Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Phạm Thế Long | Ngày 09/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Quang Dũng
tác giả- tác phẩm
1.Tác giả.

Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921-1988).
Quê quán: Đan Phượng- Hà Tây.
Các tác phẩm chính: "Mùa hoa gạo"( truyện ngắn, 1950).
"Nhà đồi"" (truyện kí, 1970).
"Gương mặt Hồ Tây" ( bút kí, 1984).
"Mây đầu ô`` (1986).
Phong cách nghệ thuật: Hào hoa, lãng mạn.
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Tây Tiến: Là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, phần lớn là thanh niên Hà Nội.
Nhiệm vụ: Phối hợp bộ đội Lào, để bảo vệ biên giới Việt Lào, tiêu hao lực lượng Pháp.
Địa bàn hoạt động: Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ.
Một ngày cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, nhà thơ nhớ về đơn vị cũ, viết lên bài thơ.
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ
Nỗi nhớ (Tây Bắc + Người lính Tây Tiến)
Tây Tiến =
(Cảm hứng lãng mạn + Bút pháp bi tráng)
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Phân tích.
I. Nỗi nhớ dựng kỉ niệm thành bức tranh Tây Bắc nhấp nhô núi rừng hiểm trở hùng vĩ.
II. Nỗi nhớ toả ra trong tình quân dân thắm thiết và Tây Bắc mộng mơ.
III. Nhớ về người lính Tây Tiến gian khổ mà hào hùng lãng mạn.
I. Nỗi nhớ dựng kỉ niệm thành bức tranh Tây Bắc nhấp nhô núi rừng hiểm trở, hùng vĩ.
1. Nỗi nhớ được đánh thức qua nhiều địa danh thân thiết.
Sài Khao.
Mường Lát.
Pha Luông.
Mường Hịch
Mai Châu
Địa danh không sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian.
Mà theo logic và trật tự của cảm xúc.
2. Hiện về với thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở bằng nhạc và họa.
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thưỡc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Bằng nhạc
Bằng hoạ
C1: Gập ghềnh nhiều thanh trắc(5/7), điệp từ "dốc".
C1: Nửa đầu nhìn từ dưới lên, nửa sau nhìn từ trên xuống.
C3: Nhịp 4/3 bẻ đôi câu thơ bên hai sườn dốc núi.
C4: Đột ngột hạ xuống toàn thanh bằng.
C2: Trải dài theo chiều rộng "heo hút cồn mây".
Chiều cao: thể hiện qua "súng ngửi trời".
3. Nỗi nhớ tạo ra nhiều vẻ lạ của núi rừng Tây Bắc.
Vẻ hoang dại
bí mật
Bút pháp
biến ảo
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét.
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".
Tiểu kết.
" Chúng tôi hành quân bằng đôi chân thực sự đã nếm mùi Tây Tiến. Chúng tôi mở rừng, ăn rừng, ngủ rừng" (Quang Dũng)
Hiện thực.
Lãng mạn.
II. Nỗi nhớ toả ra trong tầng cảm xúc tình quân dân thắm thiết và Tây Bắc mộng mơ.
1. Cảnh đêm liên hoan lửa trại.
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.
Kìa em xiêm áo tự bao giờ"
ánh sáng
rực rỡ
âm nhạc
chơi vơi.
Con người duyên
dáng tình tứ
"Bừng lên hội
đuốc hoa"
"Khèn lên
man điệu"
"Kìa em"
"Nàng e ấp"
2. Cảnh sông nước mây trời Tây Bắc mộng mơ.
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy.
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ"
"Có nhớ dáng người dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".
Tây Bắc
mộng mơ
Không gian
phủ một "chiều sương"
huyền thoại
"Hồn lau"- linh hồn
của tạo vật.
"hoa đong đưa"
làm duyên
trên mặt nước.
Con người
bảng lảng trong màn
sương của nỗi nhớ.
Chỉ có sự trong vắt của thơ mộng và bình yên với
cảm hứng lãng mạn thuần khiết.
Chiến tranh dường như tạm thời vắng mặt
trong khoảnh khắc hiếm có này.
III. Nhớ về người lính Tây Tiến gian khổ mà hào hùng, lãng mạn.
1. Hình dáng bề ngoài và tâm hồn bên trong.
Hình dáng bề ngoài
Không
mọc tóc
Xanh
màu lá
Sốt rét
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm."
Cái tột cùng của người lính
"dữ oai hùm".

Cái tột cùng của bệnh tật
"không mọc tóc"

Khí phách đè bẹp
bệnh tật.
Tâm hồn bên trong.
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".
"Mộng rớt" hay
"lãng mạn"?

2. Tư thế lên đường vì lí tưởng và sự hi sinh của họ.
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Cả bốn câu thơ đều nói về cái chết
Nhưng "không câu nào giống câu nào"
C1
cái chết
biểu hiện
qua
"nấm mồ"
C2
vang
thành
lời thề
"sông núi"
C3
về với
"đất mẹ"
trong sự
thanh thản
của người
làm tròn
nghĩa vụ
C4
"khép lại"
cái chết
bằng
sự tiễn đưa
của sông Mã

Bi tráng
Tổng kết
1.Về nội dung.
Qua việc thể hiện nỗi nhớ về đồng đội thân yêu, nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn, kiêu hùng của người lính Tây Tiến trong kháng chiến chống Pháp.
2.Về nghệ thuật.
* Nghệ thuật tạo hình đặc sắc
* âm điệu da diết
* Kết cấu ngôn ngữ mới mẻ
* CHLM+BPBT tài tình
" Gần 60 mươi năm đã trôi qua, mặc dù có những lúc phải chịu sự đánh giá khát khe, nhưng đến nay, "Tây Tiến" đã trở về đúng với vị trí xứng đáng và tích cực của nó: một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp" (GS.Hà Minh Đức).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thế Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)