Tuần 7. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Chia sẻ bởi ung thi sam | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 27- Tiếng Việt

THỰC HÀNH
VỀ NGHĨA CỦA TỪ
TRONG SỬ DỤNG
I/Thực hành về sự chuyển nghĩa và từ nhiều nghĩa :
1.Bài tập 1/tr 74:
a. Xác định nghĩa của từ “lá” trong câu
“Lá vàng trước gió kẽ đưa vèo”
( Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến)
- Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây.Lá thường có màu xanh, đa phần có hình dáng mỏng, dẹt.


Bộ phận cơ thể người hoặc động vật có hình dáng giống lá cây
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


Vật bằng giấy mỏng, có bề mặt như lá cây
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


b.Từ “lá” còn dùng theo nhiều nghĩa
Vật bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây

Quan hệ tương đồng


Ẩn dụ


Vật bằng tre nứa cây cỏ, có bề mặt mỏng như lá cây

Quan hệ tương đồng
Ẩn dụ

Vật bằng kim loại, có bề mặt dát mỏng như lá cây
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


2/ Bài số 2/ tr 74:
* Đặt câu với mỗi từ theo nghĩa để chỉ cả con người:
- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.
- Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
- Anh ấy là một tay súng giỏi.
- Nhà nó đông miệng ăn
- Thật là một bộ óc siêu việt
- Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của dân tộc, có trái tim nhân ái.

3/Bài tập 3/ trang 75
- Gịong ngọt như mía lùi
- Nó đã phải nếm trải vị đắng của tình đầu.
- Lời lẽ của cô ấy thật là cay độc
- Nhan sắc của cô ấy thật mặn mà.
- Gịong nói nghe thật chua chát.
- Câu pha trò nhạt như nước ốc.

*Củng cố kiến thức về sự chuyển nghĩa của từ:
1.Khái niệm:
-Là hiện tượng chuyển tên gọi của từ, từ một đối tượng cũ sang đối tượng mới dựa trên một mối quan hệ nào đó giữa các từ được gọi tên.
2.Các cách chủ yếu để chuyển nghĩa từ:
-Ẩn dụ ( dựa trên mối quan hệ tương đồng).
-Hoán dụ ( dựa trên mối quan hệ tương cận).
3.Kết quả của sự chuyển nghĩa :
-Tạo nên những từ nhiều nghĩa.
-Làm phong phú cho cách biểu hiện nội dung của ngôn từ trong diễn đạt.
4.Bài học;
-Người viết/ nói: có thể chuyển nghĩa cho từ dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng được biểu hiện.
- Người đọc/nghe: dựa vào nghĩa gốc, chuyển để lĩnh hội nghĩa của từ mới.
II. Thực hành về từ đồng nghĩa:
1.Tìm từ đồng nghĩa với từ cui cút trong câu văn: Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó ( Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu).
2.Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cui cút để nói về hoàn cảnh sống của người nông dân mà không phải từ đồng nghĩa khác?
Gợi ý:
1. Từ đồng nghĩa với từ cui cút: côi cút.
2.Lí do NĐC chọn từ cui cút:
+ Là phương ngữ, phù hợp với hoàn cảnh xuất thân của người nông dân Nam Bộ.
+Không chỉ có nghĩa chỉ sự bơ vơ, không nơi nương tựa mà còn diễn tả sự vất vả, âm thầm, lẻ loi và cảnh làm ăn nhỏ lẻ của người nông dân Nam Bộ trong một điều kiện sống lạc hậu, nghèo khổ cuối thế kỉ XIX ở VN.
+Thể hiện tấm lòng xót thương, sự thấu hiểu tận cùng cảnh sống của người nông dân NB của Đồ Chiểu.
2/Bài 5/ trang 75:
Câu 1:
- Chọn “canh cánh” nhằm thể hiện tâm trạng thường xuyên trăn trở, nhớ nước không nguôi của Bác Hồ.
Câu 2 :
- Chọn “liên can” vì các từ khác không phù hợp với quan hệ ngữ pháp trong câu.
Câu 3 :
-Chọn từ “bạn” vì từ này phù hợp về quan hệ nghĩa, vừa phù hợp về sắc thái biểu cảm .
*Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa :
1. Đồng nghĩa là gì?
- Là những từ khác nhau về hình thức âm thanh, nhưng biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản.
Các loại từ đồng nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa ổn định ( hi sinh, từ trần, toi, nghoẻo…)
+ Từ đồng nghĩa lâm thời (đi, về, thôi, chán sống..)
2.Cách sử dụng:
-Trong một ngữ cảnh nhất định, ở một mức độ nhất định, các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau.Tuy vậy giữa chúng vẫn có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa và biểu cảm.
-Khi sử dụng:
+ Người viết/ nói cần có sự lựa chọn từ ngữ thích hợp với văn cảnh, nội dung và sắc thái biểu cảm.
+ Người nghe/ đọc cần phân biệt giá trị khác nhau của từ để lĩnh hội thích đáng nội dung được biểu hiện.
Bài tập củng cố:
Bài 1 :Tìm từ đồng nghĩa với từ cui cút trong câu văn: Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó ( Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu).
Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cui cút để nói về hoàn cảnh sống của người nông dân mà không phải từ đồng nghĩa khác?
Gợi ý:
- Từ đồng nghĩa với từ cui cút: côi cút.
- Giá trị của từ cui cút:
+ Là phương ngữ, phù hợp với hoàn cảnh xuất thân của người nông dân Nam Bộ.
+Không chỉ có nghĩa chỉ sự bơ vơ, không nơi nương tựa mà còn diễn tả sự vất vả, âm thầm, lẻ loi và cảnh làm ăn nhỏ lẻ của người nông dân Nam Bộ trong một điều kiện sống lạc hậu, nghèo khổ cuối thế kỉ XIX ở VN.
+Thể hiện tấm lòng xót thương, sự thấu hiểu tận cùng cảnh sống của người nông dân NB của Đồ Chiểu.
Bài tập củng cố :Cho tập hợp các từ sau:
Mũi ngắn, mũi tẹt mũi thẳng, mũi trâu, mũi to, mũi diều hâu, mũi thuyền, mũi tàu, mũi ca nô, mũi gươm, mũi giáo, mũi súng, mũi tên, mũi Cà Mau, mũi Né,nhúng mũi, chõ mũi, dính mũi, chúi mũi.
1. Xác định nhóm từ mũi có nghĩa gốc, ở nhóm đó, từ mũi có nghĩa gì?
2. Nhóm các từ mũi có nghĩa chuyển, xác định những nghĩa khác nhau của từ mũi trong từng nhóm đó, điền vào bảng( Phiếu học tập)
Gợi ý:
1-Nhóm từ mũi có nghĩa gốc: mũi ngắn, mũi tẹt mũi to, mũi diều hâu, mũi thẳng. Từ mũi có nghĩa : chỉ một bộ phận cơ thể người, động vật, có thuộc tính: có đỉnh nhọn nhô ra phía trước.
Nhóm từ mũi có nghĩa chuyển:
+ mũi thuyền, mũi tàu, mũi ca nô
+ mũi tên, mũi súng, mũi gươm, mũi giáo
+ mũi Cà Mau, mũi Né
+ nhúng mũi, chõ mũi, dính mũi, chúi mũi

Phương tiện giao thông có đỉnh nhọn nhô ra phía trước
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


Vũ khí có đỉnh nhọn.


Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


2-Từ “mũi” dùng theo nghĩa chuyển

Bộ phận lãnh thổ có đặc điểm địa hình nhô ra phía trước.
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


Tập trung , can thiệp vào một việc không dính líu đến mình.
Quan hệ tương đồng

Ẩn dụ


2- Từ “mũi” dùng theo nghĩa chuyển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ung thi sam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)