Tuần 8. Luật thơ

Chia sẻ bởi Hà Huy Yên | Ngày 09/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 8. Luật thơ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng

hội thi giáo viên giỏi
thành phố
Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng
Trường THPT Lê Hồng Phong


Bài dự thi giáo viên giỏi thành phố
Môn: Văn - Tiếng Việt



Họ và tên giáo viên: Lê Thị Kim Dung
Năm học: 2003 - 2004

1. Kiểm tra bài cũ
2. Tiếng trong truyền thống thơ ca
3. Tiếng" là căn cứ để lập ra các thể thơ:
4. "Tiếng" là căn cứ để ngắt nhịp trong mỗi câu thơ:
5. "Thanh" của mỗi "tiếng" là căn cứ xác định luật bằngtrắc
6. "Vần" của mỗi "tiếng" là căn cứ để xác định "hiệp vần":
7. Luyện Tập
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Phân tích tính nhạc trong đoạn văn sau:

" Tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương Tây, đỏ rực lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."
("Hai đứa trẻ " - Thạch Lam)

" Tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."
("Hai đứa trẻ " - Thạch Lam)
/
Chương III: Thi luật
Bài10 : Tính nhạc trong văn tiếng Việt
Vai trò của "tiếng" trong thơ ca

I. Tính nhạc trong văn tiếng Việt.
II. Vai trò của "tiếng" trong thơ ca.
(tiết 76)
1. "Tiếng" trong truyền thống thơ ca:
"Cây trúc xinh cây trúc mọc
bên đình
Chị Hai xinh chị Hai đứng
một mình cũng xinh
Cây trúc xinh cây trúc mọc
bên chùa
Chị Ba không yêu tôi cũng
lấy đạo bùa cùng yêu"
? Em có nhận thấy giữa bài ca dao và làn điệu dân ca vừa được nghe có mối quan hệ gì không?
+ Lời của bài ca dao chính là lời của làn điệu
dân ca.
? Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa thơ và ca?
+ Thơ có thể ca, ca có thể dùng thơ làm lời.
? Yếu tố nào thể hiện mối quan hệ giữa thơ với ca ?
+ "Tiếng" là cái cầu nối gắn thơ với ca.
? Hãy tìm ví dụ về các thể thơ lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn ?
? Đây là những câu thơ được làm theo thể gì? Cơ sở nào giúp em xác định được thể thơ đó của câu thơ ?
? "Tiếng" có vai trò như thế nào trong việc xác lập thể thơ ?
“TiÕng” lµ c¨n cø ®Ó lËp ra c¸c thÓ th¬:
? - Các thể thơ dân gian của ta và các thể thơ mượn của Trung Quốc xưa đều lấy số "tiếng" trong một câu thơ để xác định.
2.
? Hãy xác định nhịp của câu ca dao sau :
" Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ bảo qua cầu gió bay" ?
? Cơ sở nào giúp các em xác định được nhịp câu thơ?
“TiÕng” lµ c¨n cø ®Ó ng¾t nhÞp trong mçi c©u th¬:
Nhịp thơ căn cứ vào số "tiếng" trong mỗi bộ phận câu thơ.
3.
-> Ngắt nhịp thơ lục bát : 2 / 2 / 2
2 / 2 / 2 / 2
hoặc 4 / 4
-> Ngắt nhịp thơ thất ngôn bát
cú Đường luật : 4/3
Hãy xác định nhịp của hai câu thơ sau :
" Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa "
("Qua đèo Ngang" - Bà huyện Thanh Quan)
? Nhận xét thanh của các "tiếng" ở vị trí 2, 4, 6 trong cặp câu thơ lục bát sau: " Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tâm xuân "?
? Trèo lên cây bưởi hái hoa
1 / B / 3 / T / 5 / B Bước xuống vườn cà hái nụ tâm xuân
1 / T / 3 / B / 5 / T / 6 / B
? Nhận xét thanh của các "tiếng" ở vị trí 2, 4, 6 trong hai câu thơ thất ngôn sau:
" Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng "
("Thương vợ " - Trần Tế Xương)
? Quanh năm buôn bán ở mom sông
1 / B / 3 / T /5 / B / 7
Nuôi đủ năm con với một chồng
1 / T / 3 / B / 5 / B / 7

? Theo em, "thanh" của mỗi "tiếng" có vai trò gì trong thơ?
“Thanh” cña mçi “tiÕng” lµ c¨n cø x¸c ®Þnh luËt b»ngtr¾c:
4.
Ví dụ:
" Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
? Sự hiệp vần này có tác dụng gì ?
Liên kết các câu thơ.
5.
? Hãy xác định vần của bài ca dao trên ?
+Hiệp vần : là cách liên kết câu thơ này với câu thơ kia bằng"vần"
của "tiếng" trong câu thơ này trùng hợp hay gần trùng
hợp với "vần" của "tiếng" trong câu thơ kia.
? "Vần" của mỗi "tiếng" có vai trò gì trong thơ?
* Kết luận: "Tiếng" có vai trò vô cùng quan trọng trong
ngôn ngữ thơ.

5. "Vần" của mỗi "tiếng" là căn cứ để xác định "hiệp vần":
- "Vần chính" :
"vần" của hai "tiếng" hoàn toàn trùng hợp.
- "Vần thông":
"vần" của hai "tiếng" không hoàn toàn trùng hợp.
- "Vần chân" (cước vận) :
"vần" của "tiếng" ở cuối câu thơ.
- "Vần lưng" (yêu vận) :
"vần" của "tiếng" ở giữa câu thơ.
Ví dụ:
" Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
Chương III: Thi luật
Bài 10: Tính nhạc trong văn tiếng Việt
Vai trò của "tiếng" trong thơ ca
I. Tính nhạc trong văn tiếng Việt
II. Vai trò của "tiếng" trong thơ ca (tiết 76)
1."Tiếng" trong truyền thống thơ ca
Thơ có thể ca, ca có thể dùng thơ làm lời
Tiếng là cái cầu nối gắn thơ với ca
2. "Tiếng" là căn cứ để lập ra các thể thơ
3. "Tiếng" là căn cứ để ngắt nhịp trong mỗi câu thơ
4. "Thanh" của mỗi "tiếng" là căn cứ xác định luật bằng trắc
5. "Vần" của mỗi tiếng là căn cứ để xác định hiệp vần
* Kết luận: "Tiếng" có vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ thơ.
Luyện tập
Luyện tập:
" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
?Bài hát này được phổ nhạc từ bài thơ nào ?
"Viếng lăng Bác" - Viễn Phương
+ Nhịp thơ thay đổi uyển chuyển : 4 - 4, 4 - 3, 3 - 4

" Con ở miền Nam/ ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương/ hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre/ xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa/ đứng thẳng hàng"
Cách ngắt nhịp, cách hiệp vần đã góp phần làm cho giọng điệu của đoạn thơ đọc lên nghe xúc động, ngọt ngào, dễ nhớ, dễ thuộc. Bài thơ vì thế giàu giá trị nội dung và đạt đến chuẩn mực của tính nhạc.
? Hãy xác định thể thơ ?
+ Thể thơ : tự do
? Hãy xác định cách hiệp vần của đoạn thơ ?
+ Hiệp vần : Gieo vần thông
? Hãy phân tích vai trò của tiếng trong việc ngắt nhịp thơ?
Tìm một đoạn thơ và chỉ ra vai trò của "tiếng" trong đoạn thơ đó
Bài tập về nhà:
Xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Huy Yên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)