Tuần 7. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Nguyệt | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1.Viết chiếu cầu hiền tác giả chủ yếu nhằm vào đối tượng nào?


a. Tất cả những người chưa hiểu về Quang Trung.

b. Những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho gia.

c. Những nho sĩ tức thời

d. Quân đội cũ trong triều đình nhà Lê.

2.Nhận định nào đúng với đường lối cầu hiền của vua Quang Trung?

a. Không phù hợp với thực tiễn.

b. Rộng mở, cụ thể, dễ thực hiện.

c. Chung chung, khó thực hiện.

d. Phức tạp và nhiều yêu cầu.

4. Qua bài chiếu, vua Quang Trung hiện lên là con người như thế nào?


a. Văn võ song tòan.


b. Có tầm nhìn xa trông rộng.


c. Có lòng thương dân sâu sắc.


d. Có tư tưởng cầu tiến.

5. Chiếu cầu hiền thuộc loại văn nào?

a. Thuyết minh.

b. Tự sự.

c. Nghị luận.

d. Biểu cảm.

6. Vì sao tác giả lại lấy hình ảnh trong cuốn sách Luận ngữ để đặt vấn đề?

a. Vì đó là cuốn sách nổi tiếng, tất cả mọi người đều biết.

b. Vì đó là cuốn sách kinh điển của Nho gia, những người hiền tài đều biết.

c. Vì đó là cuốn sách đầu tiên mà mọi người phải học.

d. Vì đó là cuốn sách mà Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đều thích.

7. Dòng nào không đúng về cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh?

a. Có kẻ bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng.

b. Có kẻ làm quan nhưng im lặng, không dám bày tỏ ý kiến riêng.

c. Có kẻ làm quan nhưng làm việc cầm chừng.

d. Có nhiều người dâng lên kế sách dựng nước.
8. Trong đọan mở đầu Xin lập khoa luật tác giả vào đề bằng cách nào?

a. Trực tiếp

b. Gián tiếp

c. Phản bác

d. So sánh
9. Dòng nào nói đúng nhất về ý nghĩa của bản điều trần Xin lập khoa luật?

a. Chỉ ra sự lỗi thời của đạo Nho trong xã hội đương thời?

b. Nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết phải lập khoa luật.

c. Nêu lên sự hiểu biết của tác giả về luật pháp.

d. Nêu lên các việc làm sai luật của vua chúa đương thời.
10.Ý nào không đúng với mục đích của Nguyễn Trường Tộ khi nhắc tới lời của Khổng Tử trong đọan 2 của bản điều trần?

a. Cho thấy ông là người rất am hiều về đạo Nho và người sáng lập ra nó.

b. Để chỉ ra những điều bất cập trong cách làm việc của vua chúa.

c. Để giúp cho việc lập luận của tác giả có sức thuyết phục hơn.

d. Để phủ nhận giá trị của đạo Nho trong đời sống xã hội bấy giờ.
? Trong tác phẩm “chiếu cầu hiền”, tại sao nhà vua-người có quyền cao nhất không lệnh, gọi, mời, mà phải cầu?
Cầu thể hiện tấm lòng chân thành, khao khát của vua đối với hiền tài, những người có tài năng và tự trọng.
Tiếng Việt

Th?c h�nh v? nghia c?a t? trong s? d?ng
I.Thực hành về sự chuyển nghĩa và từ nhiều nghĩa.

II. Thực hành về từ đồng nghĩa .
I/Thực hành về sự chuyển nghĩa và từ nhiều nghĩa :
1.Bài tập 1/tr 74:
a. Xác định nghĩa của từ “lá” trong câu
“Lá vàng trước gió kẽ đưa vèo”
( Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến)
Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: Lá
chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành
cây, ngọn cây.Lá thường có màu xanh, đa
phần có dáng mỏng.

b.Từ “lá” còn dùng theo nhiều nghĩa:
b.Từ “lá” còn dùng theo nhiều nghĩa:
2/ Bài số 2/ tr 74:
* Đặt câu với mỗi từ theo nghĩa để chỉ cả con người:
- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.
- Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
- Anh ấy là một tay súng giỏi.
- Nhà nó đông miệng ăn
- Thật là một bộ óc siêu việt
-Chia nửa tim mình cho đất nước
Đời thường rũ sạch những lo toan.

3/Bài tập 3/ trang 75

* Củng cố kiến thức về sự chuyển nghĩa của từ:
1. Cơ sở của sự chuyển nghĩa :
Dựa trên mối quan hệ tương đồng nào đó giữa các đối
tượng được từ gọi tên.Từ đó chuyển tên gọi từ một đối tượng
cũ sang đối tượng mới  Lúc đó, nghĩa của từ có sự chuyển
đổi.
2.Các cách chủ yếu để chuyển nghĩa từ:
-Ẩn dụ ( dựa trên mối quan hệ tương đồng).
-Hoán dụ ( dựa trên mối quan hệ tương cận).
3.Kết quả của sự chuyển nghĩa :
-Tạo nên những từ nhiều nghĩa.
-Làm phong phú cho cách biểu hiện nội dung của ngôn từ
trong diễn đạt.
II/ Thực hành về từ đồng nghĩa :
1.Bài 4/ trang 75:
a/-Tìm từ đồng nghĩa với từ “cậy”, “chịu” trong 2 câu thơ :
Cậy em , em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
- Đồng nghĩa với “cậy” : nhờ, mượn.
- Đồng nghĩa với “chịu”: nhận, vâng, nghe.
b/-Giải thích lý do tác giả dùng “cậy”, “chịu”:
+ Dùng “cậy” nhằm thể hiện sự tin tưởng của Kiều với Vân.
+Dùng “chịu” là thái độ Kiều vừa nhờ nhưng lại vừa buộc Vân ở thế phải nhận lời.
2/Bài 5/ trang 75:
Câu 1 :
Chọn “canh cánh” nhằm thể hiện tâm trạng
thường xuyên trăn trở, nhớ nước không nguôi
của Bác Hồ.
Câu 2 :
Chọn “liên can” vì các từ khác không phù hợp
với quan hệ ngữ pháp trong câu.
Câu 3 :
Chọn từ “bạn” vì từ này phù hợp về quan hệ
nghĩa, vừa phù hợp về sắc thái biểu cảm .
* Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa :
1. Đồng nghĩa :
Là những từ khác nhau về hình thức âm thanh, nhưng
biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản.
2.Cách sử dụng:
Trong một ngữ cảnh nhất định, ở một mức độ nhất định,
các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau.Tuy vậy giữa
chúng vẫn có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa và biểu
cảm.
Khi sử dụng cần có sự lựa chọn từ ngữ thích hợp với văn cảnh và nội dung.
3.Các loại từ đồng nghĩa :
-Từ đồng nghĩa ổn định (hi sinh, từ trần, toi, nghẻo…).
-Từ đồng nghĩa lâm thời.(đi, về, thôi, chán sống…)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)