Tuần 8. Thao tác lập luận so sánh

Chia sẻ bởi Van Duong | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Thao tác lập luận so sánh thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


Trân trọng chào mừng quý thầy giáo cô giáo
về dự giờ học với lớp 11A1 hôm nay!


Trong cuộc sống chúng ta thường so sánh hai hay nhiều con người, sự vật, sự việc với nhau.

So sánh trong Toán học?


- Lớn hơn (>)

- Bé hơn (<)

- Bằng nhau (=)



CAO – THẤP
ĐẸP – XẤU
GẦY - BÉO
Biện pháp nghệ thuật so sánh
(Tương đồng)

- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thế nào là so sánh?
So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng.
Tiết 32: THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1. Tìm hiểu bài:
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến (…) “Chiêu hồn” con người trong cái chết. Chiêu hồn con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một…
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. ( Nghĩ mà xem, trước Chiêu hồn chưa có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau Chiêu hồn, lại càng không.) Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, thì Chiêu hồn đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết. (Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội ,1990)
Đối tượng được so sánh
Đối tượng so sánh
Điểm giống
Điểm khác
Mục đích
Bài “Văn chiêu hồn”
Bài “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều”
Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm chỉ nói đến một lớp người
Truyện Kiều nói đến cả xã hội người
Văn chiêu hồn nói đến cả loài người trong cõi sống và chết
Làm nổi bật nét độc đáo của “Văn chiêu hồn” và tài năng của Nguyễn Du
Cùng nói về tình yêu thương con người
2. Bài học:
Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
.
II. Cách so sánh
1. Tìm hiểu bài:
Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!
(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, Sđd)
"Soi đường"
Cải lương
Hoài cổ
Chỉ ra ảo tưởng của hai loại người trên
Làm nổi bật cái đúng trong suy nghĩ và nhận thức của Ngô Tất Tố. (SS khác nhau)
- Dề tài: nông thôn
- Cách c?i cỏch d?i s?ng, gi?i phúng ngu?i nụng dõn
Dồng tỡnh, khâm phục
Không đồng tỡnh
Đoạn trích tập trung so sánh về việc chỉ ra con đường phải đi của người nông dân trước Cách mạng Tháng 8.
- Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của ``Tắt đèn`` cao hơn các tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ
-> Dẫn chứng tiêu biểu : `` Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn…cái gì nữa`` .
=> Nguyễn Tuân đã phê phán ảo tưởng của hai quan niệm trên và khẳng định tính đúng đắn của Ngô Tất Tố khi kêu gọi người nông dân hãy vùng lên tự cứu mình -> Đây là sự so sánh chỉ ra sự khác nhau về tư tưởng của các nhà văn cùng thời
2. Bài học:
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
.
III. LUYỆN TẬP
1. Đoạn trích so sánh “Bắc” với “Nam” ở các mặt: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.
2. Kết luận: nước Đại Việt là một nước độc lập tự chủ; xâm lược Đại Việt là trái với đạo lí, không thể chấp nhận.
3. Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục
Tóm lại:
* Cách thực hiện thao tác lập luận so sánh :
1. Quy trình thực hiện:
-Bước 1: Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
- Bước 2: Xác định tiêu chí so sánh.
- Bước 3 :Xác định mục đích so sánh.
-Bước 4 : Lựa chọn cách so sánh.
2. Các cách so sánh :
-So sánh tương đồng (từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự, có chung một logíc bên trong. So sánh này nhằm mục đích chỉ ra những nét giống nhau)
- So sánh tương phản (đối chiếu các mặt trái ngược để làm nổi bật luận điểm )

-> So sánh tương đồng
VD1: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương , không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại” (Theo Xuân Diệu)
Ví dụ 2:
Các cụ ưa nhìn màu đỏ choét, ta lại ưa nhìn những màu nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà gáy lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm , cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu. ( Lưu Trọng Lư )
->So sánh tương phản.
So sánh: Vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân
- Giống nhau:
+ Là hai “tuyệt sắc giai nhân”.
.+ Được khắc họa bằng bút pháp ước lệ.
- Khác nhau:
+ Thúy Vân: Đẹp phúc hậu.
+ Thúy Kiều: Đẹp sắc sảo mặn mà, thiên nhiên cũng phải ganh ghét, đố kị.
- Mục đích: Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều, dự báo số phận.
.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Van Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)