Tuần 8. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương Thanh | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH!
ÔN TẬP VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Phương Thanh
Lớp 11D8
Trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng
Câu 1. Văn học viết Việt Nam được tính mốc từ thế kỉ X .
ĐÚNG
SAI
Câu 2. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây.
SAI
Câu 3. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”
SAI
Câu 4. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm văn học lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu.
SAI
Câu 5. Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
ĐÚNG
Câu 6. Xuân Diệu nhận định “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam.
ĐÚNG
Câu 7. Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc ở nửa sau thế kỉ XIX.
SAI
Câu 8. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể ca hành.
ĐÚNG
Câu 9. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát bộc lộ sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường .
Câu 10. ĐOẠN TRÍCH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH CỦA LÊ HỮU TRÁC THUỘC THỂ LOẠI GÌ ?
KÍ SỰ
Câu 11. ĐÂY LÀ THỨ CHỮ ĐẦU TIÊN DO DÂN TỘC TA SÁNG TẠO
CHỮ NÔM
Câu 12. ĐÂY LÀ NHÀ THƠ ĐÃ ĐẶT NỀN MÓNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƠ CA BẰNG TIẾNG VIỆT
NGUYỄN TRÃI
I. Đặc điểm nội dung tư tưởng.
Hãy thống kê nhanh hệ thống tác giả, tác phẩm, thể loại van h?c thu?c chuong trỡnh Ng? van 11 ?
Hệ thống văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11
Nêu những đặc điểm cơ bản về nội dung yêu nước của các tác phẩm và đoạn trích sau:
+ Vào phủ chúa Trịnh
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Chạy giặc
+ Câu cá mùa thu
+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn
+ Vịnh khoa thi Hương
+ Chiếu cầu hiền
+ Xin lập khoa luật
- So với giai đoạn trước, cảm hứng yêu nước trong văn học giai đoạn này có điểm gì mới?
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Lòng căm thù giặc sâu sắc. Biết ơn và ca ngợi những người ngĩa sĩ đã hi sinh.
Chạy giặc
Nỗi đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất, nhà tan.
Câu cá mùa thu
Vịnh khoa thi Hương
Cảm xúc phong phú đối với thiên nhiên, đối làng quê bình dị quen thuộc.
Tâm sự lo âu khắc khoải trước những đổi thay của thời thế, trước vận nước.
Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
Chiếu câu hiền
Thu phục hiền tài đem sức ra phò tá triều đại chính nghĩa.
Xin lập khoa luật
Tư tưởng canh tân đất nước, biết lo cho sơn hà xã tắc bằng tâm huyết điều trần.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Tìm hướng đi cho cuộc đời trong hoàn cảnh bế tắc
Vào phủ chúa Trịnh
Tái hiện một bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa nhưng ngột ngạt, yếm khí nơi phủ chúa.
Biểu hiện mới:
- Tư tưởng trung quân mờ nhạt dần và tư tưởng yêu nước mang tinh thần dân chủ.
- Tưởng canh tân đất nước.
- Nhấn mạnh vai trò của người trí thức đối với đất nước.
- Cảm hứng yêu nước của văn học nửa cuối thế kỉ XIX mang âm hưởng bi tráng.
Vì sao nội dung yêu nước giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX mang tinh thần dân chủ?
Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước tiếp xúc với phương Tây mà ý thức hệ phong kiến có những biểu hiện rạn nứt. Tư tưởng yêu nước theo ý thức hệ phong kiến bộc lộ những bảo thủ, hạn chế.
- Một số trí thức phong kiến, mặc dù xuất thân từ Nho giáo nhưng do tiếp xúc với phương Tây nên họ mang tinh thần dân chủ.
Gợi ý :
Vì sao nội dung yêu nước trong văn học nửa cuối thế kỷ XIX mang cảm hứng bi tráng?
Gợi ý:
Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa quật khởi nhưng đều bị đàn áp đẫm máu.
- Nh?ng điểm cơ bản về nội dung nhân đạo của các tác phẩm và đoạn trích sau:
+ Tự tỡnh (II)
+ Bài ca ngất ngưởng
+ Thương vợ
+ Khóc Dương Khuê.
- So với các giai đoạn trước, cảm hứng nhân đạo trong van học giai đoạn này có nh?ng biểu hiện gỡ mới?
Tác phẩm
Những biểu hiện của nội dung nhân đạo
Tự tình
Con người ý thức về bi kịch duyên phận, về khát vọng hạnh phúc mang dấu ấn cá nhân.
Thương vợ
Cảm thông, trân trọng những vất vả, hy sinh của người vợ.
Bài ca ngất ngưởng
Con người ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh cá nhân, sở thích cá nhân tự do phóng túng
Khóc Dương Khuê
Tình bạn cá nhân rất đời thường
BIỂU HIỆN MỚI:
- Văn học giai đoạn này đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- Văn học hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế, ý thức cá nhân đậm nét hơn.
Tại sao đến giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX cảm hứng nhân đạo mới được gọi là một trào lưu?
Gợi ý:
- Có nhiều tác giả lớn cùng viết về cảm hứng nhân đạo.
- Có nhiều tác phẩm lớn mang tư tưởng nhân đạo xuất hiện.
Theo em, vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX là khẳng định quyền sống con người hay là khẳng định con người cá nhân? Vì sao?
Gợi ý:
Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX là khẳng định quyền sống con người bởi:
- Có nhiều tác giả, tác phẩm đề cập đến quyền sống con người.
Có những tác giả lớn và tác phẩm kiệt xuất phản ánh quyền sống con người.
Giai đoạn này con người cá nhân chưa có cơ sở triết học để xuất hiện thành một trào lưu.
Hãy thống kê nhanh những đặc điểm thi pháp của văn học trung đại Việt Nam ?
II. Đặc điểm hình thức nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật
Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
Quan niệm thẩm mĩ
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.
Bút pháp
Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.
Thể loại
Ký sự, thơ thất ngôn bát cú Đường luật, lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù, văn tế, ca hành, chiếu, điều trần.
a. Tư duy nghệ thuật:
Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm trong bài:
“Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến
* Tính quy phạm:
Thể loại : thất ngôn bát cú
Hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông…
* Phá vỡ tình quy phạm:
- Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co…
- Cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần.
- Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.
=> Qua bài thơ, thấy được làng cảnh quê hương Việt Nam và tấm lòng của nhà thơ với quê hương đất nước…
b. Quan niệm thẩm mĩ:
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.
(1) Bài ca ngất ngưởng:
phơi phới ngon đông phong,
phường Hàn Phú…
-> Nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa…

(2) Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
ông tiên ngủ kĩ,
phường danh lợi…
-> Là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống.
c. Bút pháp nghệ thuật:
thiên về ước lệ tượng trưng

Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
+ bãi cát
là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ.

+ phường danh lợi – tất tả trên đường đời:
là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi.

+ đường cùng:
tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này.
d. Thể loại:
Văn tế
Ký sự
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Lục bát
Song thất lục bát
Hát nói, ca trù
Ca hành
Chiếu
Điều trần.
* THỂ KÍ:
- Kí: là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh…
- Thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân của người cầm bút. Đặc biệt kí thời trung đại viết về những điều xảy ra đối với tác giả và không hư cấu.
* VĂN TẾ:
- là một loại văn đọc khi tế, cúng người chết vì vậy nó có hình thức tế – hưởng.
- Văn tế dùng để đọc khi cúng tế các thần thánh về mùa màng… về sau văn tế ai điếu trở thành một bộ phận đặc biệt của văn học VN với những thành tựu nổi bật cả về nội dung và tư tưởng.
Trong nền văn học VN, có một bài văn tế của người vợ viết cho người chồng đã khuất đầy tình thương và rất cảm động.
Ngọc Hân công chúa
Văn tế vua Quang Trung
Văn tế sống vợ - Trần Tế Xương
Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ lục bát.
Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu viết bằng thể thơ
song thất lục bát
Ca trù tiền thân của thể hát nói. Ngay nay nhiều câu lạc bộ ca trù đã được hình thành ở miền Bắc nhằm bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa tinh thần.
Việt hóa thơ Đường đã được kết tinh ở các nhà thơ tài hoa như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Thu điếu – Nguyễn Khuyến
* Ca hành: bắt nguồn từ Trung Hoa, được tiếp nhận vào VN tương đối sớm và có những đóng góp cho sự phát triển của Văn học nước nhà. Do có tính chất không gò bó vào vần luật, thể ca hành diễn đạt những nội dung phóng khoáng và tự do.
CA HÀNH
* Chiếu: văn bản có chức năng hành chính do vua ban xuống bề tôi. Chiếu cũng được gọi là cáo, mệnh… Thuộc loại nghị luận chính trị – xã hội do đó về nghệ thuật chiếu coi trọng yếu tố lập luận và luận cứ thuyết phục người nghe. Văn phong trang trọng, lời lẻ rõ ràng tao nhã.
Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
AI NHANH HƠN
2. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
1. Đây là tên một bài thơ Nôm vừa vịnh cảnh, vừa tả tình.
3. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 1. Đây là tác phẩm nào?
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
AI NHANH HƠN
Câu 2. Đây là tác phẩm nào?
1. Bài thơ được viết theo thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu..
2. Bài thơ được lấy cảm hứng từ sự đi đường vất vả, nhọc nhằn của chính tác giả.
3. Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
AI NHANH HƠN
Câu 3. Đây là nhà thơ nào?
1. Ông xuất thân trong gia đình nhà Nho.
2. Thơ văn của ông thể hiện hai nội dung lớn là lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân
3. Ông là tác giả của những bài văn tế nổi tiếng cuối thế kỉ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4. Đây là hai câu thơ nào?
1. Thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
3. Thời điểm câu thơ nói đến là lúc đêm khuya.
2. Mở đầu cho một trong 3 bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II)
AI NHANH HƠN
AI NHANH HƠN
Câu 5. Đây là nhân vật văn học nào?
1 . Nhân vật được xây dựng như một người anh hùng.
2. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa.
3. Đây là nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
AI NHANH HƠN
Câu 6. Ông là ai?
1. Ông là người nổi tiếng tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội.
2. Có hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn
3. Là người có lối sống ngất ngưởng.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)