Tuần 8. Tam đại con gà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng | Ngày 19/03/2024 | 5

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Tam đại con gà thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



TAM ĐẠI CON GÀ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm.
-Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống có tác dụng gây cười nhằm mục đí giải trí,phê phán.

I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Phân loại:
-Truyện cười có hai loại:
+Truyện khôi hài:chủ yếu để giải trí ít nhiều có tính giáo dục. Ví dụ: mất rồi, ai nuôi tôi…
+truyên trào phúng:chủ yếu nhằm phê phán đặc biệt là những thói hư tật xấu của các hạng người trong xã hội. Ví dụ: Thà chết còn hơn, đẽo cày giữa đường, lợn cưới áo mới…

TAM ĐẠI CON GÀ
DỦ DỈ LÀ CON DÙ DÌ
DÙ DÌ LÀ CHỊ CON CÔNG
CON CÔNG LÀ ÔNG CON GÀ
Người văn hay chữ tốt, dạy trẻ : Thầy giáo, xẫ hội rất coi trọng (quân, sư, phụ )
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. ĐỌC- GIẢI THÍCH TỪ KHÓ
Thầy giáo : người có trình độ cao, đạo đức tốt, phương pháp giảng dạy tốt
Trở thành quan lại của triều đình:
một mục tiêu cao cả mà lớp trẻ ngày xưa phải đặt ra ( thoát nghèo, xây dựng đất nước )
Sự tận tâm chỉ dạy của nhiều người thầy +tinh thần khổ luyện của người trò
=thi Hương (cử nhân )+thi Hội (Thám hoa ;chức quan nhỏ )+thi Đình (Tiến sĩ ,trạng nguyên) tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng ,bia đá
=chức quan lớn :cùng vua xây dựng Đất nước
Thầy giáo và học trò
Khoa thi 1895
Lều chõng đi thi
Giám khảo
tinh thần khổ luyện
Tên khắc bia đá
Quan trạng nguyên
Chữ Hán
Kê (âm chữ Hán )Gà (âm chữ Nôm)
Dủ dỉ (âm Nôm):Cò
Dù dì (âm Nôm):Cú
Chữ Hán
Nguồn gốc chữ Kê(chữ Hán)
Tam thiên tự:
3.000 chữ Hán có nghĩa tiếng Việt
nằm trong một bài vè dài
,mỗi câu hai âm, có vần dễ nhớ
Sách bắt đầu với:
天 Thiên - trời
Địa - đất
舉 Cử - cất
存 Tồn - còn
子 Tử - con

孫 Tôn - cháu
六 Lục - sáu
三 Tam - ba
家 Gia - nhà
國 Quốc - nước

Khấn thầm Thổ công xin ba đài âm dương:
Trông mong vào sự hiểu biết của vị thần này
Bố đang cuốc đất ngoài vườn: Một gia đình nông dân nghèo
2.Tóm tắt cốt truyện

a.Một anh học trò dốt, nhưng khoác lác, được đón về nhà dạy trẻ
b.Thầy không thuộc nổi chữ “KÊ”trong Tam thiên tự
c. Thầy cho trẻ đọc nhỏ(dủ dỉ là con dù dì ), rồi trao đổi với Thổ công, lại cho trẻ đọc to
d.Chủ nhà phát hiện ra chữ đang học (kê là gà)
e.Thầy khẳng định: Kê là ba đời gà !
II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
3. Tìm hiểu chi tiết
Giới thiệu mâu thuẫn gây cười
- Gới thiệu nhân vật chính là một anh học trò dốt nát nhưng khoác lác, hay lên mặt văn hay chữ tốt, được đón về nhà dạy trẻnêu mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt >< khoe khoang
 Tiếng cười chưa bật ra mới ở dạng tiềm năng
Tiếng cười chưa bật ra mới ở dạng tiềm năng, chưa có biểu hiện gì đáng cười chưa biết anh ta dốt ở chỗ nào, khoe khoang như thế nào.

b. Các tình huông gây cười
@ Sự kiện gây cười thứ nhất:
- Gặp chữ kê trong sách Tam thiên tự. Thầy không đọc được mà trò lại hỏi gấp, bí quá thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”




 Trình độ và khả năng của thầy dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách dạy vỡ lòng cho trẻ cũng không biết. Với cách xử lí liều lĩnh đó chứng tỏ thầy dốt cả kiến thức sách vở lẫn thực tế. Đến đây người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy.


b. Các tình huống gây cười
@Sự việc gây cười thứ hai:
- Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, sợ người nào biết thì xấu hổ mới bảo học trò đọc khẽ người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ hão của thầy.

@. Sự việc gây cười thứ ba:
- Thầy khấn thần thổ công xin ba đài âm dương, khi được cả ba thầy đắc chí, tự tin cho mình là giỏi và cho học trò đọc to “ cái sự dốt của mình”.
 Người đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuyếch đại. Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là thổ công. Ở đây mũi tên bắn trúng hai đích. Truyện khoèo cả thổ công và thầy vào để chế giễu.
@. Sự việc gây cười thứ bốn:
- Chủ nhà phát hiện ra chữ đang học: kê nghĩa là gà. Cuộc chạm chán giữa chủ nhà và thầy. Thầy tự nhận thức cái dốt của mình và thổ công nhà nó “mình đã dôt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”

- Thầy nhận thức được cái dốt của mình nhưng vẫn tìm cách chống chế, che giấu bằng lí sự cùn, nhằm giấu dốt .
-
Dủ dỉ là con dù dì
Dù dì là chị con công
Con công là ông con gà
Dạy cho biết đến tận ba đời nhà gà.
 Người đọc bật cười vì thói giấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phơi bày cái dốt của mình.
 Như vậy mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái dốt và sự giấu dốt, càng che giấu thì bản chất của cái dốt càng lộ ra.
III.TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
-Truyện ngắn gọn kết cấu chặt chẽ chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười dốt- giấu dốt.
-Cách vào truyện tự nhiên, cách kết thúc truyện bất ngờ.
-Thủ pháp nhân vật tự bộc lộ : cái dốt của nhân vật tự hiện ra , tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc.
- Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh nhất là ở phần kết sử dụng yếu tố vần điệu để tăng yếu tố bất ngờ và yếu tố gây cười.
III.TỔNG KẾT
2. Nội dung
- Truyện không nhằm vào một con người cụ thể,truyện còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ tới mọi người phải luôn luôn học hỏi không nên che giấu cái dốt của mình.
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)