Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thảo | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:







Thiết kế bài giảng: Nguyễn Thị Thảo
Giáo viên trường THPT Thạch Thành I
Tiết 19 - Đọc văn:
TÂY Tiến
(Quang Dũng).
I-Tìm hiểu chung:




GT khái quát về tác giả, bài thơ và đoàn quân Tây Tiến.
Phần tiểu dẫn trình bày nội dung chính gì?
1- Tác giả: Quang Dũng (1921- 1988).
-Tên khai sinh Bùi Đình Diệm,
bút danh là Qung Dũng.
- Quê: Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây.
- Xuất thân trong gia đình nho học.
- Quá trình trưởng thành:
+ Học đến bậc trung học, sau CM
tháng tám nhập ngũ.
+ Sau 1954, làm biên tập viên nhà xuất
bản văn học.

+ Là một nghệ sĩ tài hoa: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc.
+ Nhưng được biết trước hết Quang Dũng là một nhà thơ- một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt khi ông viết về người lính.
+ Tác phẩm chính: Mây đầu ô (1986); Thơ văn Quang Dũng (1988).

2- Bài thơ: Tây Tiến- Quang Dũng.











Một chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến.
2- Bài thơ: Tây Tiến.


Bài thơ ra đời khi nhà thơ chuyển sang đơn vị khác, bồi hồi nhớ về đơn vị cũ tại Phù Lưu Chanh ông viết bài thơ này (1948).Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến, rút trong tập Mây đầu ô.
3- Đoàn quân Tây Tiến:
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và sự hiểu biết về đoàn quân TT?
- Thành phần:
Đa số là TN
Hà Nội
- Địa bàn hoạt
động: miền núi
rừng phía Tây
Tổ quốc.
- Điều kiện
sinh hoạt:
thiếu thốn.

Hoàn cảnh chung:
đánh trận tử vong ít,
sốt rét tử vong
nhiều.
II- Đọc - hiểu khái quát văn bản:
- Chủ đề: Bài thơ miêu tả nỗi nhớ da
diết của tác giả về đồng đội trong
những chặng đường hành quân chiến
đấu gian khổ, đầy thử thách, hi sinh
trên cái nền của TN miền Tây Bắc Bắc
Bộ hùng vĩ, dữ dội. đồng thời thể hiện
những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến.
Bố cục: tự bài thơ chia 4 phần- SGK.
- Cảm hứng chính của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.Nó luôn gắn bó với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ.Tạo vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.


Đọc bài thơ:
-Phát biểu chủ đề?
-Tìm bố cục?
- Cảm hứng chính của bài thơ?

III- Đọc - hiểu chi tiết văn bản:
* Đọc - hiểu bài thơ theo mạch cảm xúc.
Em chọn hướng
đọc - hiểu
chi tiết
như thế nào ?
Nỗi nhớ đã tạc lên
bức chân dung của
người lính Tây Tiến.
Người lính
Tây Tiến
giữa khung
cảnh thiên
nhiên hùng
vĩ, dữ dội.
Người lính
Tây Tiến
giữa cảnh
núi rừng
thơ mộng.
Nỗi nhớ -
Khẳng định
lí tưởng
chiến đấu
và tình
cảm đồng
đội .
III- Đọc - hiểu chi tiết văn bản:
1- Mạch cảm xúc của bài thơ:


Mạch cảm xúc bắt đầu từ nỗi nhớ: "Sông Mã xa rồi..."

Đọc đoạn 1- Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu bằng chi
tiết nào? Hãy phân tích mạch cảm xúc ấy?
? Câu thơ mở đầu giới thiệu điều gì.
- Câu thơ mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ: Miền Tây (sông Mã đại diện)
Đoàn quân Tây Tiến
Câu thơ vừa như lời tâm sự, vừa như lời gọi có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc cho bài thơ.Hai hình tượng song song kết đọng nỗi nhớ.
? "Chơi vơi": một nỗi nhớ không định hình được, không dễ gọi tên.Tái hiện những kí ức lúc đậm lúc nhạt. Nó bồng bềnh khó tả. Có lúc nó chợt đến bằng hình ảnh vừa sống động, vừa lung linh, lâng lâng, tuy không mạnh mẽ nhưng không kém phần quyết liệt.

2- Nỗi nhớ đã tạc lên bức chân dung của người lính Tây Tiến:
a- Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
























+ Sài Khao, Mường Lát: Hai địa danh mang vẻ hấp dẫn của xứ lạ.
+ Hai câu thơ diễn tả vẻ đẹp huyền ảo. Đoàn quân đi trên đỉnh núi cao mù sương và dừng ở những bản làng, với gió núi và hoa rừng .đầy lãng mạn.







Em cảm
nhận được
điều gì ở
hai câu
thơ này?


- Nỗi nhớ như vượt ra trạng thái lung linh, mờ ảo, chơi vơi để làm hiện lên rõ nét thiên nhiên miền Tây và cuộc hành quân của người lính Tây Tiến: đầy gian khổ, thử thách và hi sinh.
Cuộc hành quân đi qua núi cao vực thẳm :

Những câu thơ tiếp theo (câu 5- 12) miêu tả gì ?
Cảm nhận của em về cuộc hành quân này?
+ Từ láy: khúc khuỷu Đường hành quân gập ghềnh, quanh co,
thăm thẳm đèo dốc, vực thẳm.
heo hút Gợi sự khó nhọc, gian khổ của người lính




+ Hình ảnh(1) "Cồn mây": thế đứng của núi tưởng cao chạm mây.
(2) "Súng ngửi trời": đẹp, hồn nhiên,vừa ngộ nghĩnh vừa tinh nghịch, một phong cách rất lính của Quang Dũng.
Gian khổ là thế nhưng ta vẫn tìm thấy niềm vui tinh nghịch của người lính. Lúc này, người lính đã vượt lên đỉnh núi cao, súng chạm mây trời. Rất lạc quan.
(3) "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống", ở đây: núi tiếp núi, đèo nối đèo, hết lên cao lại xuống thấp, đoàn quân đi trong sương mù và mưa rừng.

+ Đặc biệt câu thơ: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".










Câu thơ toàn vần bằng, rất nhẹ nhàng, ta cảm giác như người lính được trút bớt sự khó nhọc. Đồng thời, diễn tả âm thanh những trận mưa rừng đều đều không ngớt. Mưa ở một không gian rộng, xa dưới chân núi trắng trời mà đoàn quân Tây tiến hành quân trong gió núi, mưa rừng.
Hai câu thơ: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"




Đường hành quân đâu chỉ có đèo cao, cồn mây, dốc thẳm; đâu chỉ có mưa ngàn, muỗi rừng, vắt núi mà còn có biết bao thử thách của rừng thiêng từ ngàn đời mang vẻ hoang sơ và bí mật, hùng vĩ và oai nghiêm. Đó là:
+ Âm thanh Gầm thét (của thác). Sự nguy hiểm,
Cọp trêu người. cái chết đang rình rập đe doạ.Và như để thách trí can trường các chiến binh Tây Tiến.
- Xen vào giữa đoạn thơ hình ảnh:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
Những gì đã xảy ra trên nẻo đường trường chinh máu lửa ấy ?
"Gục lên
súng mũ"

"Không bước
nữa"
"Bỏ quên
đời"
Những cụm từ thay thế cho từ chết, tuy vẫn trào lên sự xót xa,
thương tiếc, chiến tranh là thế, nhưng ở đây Quang Dũng đã coi cái
chết nhẹ như một giấc ngủ.Cái bi thảm lùi đi để cái tráng, cái hào
hùng nổi lên.
Như vậy, nghệ thuật tạo hình và phối hợp thanh điệu đem đến một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa dữ dằn. Vượt lên tất cả là người lính Tây Tiến bất chấp gian khổ, vững bước trên đường hành quân mặc dù cái chết lúc nào cũng rình rập ập tới.
- "Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".



Hai câu thơ
cuối đoạn gợi
cho em có
suy nghĩ gì?
"Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
Đây là điểm đến, điểm hẹn của
cuộc hành quân. Người lính Tây Tiến
sau chặng đường gian khổ đã dừng lại,
tạm nghỉ chân ở một bản làng nào đó thuộc đất Mai Châu.
Hình ảnh Cơm lên khói Gợi sự ấm cúng,gần gũi.
Thơm nếp xôi Những bữa cơm đơn giản
giữa rừng, hương vị ngọt ngào của nắm xôi em trao để tình quân dân nặng hơn tình cá nước.
Câu cuối đoạn 7 tiếng chỉ có một thanh trắc, nó nhẹ nhàng gợi cảm giác vương vấn lan toả trong tâm hồn người đọc, người nghe. Nó bắc cầu cho mạch cảm xúc ở những câu thơ tiếp theo.
b- Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng:
* Củng cố tiết 1: Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào?
A- Đang ở đơn vị Tây Tiến.
B- Khi đã chuyển sang đơn vị công tác khác.
C- Khi đã rời khỏi quân đội.
D- Khi đang nằm ơe viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát.
Câu 2: Nên hiểu câu thơ "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!" thế nào cho đúng và đủ ý hơn?
A- Nhà thơ đã xa rời dòng sông Mã.
B- Đơn vị Tây Tiến đã xa rời dòng sông Mã.
C- Cả sông Mã và đơn vị Tây Tiến đều đã xa vời đối với nhà thơ.
D- Nhà thơ đã xa dòng sông Mã và đơn vị Tây Tiến, nhưng ông vẫn như đang sống giữa đơn vị Tây Tiến, sống trong thuở Tây Tiến.
Câu 3: Hai câu thơ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi".
gợi ra một thiên nhiên Tây Bắc với đặc điểm như thế nào?
A- Khắc nghiệt, dữ dội.
B- Thơ mộng, lãng mạn.
C- Cả A, B đều đúng.
D- cả A, B đều sai.
Câu 4: Câu thơ "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"cho thấy người lính Tây Tiến đang ở vị trí nào ?
A- Đang ở lưng chừng dốc.
B- Đang ở trên đỉnh núi cao nhất.
C- Đang xuống tới gần chân dốc.
D- Đang ở trong một cái hang núi trên cao.
Câu 5: Câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" là cảnh được quan sát khi nào ?
A- Người lính đang trên đường lên dốc.
B- Người lính đang trên đường hành quân ở đỉnh núi cao.
C- Người lính đang tạm nghỉ ở một sườn dốc núi cao.
D- Người lính đã vượt xong dốc, đang ngồi nghỉ ở chân núi.
Câu 6- Nên hiểu như thế nào về hai dòng thơ sau:
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời" .
A- Nói về cái chết của người lính trong lúc đang hành quân.
B- Nói về giấc ngủ thanh thản của người lính sau khi vượt xong dốc núi.
C- Nói về người lính bị ngất đi sau khi cố hết sức để vượt dốc núi.
D- Cả A, B, C đều sai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)