Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày

Chia sẻ bởi Trầm Thị Long Tuyền | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NHƯNG NÓ PHẢI
BẰNG HAI MÀY
TAM ĐẠI CON GÀ.
Mục tiêu bài học:
Thực chất của mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.
Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với hình ảnh quan lại và tình cảnh bi hài của người lao động trong xã hội xưa khi lâm vào kiện tụng.
Trọng tâm:
- Cái hay của nghệ thuật “tự bộc lộ”
-Nghệ thuật gây cười.
I. Tìm hiểu chung:
1.Phân loại truyện cười: có hai loại
-Truyện khôi hài: mục đích giải trí, giáo dục.
-Truyện trào phúng: phê phán các nhân vật thuộc tầng lớp trên và thói hư tật xấu của nhân dân.
2. “Tam đại con gà” & “Nhưng nó phải bằng hai mày”
a.Thể lọai: truyện cười trào phúng
b.Đại ý: phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.
II.Đọc- hiểu văn bản
1.“Tam đại con gà”:
a.Mâu thuẫn trái tự nhiên (gây cười ) ở nhân vật thầy đồ:
-Anh học trò học dốt mà “hay nói chữ”: giới thiệu bản chất của thầy đồ dốt nhưng lại khoe giỏi .
 tiếng cười chưa bật ra.
a.Mâu thuẫn trái tự nhiên (gây cười ) ở nhân vật thầy đồ:

-“Thầy” dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết: “kê” là “gà” nên nói liều: “dủ dỉ là con dù dì”. “Thầy”sợ sai, bảo học trò đọc nhỏtiếng cười bật ra vì sự liều lĩnh dốt nát mà sĩ diện giấu dốt của thầy đồ.
- Khấn xin thổ công xin được đài âm dương, đắc chí tự cho là mình giỏi  cho trò đọc to  tiếng cười bật ra càng thú vị: dốt mà còn mê tín.
-Khi bị phát hiện mình dốt thì tìm cách chống chế (giấu dốt) với lý do : “dạy cho cháu biết tam đại con gà”.
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt lại còn giấu dốt, càng giấu dốt thì bản chất dốt càng bộc lộ rõ.
 tiếng cười bật lên từ sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ để giấu dốt ( Thủ pháp nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”).
Sự việc 1: thầy giảng chữ “kê” - (lần đầu).

Sự việc 2: thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, bảo học trò đọc khẽ.
Học trò dốt nhận làm thầy dạy trẻ
dốt >< liều lĩnh
dốt >< thấp thỏm
giấu dốt >< đắc chí
1. Mâu thuẫn gây cười ở nhân vật thầy đồ:
Cười
Cười
Cười
Sự việc 4 – thầy chống chế, biện minh với chủ nhà giảng chữ “kê” (lần ba)
Cười
giấu dốt >< lộ dốt
Sự việc 3: thầy khấn thổ công và cho học trò đọc to lời giảng:”kê”(lần hai).
b.Ý nghĩa phê phán của truyện:


Phê phán thói giấu dốt của con người trong xã hội. Đồng thời ngụ ý khuyên răn mọi người chớ giấu dốt, mạnh dạn học hỏi không ngừng.
2.“Nhưng nó phải bằng hai mày”

a.Quan hệ giữa Cải và thầy lí trước khi xử kiện:
-Quan hệ này đã được dàn xếp (Cải đã đút lót tiền trước cho thầy lí)
-Mâu thuẫn đột ngột xuất hiện khi thầy lí tuyên bố đánh Cải mười roi.
Một bên xin xét lại, một bên cứ kết án
Cảnh nghèo
Cảnh xử kiện
Chịu chịu đòn, xử oan
Xoè 5 ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm.
“Xin xét lại, lẽ phải về con mà !”
Cải đã lót tay thầy 5 đồng
Nhắc thầy lí, lẽ phải thuộc về Cải.
Ngô lót tay thầy 10 đồng.
 Lẽ phải của Ngô gấp đôi Cải.
“Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !”
Xoè 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt (tay phải).
CỬ CHỈ, LỜI NÓI VÀ DỤNG Ý CỦA CẢI VÀ THẦY LÍ
b.Sự kết hợp giữa hai ngôn ngữ trong truyện (lời nói và động tác):
b.Sự kết hợp giữa hai ngôn ngữ trong truyện (lời nói và động tác)
-Lẽ phải của Cải = năm ngón tay xòe
-Hai lần lẽ phải của Ngô = năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải.
→ “Nó phải bằng hai mày”
→ Lẽ phải = tiền
Giá trị tố cáo của truyện: lẽ phải đối với lý trưởng “xử kiện giỏi” ở đây được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. (Tiền nhiều thì lẽ phải nhiều, tiền ít thì lẽ phải ít).
c.Nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí
-Phải:
+Lẽ phải, là cái đúng, đối lập với cái sai (tính chất).
+Điều bắt buộc phải có (số lượng tiền).
→ Là hình thức chơi chữ độc đáo của truyện cười.
 Lời của thầy lí vừa có lí vừa vô lí(có lí trong mối quan hệ với ba nhân vật; vô lí trong xử kiện)
Thể hiện một cách sinh động, hài hước bản chất tham nhũng, thói quen ăn đút lót của bọn quan lại.
d.Bàn luận về nhân vật Ngô và Cải:
Họ vừa là nạn nhân – thủ phạm. Hành vi tiêu cực làm cho Cải rơi vào tình cảnh bi hài,vừa đáng thương vừa đáng trách.
III. Kết luận:
Tác giả dân gian đả kích bản chất xấu xa của “giới trí thức” và bọn quan lại phong kiến nông thôn đương thời : cậy quyền, tham lam, dốt nát.Tiếng cười còn chứa đựng ước mơ một xã hội công bằng, nhân ái .
Củng cố:

-Ý nghĩa và nghệ thuật gây cười.
-Từ đó, nắm được đặc trưng của truyện cười
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trầm Thị Long Tuyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)