn chiêu hồn” là bàn đến cả loài người trong một vùng địa dư “xưa nay ít ai động tới : cõi chết”.
*Như vậy, ở 2 đoạn văn trên người viết đã làm công việc so sánh một cách cụ thể. Nhưng có phải cứ làm công việc so sánh là có ngay được lập luận so sánh hay không? Vì sao?
- Để có một lập luận so sánh, người viết ( hay người nói ) dĩ nhiên phải làm công việc so sánh. Không có sự so sánh, không thể có lập luận so sánh.
- Song để hình thành một lập luận so sánh, cần phải tiến hành lập luận ( nghĩa là phải dùng so sánh làm cách thức chủ yếu để tổ chức, gắn kết các lý lẽ và dẫn chứng ) nhằm làm sáng tỏ cho luậnđiểm .
*Theo em, hai đoạn ngữ liệu vừa xem xét có thể xem là một lập luận so sánh không ? Vì sao?
- Đoạn văn 1 viết nhằm để nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của người hiền với đất nước .
 Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng cách so sánh hình ảnh người hiền như sao sáng và quan hệ của người hiền với Thiên tử như quy luật của tinh tú.
-Đoạn văn 2 viết để làm sáng tỏ luận điểm về sự đặc sắc của bài Văn chiêu hồn trong niềm rung động về thân
phận con người.
+Luận điểm ấy được làm sáng tỏ
bằng cách so sánh Văn chiêu hồn
với các kiệt tác cũng nói về
niềm thương xót cho những kiếp người.
+ Các lý lẽ so sánh ( nhất là về sự khác nhau) được tổ chức, sắp xếp thật rõ ràng, hợp lý, có sức thuyết phục :
“Chinh phụ ngâm,Cung oán ngâm khúc mới bàn đến một hạng người, Truyện Kiều nói đến cả xã hội người, nhưng phải tới Văn chiêu hồn ta mới thấy niềm xót xa cho cả loài người ; các tác phẩm khác chỉ nói về con người trong cõi sống, chỉ Văn chiêu hồn mới động đến con người trong cõi chết”
 Đoạn văn là một lập luận so sánh điển hình.

II/ Khái niệm, mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh :
1. Khái niệm:
*Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, em hãy cho biết : Thế nào là lập luận so sánh ?
- Lập luận so sánh là một kiểu lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.
Từ đó, thấy được đặc điểm
và giá trị của mỗi sự vật,
hiện tượng được so sánh.
2/ Mục đích của lập luận so sánh :
- Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của đối tượng so sánh hoặc được so sánh.
- Thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng được so sánh.
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đối với cuộc sống con người, sự đóng góp sáng tạo của tài năng con người.
@/ Ví dụ:
Xuân Diệu tìm kiếm cài đẹp ngay trong cảm nhận buồn trước cuộc đời (Đây mùa thu tới). Nguyễn Tuân lại tìm thấy cái đẹp phải gắn liền với cái thiện. Nam Cao lại tìm thấy cái đẹp khi con người luôn trăn trở về nhân phẩm của mình.

3. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
-So sánh là cần thiết. Song, để so sánh một cách có hiệu quả, cần :
+ So sánh dựa trên cùng một tiếu chí, cùng bình diện.
+ Khi so sánh, cần phải rút ra những nhận xét – đánh giá về đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
B/ Cách so sánh :
I/ Tìm hiểu ngữ liệu :
- Nguyễn Tuân đã so sánh Ngô Tất Tố với hai loại người :
+ Loại người theo chủ trương cải lương hương ẩm. Họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục, thì đời sống của nông dân được nâng cao.
+ Loại người hoài cổ. Họ cho rằng chỉ cần trở về cuộc sống thuần phác ngày xưa thì đời sống nông dân được cải thiện.
-Mục đích so sánh của Nguyễn Tuân:
+Chỉ ra cái ảo tưởng về suy nghĩ của 2 loại người trên.
+Làm nổi bật cái đúng trong suy nghĩ và nhận thức của Ngô Tất Tố : Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột, áp bức mình.
 Đây là sự so sánh khác nhau.
@/ Từ ngữ liệu này, em có nhận xét gì về quy trình và thao tác cụ thể của tác giả để xây dựng thao tác lập luận so sánh trong đoạn văn?
- Mở đầu , nêu lên luận điểm mà ông muốn làm sáng rõ : Không ngờ trong cái xã hội tối tăm, tác giả “Tắt đèn” lại có thể tìm được đường đi cho nhân vật của mình.
Cách nêu luận điểm rất tự nhiên ( bằng một câu hỏi chứa đầy sự ngạc nhiên và thán phục : “Làm sao trong đêm tối ngày đó….tự mình soi đường cho nhân vật mình đi?”).
- Tiếp đến, Nguyễn Tuân làm sáng tỏ luận điểm bằng cách so sánh :
+ Đối tượng so sánh ở đây : đều là các nhà văn “nói về làng xóm dân cày” trước Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Tiêu chí so sánh : nội dung bàn luận về nông thôn và người nông dân.
+Mục đích hướng tới của so sánh :
Là làm nổi bật sự đặc sắc, sự thành công kỳ lạ của Ngô Tất Tố trong việc ông đã “xui người nông dân nổi loạn”, trong khi các nhà văn khác chỉ bàn đến sự cải lương hoặc thoát ly

 Chính mục đích so sánh này đã quyết định cách lựa chọn kiểu so sánh : kiểu so sánh khác nhau, để làm rõ vấn đề.

- Cuối cùng, từ kết quả so sánh, tác giả lại trở về luận điểm ba đầu, nhưng ở một tầm nhận thức sâu sắc, mới mẻ hơn và ở mức xúc động mạnh mẽ hơn.
II. Cách thực hiện thao tác lập luận so sánh :
1.Quy trình thực hiện:
-Bước 1: Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
- Bước 2: Xác định tiêu chí so sánh.
- Bước 3 :Xác định mục đích so sánh.
-Bước 4 : Lựa chọn cách so sánh.
2. Các cách so sánh :
-So sánh tương đồng (từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự, có chung một logíc bên trong.So sánh này nhằm mục đích chỉ ra những nét giống nhau)
- So sánh tương phản (đối chiếu các mặt trái ngược để làm nổi bật luận điểm )

Ví dụ 1:
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã viết :
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
So sánh tương đồng.
-Ví dụ 2:
Các cụ ưa nhìn màu đỏ choét, ta lại ưa nhìn những màu nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà gáy lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm , cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu. ( Lưu Trọng Lư )
 So sánh tương phản.
3. Thao tác thực hiện :
- Nêu luận điểm cần so sánh.
- Làm sáng tỏ luận điểm bằng các cách đặt các đối tượng được so sánh và so sánh vào cùng một bình diện. Đánh giá các đối tượng trên cùng một tiêu chí để thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng.
-Nêu ý kiến,quan điểm của của người nói và người viết với vấn đề được so sánh.
D/ Luyện tập :
1/ Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thao tác lập luận so sánh với so sánh trong lời nói thường ngày và so sánh tu từ trong văn chương. ( tổ 2 )
2.Bài tập vận dụng trong SGK. ( Tổ 1 và tổ 3)
C/ GHI NHỚ
(SGK)
- Bài tập 1 :
1. Sự giống nhau của các hình thức so sánh : là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng.
2.Sự khác nhau : Chủ yếu là ở mục đích so sánh
+ So sánh trong lời nói đời thường là làm cho sự vật , hiện tượng cụ thể ,dễ thấy.
+So sánh trong tu từ làm cho sự vật hiện tượng dễ hình dung, dễ tưởng tượng hơn, hình ảnh và đẹp hơn cách nói thông thường.
+ Trong bài văn nghị luận, so sánh phải phục vụ cho lập luận, nhằm làm sáng rõ ý kiến, nhận định của người làm văn trước vấn đề hay hiện tượng được đưa ra bàn luận.
-Bài 2 :
1. Tác giả so sánh Bắc –Nam về các mặt : văn hoá - phong tục; địa lý; lịch sử; hào kiệt- hiền tài.
2. Mục đích của việc so sánh : khẳng định hùng hồn, mạnh mẽ về vị trí, tư thế của nước ta đứng ngang bằng, hiên ngang bên cạnh các nhà nước phong kiến Trung Hoa…
3. Sức thuyết phục của đoạn trích thể hiện ở cách sử dụng kiểu so sánh tương đồng với cách lập luận chặt chẽ,giàu cảm xúc …
@/ Hướng dẫn học và chuẩn bị bài :
-Xem lại cách sử dụng thao tác lập luận so sánh từ các ngữ liệu. nắm vững mục đích và quy trình thực hiện thao tác lập luận so sánh; chủ động làm các bài tập phần luyện tập trang 116-117.
- Tiết sau thực hành về Thao tác lập luận so sánh
*Yều cầu :
+ Nắm vững lý thuyết bài học.
+Cá nhân chuẩn bị bài tập ở nhà.
+Các nhóm các tổ chuẩn bị bảng phụ để làm bài theo nhóm trên lớp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Thị Bích Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)