Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Huệ | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Nhưng nó phải bằng hai mày
Nguyễn Thị Minh Huệ - GVNT tỉnh Tuyên Quang
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
Thuộc truyện cười trào phúng
- Mục đích: phê phán
- Bố cục:
+ Mở đầu: giới thiệu nhân vật, sự việc
+ Diễn biến: Tình huống của truyện
+ Kết thúc bất ngờ
Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc
- Đọc văn bản
- Tóm tắt văn bản.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tình huống truyện
- Ngô, Cải - đánh nhau => mang nhau đi kiện ở công đường.
- Cả 2 đều hối lộ lí trưởng
- Lí trưởng nhận tiền của cả 2
b. Tính kịch trong lời đối đáp của thầy lí và Cải
- Quan hệ giữa nhân vật thầy lí và Cải: quan hệ xã hội, pháp luật.
+ Thầy lí: người xử kiện, đại diện cho nhà nước pk thực thi pháp luật, được người đời truyền tụng nổi tiếng xử kiện giỏi.
+ Cải: lao động nghèo, lo tiền đút lót thầy lí, mong được xử thắng kiện.
- Cách xử kiện của thầy lí: Không điều tra, không phân tích, vội kết án ngay không hề có sức thuyết phục.
- Tác động:
+ Cải: ngạc nhiên, vội tìm cách xin được xét lại.
+ Ngô: im lặng vì đã được xử thắng kiện.
- Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật:
+ Cải: Xin thầy lí xét lại ngầm kết hợp với cử chỉ xoè 5 ngón tay. Lẽ phải của Cải = 5 ngón tay = 5 đồng Thầy lí đã nhận.
+ Thầy lí: Hiểu ý Cải và giải thích nhanh, “hợp lí” mà bất ngờ “Tao biết mày phải ...mày”- thầy xoè 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay phải Lẽ phải của Ngô = 10 ngón tay = 10 đồng (gấp đôi của Cải) mà thầy lí đã nhận của Ngô.
- Lẽ phải không phải xuất phát từ pháp luật, công lí mà từ tiền, từ việc hối lộ. Đồng tiền là cán cân công lí, “nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Lẽ phải = Tiền.
c. Ý nghĩa phê phán của truyện
- Cải vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm tiếp tay cho tệ nạn quan liêu tham nhũng. Hành vi đút lót tiêu cực làm anh ta trở nên thảm hại, vừa đáng thương vừa đáng trách.
- Ngô thắng thế vì đút lót nhiều tiền hơn.
=> Qua truyện tác giả dân gian đã quất đòn roi vào giai cấp thống trị tham nhũng, dùng đồng tiền mà che lấp lẽ phải, đạo lý. Đồng thời tỏ thái độ vừa thương vừa trách người nông dân hối lộ.
Kết cấu: chặt chẽ, ngắn gọn
Tạo mâu thuẫn phát triển nhanh, kết
thúc bất ngờ
Nhân vật: ít, tính cách điển hình
Tạo yếu tố gây cười:Tương phản,
nghệ thuật chơi chữ

Ngôn ngữ: giản dị nhưng tinh tế


Ý nghĩa phê phán của truyện
2.2.
Nghệ
thuật
- Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa.
- Truyện cũng thể hiện thái độ vừa thương, vừa trách của dân gian đối với những người lao động như Cải. Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm; vừa đáng cười, lại vừa đáng thương, đáng trách.
III. Ý nghĩa văn bản
IV. Luyện tập
So sánh truyện cười “Tam đại con gà” và
“Nhưng nó phải bằng hai mày” theo bảng sau
Anh học trò dốt hay khoe chữ
Thầy lí, Cải, Ngô
Thói “giấu dốt” của con người
Bi kịch của hối lộ và nhận hối lộ
Luống cuống khi không biết chữ “kê”
Đã hối lộ mà vẫn bị đánh
Khi học trò đọc to “Dủ dỉ là con dù dì”
Khi thầy lí nói “nhưng nó phải bằng hai mày”
“Tao biết mày phải (1) nhưng nó lại phải (2)... bằng hai mày”.
Phải (1): lẽ phải, cái đúng, đối lập với cái sai, điều trái.
- Phải (2): điều bắt buộc cần phải có – là tiền.
Nghĩa của từ “phải”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)