TUẤN 8 - SỬ 6 - TIẾT 8 (2013 - 2014)
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: TUẤN 8 - SỬ 6 - TIẾT 8 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI 9 : ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Mục tiêu
1. Kiến thức : HS nhận biết được sự phát triển của Người tinh khôn so với Người tối cổ về tổ chức XH, đời sống vật chất và tinh thần trên đất nước ta.
2. Tư tưởng : bồi dưỡng cho HS ý thức lao động và tinh thần cộng đồng.
3. Kĩ nămg : HS quan sát tranh, hiện vật và rút ra nhận xét cần thiết.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : giáo án, công cụ đá, bảng phụ.
2. Học sinh : học bài theo hướng dẫn, đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình Dạy – Học
1. Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra vở HS thực hiện bài tập cũng cố tiết học trước.
2. Giới thiệu bài mới :
Như vậy Việt Nam chúng ta có thể khẳng định là quê hương loài người, ngay từ buổi bình minh đó người nguyên thuỷ trên đất nước ta có cuộc sống vật chất và tinh thần, tổ chức xã hội ra sao chng ta cng tìm hiểu.
3. Nội dung bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu đời sống vật chất
? : Người nguyên thuỷ đã làm gì để năng suất lao động tăng lên ?
HS : thường xuyên cải tiến công cụ
? : Từ thời Sơn Vi đến Hòa Bình, Bắc Sơn Người nguyên thủy biết cải tiến công cụ như thế nào ?
GV : ở giai đoạn trước họ chỉ biết săn bắt, hái lượm, còn bây giờ họ còn biết làm gì khác nữa ?
HS : dựa vào SGK trả lời.
GV : Sử dụng kênh hình SGK, trao đổi về sự tiến bộ trong chế tạo công cụ và vật dụng.
? : Ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi ?
HS : tự tạo ra thức ăn không còn phụ thuộc tự nhiên.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tổ chức xã hội
GV : yêu cầu HS đọc mục 2
? : Người nguyên thủy biết sống như thế nào ?
? : Những người này có mối quan hệ gì với nhau ?
HS : dựa vào SGK trả lời.
GV : Hình thành khái niêm : chế độ thị tộc, thị tộc mẫu mẫu hệ
GV : giải thích từ “huyết thống”
Hoạt động 3. Tìm hiểu về đời sống tinh thần
GV : Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 3’ rồi trình bày :
Câu 1: Ngoài việc biết chế tạo ra công cụ lao động thì Người nguyên thuỷ còn biết sáng tạo ra cái gì nữa ?
Câu 2: Đồ trang sức được làm bằng chất liệu gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 3: Việc chôn công cụ theo người chết nói lên điều gì ?
HS : dựa vào SGK thảo luận và trả lời.
GV : nhận xét, kết luận và cho HS ghi bài
GV : cho HS quan sát tranh đồ trang sức
1. Đời sống vật chất
- Người nguyên thuỷ luôn cải tiến công cụ lao động… làm cho năng suất lao động tăng lên
- Từ thời Sơn Vi, họ ghè đẻo các hòn cuội thành rìu. Hòa Bình – Bắc Sơn họ biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các công cụ rùi, bôn, chày.
- Họ biết dùng tre, gỗ, xương…làm công cụ, biết làm đồ gốm ; biết trồng trọt, chăn nuôi.
2. Tổ chức xã hội
- Họ sống thành từng nhóm trong hang động, định cư lâu dài ở những vùng thuận tiện.
- Những người này có cùng quan hệ huyết thống, tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ → thị tộc mẫu hệ
3. Đời sống tinh thần
- Người tối cổ đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức; biết vẽ hình mô tả đời sống của mình.
- Người tối cổ đã hình thành một số phong tục tập quán : thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
=> Thời nguyên thuỷ con người đã bắt đầu quan tâm đến đời sống tinh thần : làm đẹp, bày tỏ tình cảm với người chết → Là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người.
4. Củng cố :
- GV cho HS cũng cố nội dung cơ bản của toàn bà :
1. Tìm những điểm mới trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta ?
2. Tìm những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta ?
3. Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ theo người chết của người nguyên thủy :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)