Tuần 8. Tam đại con gà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sen | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Tam đại con gà thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Đọc văn:
Tam đại con gà
Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm:
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn đáp án đúng cho khái niệm đầy đủ về truyện cười:
Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có tác dụng mua vui, giải trí, hoặc phê phán những thói hư tật xấu.
Truyện cười là tác phẩm dân gian gây cười, có kết cấu ngắn gọn, dễ đọc.
C. Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
Truyện cười là câu chuyện mua vui ngắn.
Câu 2: Cách phân chia truyện cười dân gian như thế nào là đúng?
Truyện cười khôi haì và truyện cười trí tuệ.
Truyện cười bình dân và truyện cười bác học.
Truyện cười trào phúng và truyện cười trữ tình.
Truyện cười khôi hài và truyện cười trào phúng.
C
D
Câu 3: Mục đích của truyện cười trào phúng là:
Nhằm để mua vui, giải trí cho các tầng lớp nhân dân.
Nhằm để phê phán thói hư tật xấu trong nhân dân.
Nhằm để lên tiếng đấu tranh xã hội.
Nhằm để khích lệ nhân dân trong lao động.
Câu 4: Truyện “Tam đại con ga” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện nào?
Truyện cười khôi hài.
Truyện cười trào phúng.
Truyện cười đả kích.
Truyện cười giải trí.
B
B
I. Tìm hiểu chung:
Khái niệm:
- Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
2. Phân loại: 2 loại:
Truyện cười khôi hài và truyện cười trào phúng.
3. Đặc điểm truyện cười:
Ngắn gọn.
Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.
Nội dung: Kể về những việc xấu, trái tự nhiên; nhằm ý giải trí hoặc phê phán.
II. Đọc hiểu:
Tam đại con gà:
Mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ:
Mở truyện: Giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên.
+ Nhân vật : anh học trò dốt nát
+ Mâu thuẫn: anh học trò dốt >< khoe là văn hay chữ tốt
dốt >< hay nói chữ.
Thân truyện: Diễn biến mâu thuẫn được thể hiện khi nhân vật gặp phải tình huống có vấn đề.
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Thầy đã liên tiếp bị đặt vào tình huống như thế nào? Thầy đã xử lí tình huống đó ra sao? Việc xử lí như vậy có ý nghĩa gì?
Chia nhóm:

Kê (con gà)
+ Cái cười được thể hiện qua nhiều lần :

Lần thứ nhất
Thầy không nhận ra mặt chữ, trò hỏi gấp
Nên nói liều:”Dủ dỉ là con dù dì”.


Lần thứ hai
Sợ sai nên thầy bảo trò đọc khẽ
(đã dốt thầy lại còn sĩ diện hão)


Lần thứ ba
Thầy không chắc nên cầu cứu thổ công
Khi được ba đài âm dương thầy cho trò
đọc to : “Dủ dỉ là con dù dì”


Lần thứ tư:
Khi chạm chán với chủ nhà,
cá dốt bị lộ tẩy


2. Kết luận:
Sau khi học xong truyện dân gian này
Ta thấy được điều gì ?
a. NT: Sau khi học xong truyện dân gian này ta hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ trong truyện.
-Thấy được cái hay của nghệ thuật gây cười trong truyện:
“ Nhân vật tự bộc lộ” (Cái dốt không thể che đậy, sớm muộn nó sẽ hiện nguyên hình).

b. ND:
Tiếng cười không chỉ mua vui mà phê phán thói giấu dốt của thầy đồ khi xưa. Bên cạnh đó còn nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ hôm nay cũng mắc bệnh ấy.
B. Nhưng nó phải bằng hai mày.

1.Nghệ thuật gây cười :
Mối quan hệ giữa các nhân vật:
Câu mở đầu: Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy Lí và viên quan này lại nhận tiền của cả hai.
-> độc đáo, hấp dẫn, gợi sự tò mò.
b. Tình huống xử án:
- Cách xử kiện của thầy Lí: không điều tra phân tích, không xét xử mà kết án: “Thằng Cải…phạt mười roi”
-> cách xử kiện đã gây phản ứng tới Cải.
Lời nói và hành động gây cười:
+ Cải : xòe 5 ngón tay: “xin xét lại, lẽ phải thuộc về con”
+ Lý trưởng: xòe bàn tay trái úp lên năm ngón tay mặt: “Phải….phải bằng hai”
-> Ngón tay của Cải trở thành kí hiệu tiền tệ.
-> Lẽ phải= 5 ngón tay = 5 đồng (tiền)
-> Lý trưởng dùng tiền để đo lẽ phải.
c. Lời nói gây cười kết thúc truyện:
“Phải …phải bằng hai”
+ Hình thức chơi chữ độc đáo: “phải” là từ chỉ tính chất, nhưng lại kết hợp với từ chỉ số lượng. Điều này tạo ra nhận thức về sự bất hợp lý trong tư duy người nghe.
+ Tuy nhiên khi liên tưởng đế số tiền đút lót của Ngô và Cải cho lý trưởng thì cách dùng từ này lại có vẻ rất hợp lý.
-> Thể hiện một cách sinh động thói tham nhũng của lý trưởng.
2. Ý nghĩa phê phán, bài học rút ra:
- Phê phán nạn tham nhũng, tệ ăn của đút trắng trợn của quan lại.
- Phê phán hành vi tiêu cực: đút lót.
Những nét đặc sắc của truyện cười dân gian

- Truyện cười rất ngắn gọn, kị sự dài dòng, lan man làm nhạt đi tiếng cười. Truyện phải gói kín mở nhanh mới tạo sự bất ngờ.
- Kết cấu chặt chẽ mọi chi tiết hướng tới sự gây cười. Tiếng cười rộ lên ở cuối truyện.
- Truyện ít nhân vật, nhân vật chính là đối tượng của tiếng cười.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, rất sắc, nhất là ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật ở cuối truyện.
Sản phẩm kí họa của học sinh lớp 10A6
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sen
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)