Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Phương | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
Nguyễn Đức Phương-10A7
I. TÌM HIỂU CHUNG
Thể loại:

- Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc thể lại truyện trào phúng.
2. Bố cục: 3 phần.
+Thân truyện: Tiếp đến “Xin xét lại, lẽ phải về con mà!” : Diễn biến
vụ kiện giữa Ngô và Cải nhờ thầy lí xử.
+Kết truyện(còn lại): Lời giải thích của thầy lí cho cách xử của mình.
+Mở truyện(câu 1) : Giới thiệu nhân vật lí trưởng và tài đặc biệt của y.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Giới thiệu:
Mở đầu truyện, tác giả dân gian đã giới thiệu cho ta biết điều gì?
- Nhân vật lí trưởng: nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Hành động: nhận tiền đút lót của Cải và Ngô
Theo em, cách giới thiệu này có tác dụng gì cho câu chuyện kể?
 Tạo mâu thuẫn cho câu chuyện.
2. Khi xử kiện:
Buổi xử kiện diễn ra như thế nào?
- Lí trưởng tuyên bố: Ngô thắng kiện, đánh Cải 10 roi
Em có nhận xét gì về cách xử kiện của viên lí trưởng?
 cách xử kiện: không cần điều tra, phân tích mà kết án ngay
Cách xử kiện như vậy đã gây phản ứng gì?
- Cải phản ứng:“ Cải vội xoè năm ngón tay … lẽ phải về con mà”
Lời nói và hành động của Cải có những ý nghĩa gì?
 Lời nói đầy và động tác đầy ẩn ý, gây cười: 5 ngón tay = 5 đồng = lẽ phải
Viên lí trưởng đã xử lí ntn trước hành động và phản ứng của nhân vật Cải?
- Cử chỉ và hành động của lí trưởng:“Cũng xoè năm ngón tay … tay mặt”
Phân tích ý nghĩa những cử chỉ và ý nghĩa câu trả lời của viên lí trưởng?
 Ý nghĩa:
+ 10 ngón tay = 10 đồng đã nhận của ngô (gấp đôi của Cải) = gấp đôi lẽ phải
+ Lẽ phải đã bị che lấp
- Lời nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày!”
 Lối chơi chữ: “phải”
+ Chỉ cái đúng, người đúng
+ Số tiền cần phải có
Tiếng cười mà tác giả dân gian muốn phê phán trong cách xử kiện này là gì?
 Tiếng cười bật ra: lẽ phải được đo bằng tiền.
Đại diện thực thi pháp luật, nổi tiếng xử kiện giỏi.
Người lao động, xích mích, kiện Cải. Lót 10 đồng mong thắng kiện
Người lao động, xích mích, kiện Ngô. Lót 5 đồng,mong thắng kiện

Xòe 5 ngón tay trái úp lên bàn tay phải + mày phải...nó phải bằng hai
Cải 5 đồng, Ngô = 5 x 2 đồng
Cải phải, Ngô phải gấp 2 lần.
Tiếng xử kiện giỏi >Phê phán cách xử kiện, vạch trần bản chất tham nhũng
KHI

XỬ

KIỆN
Xòe 5 ngón tay + lẽ phải về con
Đã lót 5 đồng = lẽ phải
Hối lộ, chắc thắng >< thua, bị đánh
Nạn nhân - thủ phạm
Đáng thương – đáng trách
3. Ý nghĩa phê phán của truyện:
- Phê phán lối xử kiện bằng tiền của quan lại.
- Ngầm khuyên mọi người hãy sống hoà thuận để tránh lâm vào cảnh kiện tụng.
Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật.
Xây dựng những yếu tố mâu thuẫn bất ngờ, phi lôgíc
=> tạo tiếng cười.
- Sử dụng cử chỉ, hành động, hình thức chơi chữ..
2. Nội dung.
Phê phán cái xấu, cái đáng cười => trí thông minh , tinh thần lạc quan
và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)