Tuần 8. Tam đại con gà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Huệ | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Tam đại con gà thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TAM ĐẠI CON GÀ
Nguyễn Thị Minh Huệ - PTDTNT Tuyên Quang
TRUYỆN CƯỜI
Nội dung
Nghệ thuật
Mục đích
Kể về cái xấu, trái tự nhiên
Nhiều yếu tố gây cười
Giải trí
Phê phán
Truyện khôi hài
Truyện trào phúng
I. TÌM HIỂU TIỂU DẪN
1. Khái lược truyện cười
2. Truyện Tam đại con gà
- Truyện cười trào phúng.
- Tóm tắt truyện
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc
- Đọc diễn cảm văn bản
- Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: Câu đầu giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên.
+ Thân truyện: Tiếp đến “Tam đại con gà nghĩa là làm sao?” : Tình huống – sự việc gây cười.
+ Kết truyện: Câu cuối  lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ bật lên tiếng cười giòn giã.
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ

Dủ dỉ là con dù dì
* Sự việc thứ nhất: Thầy đồ dốt nát nhưng dạy chữ
- Gặp chữ kê (nghĩa là gà) >< không biết
- Trò hỏi gấp >< bí quá, thầy nói liều "Dủ dỉ là con dù dì".
-> Người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy.
* Sự việc gây cười thứ hai: Thầy đồ muốn che đậy sự dốt của mình
- Sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ
- Cho trò đọc khe khẽ.
-> Người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy.
* Sự việc gây cười thứ ba: Thầy khấn Thổ công.
- Xin ba đài âm dương được cả ba – mê tín.
- Thầy đắc chí, tự tin cho trò đọc to "cái sự dốt" - "Dủ dỉ là con dù dì".
-> Cái dốt vô tình được khuếch đại, nhân lên.
* Sự việc gây cười thứ tư: Thầy bất ngờ chạm trán với chủ nhà
BỐ BỌN TRẺ -> HỎI THẦY-> THẦY GIẢI THÍCH
- Thầy tự thấy cái dốt của mình và cả cái dốt của "Thổ công nhà nó"
- Thầy chống chế, che giấu sự dốt bằng "lí sự cùn" dủ dì = dù dì (chim lớn ăn thịt) = chị con công = ông con gà
-> Cái dốt càng lộ rõ, thói giấu dốt bị lật tẩy. Tiếng cười đạt đến cao trào giòn giã.
DỦ DỈ LÀ CON DÙ DÌ
DÙ DÌ LÀ CHỊ CON CÔNG
CON CÔNG LÀ ÔNG CON GÀ
=> Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt  khoe giỏi, cái dốt  giấu dốt; cái dốt càng che giấu  thì bản chất dốt nát càng lộ ra.
- Phê phán thói giấu dốt
- Ngầm ý khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn, không ngừng học hỏi.
2.2. Ý nghĩa của truyện
2.3. Nghệ thuật:
- Kết cấu: Chặt chẽ, như một màn hài kịch nhỏ: Mâu thuẫn -> phát triển -> cao trào -> giải quyết -> tiếng cười.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế, sử dụng nhiều câu nói gây cười
- Nhân vật với số lượng ít, có tính cách điển
- Tình huống gần gũi hiện thực đời sống.
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: phóng đại, chơi chữ.
Truyện Tam đại con gà phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
III. Ý nghĩa văn bản
CÂU 1: Truyện cười là:
A. tác phẩm tự sự dân gian ngắn.
B. tác phẩm tự sự có quy mô lớn.
C. câu nói ngắn gọn, hàm súc.
D. lời thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
IV. LUYỆN TẬP
CÂU 2: Nội dung của truyện cười:
A. kể về các vị thần.
B. kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử.
C. kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên.
D. Kể về biến cố lớn trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
CÂU 3: Truyện cười có mục đích:
A. thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân dân với người có công lớn.
B. ca ngợi những tấm gương đạo đức.
C. diễn tả thế giới nội tâm phong phú của người bình dân xưa.
D. tạo tiếng cười giải trí hoặc phê phán.
Câu 4: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện cười thể hiện ở:
A. Ngôn ngữ giản dị, tạo tình huống gây cười.
B. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
C. Sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
D. Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)