Tuần 7. Tây Tiến
Chia sẻ bởi Khuyet Danh |
Ngày 09/05/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Đọc văn:
Tây tiến
Quang Dũng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (Dậu), sinh năm 1921 Tại Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, từ trần năm 1988 tại Hà Nội.
Quang Dũng làm thơ viết văn và có vẽ tranh.
Tác phẩm: Rừng biển quê hương(1957), Mùa hoa gạo(truyện ngắn 1950), Đường lên Châu Thuận(1964)...
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là đơn vị quân đội có nhiệm vụ phối hợp vơi bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở thượng lào
Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua phía tây Thanh Hoá
Lính Tây Tiến phần đông là người Hà Nội, họ sống hào hoa lãng mạn, yêu nước hồn nhiên, ra trận đầy tráng chí. Tuy vậy họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ vô cùng thiếu thốn vật chất, sốt rét hoành hành dữ dội.
Đoàn quân Tây Tiến sau về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng của trung đoàn đó, năm 1948 nhà thơ chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ Tây Tiến nên viết bài thơ này ( lúc đầu lấy tên là Nhớ Tây Tiến).
II. Đọc- Hiểu bài thơ.
1. Đọc- cảm nhận:
Giọng điệu kiêu hùng lãng mạn bi tráng, chú ý đến những câu " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm...Ngàn thước len cao ngàn thước xuống...Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...".
2. Bố cục bài thơ:
4 phần
3. Phân tích bài thơ:
a. Phần một ( 14 câu đầu):
* Hai câu: " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
- Câu 1: " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
+ Tiếng gọi tha thiết về miền đất lịch sử đã hoá thành tâm hồn.
+ Đẩy không gian, thời gian vào kỷ niệm thương nhớ.
- Nghệ thuật:
Điệp nguyên âm "ơi", điệp từ "nhớ":
+ Nỗi nhớ gọi nỗi nhớ xếp lớp khôn nguôi
+ Nỗi nhớ dâng thành hình dáng, trong không gian, thời gian mông lung vô định.
Cụ thể nỗi nhớ
* Hai câu: " Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi".
- Hình ảnh:
Đoàn quân Tây Tiến đi về trong đêm sương.
- Từ ngữ:
" sương lấp" :
Đoàn quân đi trong sương mù.
"Đoàn quân mỏi":
Đoàn quân đi trong dãi dầu mệt mỏi.
" hoa về trong đêm hơi":
ánh đuốc đoàn quân đi về trong đêm, như hoa về trong bập bềnh sương khói
- Địa danh: " Sài khao", " Mường Lát":
Gợi không gian xứ lạ hoang sơ.
=> Đoàn binh đi về trong mịt mù sương núi, dãi dầu mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn hào hoa lãng mạn, cảm nhận vẻ đẹp ánh đuốc trong bập bềnh khói sương như hoa về trong đêm hơi lãng đãng.
* Bốn câu tiếp: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi"
- Giọng điệu thơ:
Gân guốc, hào hùng.
- " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăn thẳm".
+ Thanh điệu:
Dày đặc thanh trắc.
+ Âm hưởng:
Nhọc nhằn, nặng nề.
+ Từ ngữ: " khúc khuỷu", "thăm thẳm": láy tượng hình
Vẽ ra con đường quanh co, hiểm trở, gập ghềnh, khó nhọc.
- Câu: " Heo hút cồn mây súng ngửi trời".
+ Bút pháp:
Cường điệu, nhân hoá
+ Vẽ ra độ cao chót vót chạm trời mây.
+ Vẽ hành động tươi trẻ tinh nghịch của người lính: Cho " súng ngửi trời".
- " Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống".
+ Nhịp thơ:
4/3, bẻ gãy câu thơ thành hai khúc.
+ Đẩy độ cao đến tận cùng, kéo độ dốc xuống thăm thẳm.
- "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
+ Thanh điệu:
Toàn thanh bằng trải dài.
+ Âm hưởng:
Mượt mà, êm ái.
Vẽ ra một không gian bát ngát, vẽ ra sự sảng khoái nhẹ nhõm của người lính khi đạt đến độ cao tận cùng, băng mắt ngang trời để ngắm nhìn " Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
=> Người lính hành quân giữa một thiên nhiên hoành tráng, gập ghềnh, hiểm trở, đi về trong dãi dầu mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn yêu đời.
=> Tác giả đã tạo ra một bản nhạc đầy ấn tượng, dữ dội mà uyển chuyển, réo rắt mà man mác.
* Hai câu: " Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quyên đời"
- Miêu tả:
Cái chết của người lính Tây Tiến
- Từ ngữ:
" không bước nữa... bỏ quyên đời":
+ Nói giảm, nói tránh.
+ Tiếng nói của tình thương.
+ Cái chết xả thân cho lí tưởng.
Cảm hứng thơ bi tráng hào hùng.
* Hai câu: " Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
- Thời gian: " chiều chiều...đêm đêm":
triền miên giữa rừng thiêng núi hiểm.
- Hình ảnh thơ:
Thác gần thét, cọp trêu người
Dữ dội
=> Vẽ ra một thiên nhiên hoang dại dữ dội, đầy hiểm nguy rình rập.
* Hai câu: " Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
- Âm điệu thơ:
Mềm mại, thanh nhẹ.
- Hình ảnh thơ: "cơm lên khói", "mùa em", " nếp xôi".
Gợi thương gợi nhớ cảnh và tình người Mai Châu: vời vợi hương vị nếp xôi, ấm áp bàn tay em gái chăm chút thương yêu dịu dàng.
* Tiểu kết:
Những câu thơ hào hoa lãng mạn đã khắc hoạ thành công hình ảnh một thiên nhiên miền Tây dữ dội, hoành tráng; bao la, bát ngát; gập ghềnh, hiểm trở; trong đó nổi lên hình ảnh những người lính Tây Tiến vừa hào hoa vừa kiêu dũng, vừa lãng mạn vừa anh hùng.
2. Phanf 2
Tây tiến
Quang Dũng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (Dậu), sinh năm 1921 Tại Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, từ trần năm 1988 tại Hà Nội.
Quang Dũng làm thơ viết văn và có vẽ tranh.
Tác phẩm: Rừng biển quê hương(1957), Mùa hoa gạo(truyện ngắn 1950), Đường lên Châu Thuận(1964)...
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là đơn vị quân đội có nhiệm vụ phối hợp vơi bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở thượng lào
Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về qua phía tây Thanh Hoá
Lính Tây Tiến phần đông là người Hà Nội, họ sống hào hoa lãng mạn, yêu nước hồn nhiên, ra trận đầy tráng chí. Tuy vậy họ phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ vô cùng thiếu thốn vật chất, sốt rét hoành hành dữ dội.
Đoàn quân Tây Tiến sau về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng của trung đoàn đó, năm 1948 nhà thơ chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ Tây Tiến nên viết bài thơ này ( lúc đầu lấy tên là Nhớ Tây Tiến).
II. Đọc- Hiểu bài thơ.
1. Đọc- cảm nhận:
Giọng điệu kiêu hùng lãng mạn bi tráng, chú ý đến những câu " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm...Ngàn thước len cao ngàn thước xuống...Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...".
2. Bố cục bài thơ:
4 phần
3. Phân tích bài thơ:
a. Phần một ( 14 câu đầu):
* Hai câu: " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
- Câu 1: " Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!"
+ Tiếng gọi tha thiết về miền đất lịch sử đã hoá thành tâm hồn.
+ Đẩy không gian, thời gian vào kỷ niệm thương nhớ.
- Nghệ thuật:
Điệp nguyên âm "ơi", điệp từ "nhớ":
+ Nỗi nhớ gọi nỗi nhớ xếp lớp khôn nguôi
+ Nỗi nhớ dâng thành hình dáng, trong không gian, thời gian mông lung vô định.
Cụ thể nỗi nhớ
* Hai câu: " Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi".
- Hình ảnh:
Đoàn quân Tây Tiến đi về trong đêm sương.
- Từ ngữ:
" sương lấp" :
Đoàn quân đi trong sương mù.
"Đoàn quân mỏi":
Đoàn quân đi trong dãi dầu mệt mỏi.
" hoa về trong đêm hơi":
ánh đuốc đoàn quân đi về trong đêm, như hoa về trong bập bềnh sương khói
- Địa danh: " Sài khao", " Mường Lát":
Gợi không gian xứ lạ hoang sơ.
=> Đoàn binh đi về trong mịt mù sương núi, dãi dầu mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn hào hoa lãng mạn, cảm nhận vẻ đẹp ánh đuốc trong bập bềnh khói sương như hoa về trong đêm hơi lãng đãng.
* Bốn câu tiếp: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi"
- Giọng điệu thơ:
Gân guốc, hào hùng.
- " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăn thẳm".
+ Thanh điệu:
Dày đặc thanh trắc.
+ Âm hưởng:
Nhọc nhằn, nặng nề.
+ Từ ngữ: " khúc khuỷu", "thăm thẳm": láy tượng hình
Vẽ ra con đường quanh co, hiểm trở, gập ghềnh, khó nhọc.
- Câu: " Heo hút cồn mây súng ngửi trời".
+ Bút pháp:
Cường điệu, nhân hoá
+ Vẽ ra độ cao chót vót chạm trời mây.
+ Vẽ hành động tươi trẻ tinh nghịch của người lính: Cho " súng ngửi trời".
- " Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống".
+ Nhịp thơ:
4/3, bẻ gãy câu thơ thành hai khúc.
+ Đẩy độ cao đến tận cùng, kéo độ dốc xuống thăm thẳm.
- "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
+ Thanh điệu:
Toàn thanh bằng trải dài.
+ Âm hưởng:
Mượt mà, êm ái.
Vẽ ra một không gian bát ngát, vẽ ra sự sảng khoái nhẹ nhõm của người lính khi đạt đến độ cao tận cùng, băng mắt ngang trời để ngắm nhìn " Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
=> Người lính hành quân giữa một thiên nhiên hoành tráng, gập ghềnh, hiểm trở, đi về trong dãi dầu mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn yêu đời.
=> Tác giả đã tạo ra một bản nhạc đầy ấn tượng, dữ dội mà uyển chuyển, réo rắt mà man mác.
* Hai câu: " Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quyên đời"
- Miêu tả:
Cái chết của người lính Tây Tiến
- Từ ngữ:
" không bước nữa... bỏ quyên đời":
+ Nói giảm, nói tránh.
+ Tiếng nói của tình thương.
+ Cái chết xả thân cho lí tưởng.
Cảm hứng thơ bi tráng hào hùng.
* Hai câu: " Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
- Thời gian: " chiều chiều...đêm đêm":
triền miên giữa rừng thiêng núi hiểm.
- Hình ảnh thơ:
Thác gần thét, cọp trêu người
Dữ dội
=> Vẽ ra một thiên nhiên hoang dại dữ dội, đầy hiểm nguy rình rập.
* Hai câu: " Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
- Âm điệu thơ:
Mềm mại, thanh nhẹ.
- Hình ảnh thơ: "cơm lên khói", "mùa em", " nếp xôi".
Gợi thương gợi nhớ cảnh và tình người Mai Châu: vời vợi hương vị nếp xôi, ấm áp bàn tay em gái chăm chút thương yêu dịu dàng.
* Tiểu kết:
Những câu thơ hào hoa lãng mạn đã khắc hoạ thành công hình ảnh một thiên nhiên miền Tây dữ dội, hoành tráng; bao la, bát ngát; gập ghềnh, hiểm trở; trong đó nổi lên hình ảnh những người lính Tây Tiến vừa hào hoa vừa kiêu dũng, vừa lãng mạn vừa anh hùng.
2. Phanf 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Khuyet Danh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)