Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Trang | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TÂY TIẾN

(Quang Dũng)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷ dốc tham thẳm
Heo hút cồn mây súng gửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước n?a
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Dêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhơ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
*
* *

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kỡa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chan xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
*
* *

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá d? oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Dêm mơ Hà nội dáng Kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
*
* *
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Dường lên tham thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.


*Tác phẩm chính:
Mùa hoa gạo ( Truyện ngắn, 1950); Rừng biển quê hương (Tập thơ in chung, 1957); Đường lên Châu Thuận (Tập thơ, 1964); Rừng về xuôi (Truyện kí, 1968); Mây đầu ô (Tập thơ,1986),...
I/ Vài nét về tác giả, tác phẩm


*Cuộc đời:
- Quang Dũng (1921-1988), tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phùng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, viết văn, vẽ tranh nhưng nổi bật nhất vẫn là thơ.
- Sau 1954, ông công tác văn hoá văn nghệ ở Liên khu 3.
1) Quang Dũng

2/ Bài thơ “Tây Tiến”:
a/ Hoàn cảnh ra đời:
- Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến, từng làm Đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vị khác.
- Trong đợt học tập chỉnh huấn ở làng Phù Lưu Chanh, Hà Đông, ông bồi hồi nhớ lại đơn vị cũ và viết bài thơ với nhan đề “Nhớ TT”. Năm 1957 khi in lại lấy tên là “Tây Tiến”. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
b/ Bố cục:
- Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Cảm hứng về cuộc hành trình đầy
gian khổ và hào hùng của các chiến sĩ Tây Tiến.
- Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm đầy vui vầy, hào hứng thắm tình quân dân.
- Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Chân dung người lính TT và sự hi sinh bi tráng của họ.
- Bốn câu kết thúc: lời thề của các chiến sĩ Tây Tiến.

b/ Chủ đề:
“Tây Tiến” diễn tả nỗi nhớ da diết của tác giả về đồng đội với những chặng đường hành quân chiến đấu gian khổ, đầy thử thách hi sinh trên miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Bài thơ thể hiện những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính TT.
II/ Phân tích:
1) Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội
a. Bốn câu đầu
*) Câu 1,2:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

- Mở đầu là tiếng gọi cụ thể: Sông Mã, núi rừng Tây Bắc, đoàn binh Tây Tiến. Ba hình tượng kết đọng nỗi nhớ của nhà thơ.
- Nỗi nhớ ấy da diết bao trùm cả không gian, thời gian. “Nhớ chơi vơi” tái hiện kí ức lúc đậm lúc nhạt, bồng bềnh khó tả.
- Hai câu thơ có nhiều thanh bằng cùng từ ngân, vang, đặt cuối dòng tạo độ mênh mang dàn trải của nỗi nhớ. Nỗi nhớ là mạch cảm xúc chủ đạo để nhà thơ tái hiện những kỉ niệm về TB.
*)Câu 3 và 4 :

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Đoàn quân đi trên núi cao như bị chìm lấp trong màn sương. Nỗi vất vả, mỏi mệt của họ như bị chìm lấp đi trên nền thiên nhiên đẹp ấy.
- Hai địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi lên vẻ hấp dẫn của bản làng Tây Bắc. Người đọc có cảm giác như hương, hoa rừng đang lan toả trong màn sương khói bảng lảng. Thiên nhiên đẹp, lãng mạn và thơ mộng.

- Hai câu thơ có mười bốn âm tiết thì ba âm tiết thanh trắc, mười một âm tiết thanh bằng nó tạo ra âm hưởng đều đều, lan toả khiến bức tranh thiên nhiên đẹp không chỉ có hình mà còn có hồn, lung linh huyền ảo.
b) Bốn câu tiếp:
*) Câu 5,6:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Câu 5: Miêu tả dốc núi bằng những từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm đầy giá trị tạo hình, kết hợp với sự phối thanh (câu thơ có 7 tiếng thì 5 tiếng mang thanh trắc, gắt) như khắc sâu cái gập ghềnh, hiểm trở của núi rừng TB.
=>Tô đậm nỗi vất vả của người lính trên đường hành quân gian khổ, khắc nghiệt.
Câu 6: - Là câu thơ đặc biệt sáng tạo, độ cao của dốc núi được đo bằng một loại “thước” riêng của người lính: Súng ngửi trời.
- Súng ngửi trời được coi là nhãn tự vì nó đã gây được nhiều liên tưởng cho người đọc (độ cao chóng mặt của dốc núi; cách nói ngộ nghĩnh của người lính)

=> Hình ảnh người lính tinh nghịch, lạc quan hành quân trên núi cao như đi trên tầng mây, mũi súng trạm đỉnh trời. Họ không bị chìm đi mà nổi bật đầy thách thức trước thiên nhiên khắc nghiệt.

*) Câu 7: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Nhịp ngắt 4/3 làm cho câu thơ như bị bẻ đôi và chia thành 2 vế:
• Một vế diễn tả độ cao: dốc núi cao vút lên ngàn thước.
• Một vế diễn tả độ sâu: dốc núi đổ xuống gần như thẳng đứng, thăm thẳm không cùng.
+ Câu thơ nói lên thực tế đầy gian lao của người lính.
=> Ba câu thơ diễn tả thiên nhiên miền TB không chỉ hùng vĩ mà còn dữ dội khốc liệt. Người đọc cảm thấu nỗi vất vả gian khó của người lính TT.
*) Câu 8: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Câu thơ toàn thanh bằng nhẹ nhàng, bay bổng, mở ra một không gian bao la có những ngôi nhà bồng bềnh trong biển khơi sương trắng.

+ Câu thơ tả cảnh rất đẹp, vừa thực, vừa ảo đầy lãng mạn. Nó như một nét vẽ mềm mại điểm vào những nét vẽ gân guốc trong 3 câu thơ đầu. Vì thế, nó đã kịp cân bằng cho cả đoạn thơ, tạo sự hài hoà cho thiên nhiên và con người trong bức tranh thơ này.

c) 6 câu tiếp:9,10,11,12,13,14:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ai Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp sôi.
- Câu 9,10: Miêu tả hình ảnh người lính trên đường hành quân, có những người gục trên súng mũ thiếp đi,không bước nữa và bỏ quên đời. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh được QD miêu tả thật sáng tạo, khiến sự bi luỵ chìm đi, nhẹ nhàng mà hùng tráng.
- Câu 11,12: QD một lần nữa khắc sâu vẻ hùng vĩ hoang sơ của núi rừng TB. Mường Hịch một địa danh cụ thể nhưng cách phối thanh, khiến ta như nghe được cả tiếng bước chân cọp trong đêm. Tây Bắc còn hiện lên với sự oai linh nơi rừng thiêng.

Câu 13,14 kết thúc đột ngột cho cả đoạn thơ: Sau bao nhiêu gian khó băng rừng vượt núi, lội suối trèo đèo, người lính Tây Tiến tạm dừng chân ở một bản làng nào đó của Mai Châu. Hương thơm nếp sôi nghi ngút, xua tan hết mệt mỏi, khiến người lính tươi vui hẳn lên. Đó là hương thơm ngậy của một loại nếp nương, là tình người TB vương vấn trong lòng nhà thơ.
*) Tiểu kết 1:
Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Cả đoạn thơ đầu đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, hùng vĩ, hoang sơ và đoàn quân Tây Tiến qua nỗi nhớ của nhà thơ.
- Các câu thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ phong phú, đa chiều làm cho đoạn thơ gây ấn tượng, khắc sâu vào lòng độc giả.

*) Bốn câu thơ đầu:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ.
- Bốn câu thơ làm dịu hẳn không khí dữ dội của núi rừng và đã miêu tả được nét đẹp đặc trưng của miền Tây Bắc với “man điệu”, với “đuốc hoa”, với sự uyển chuyển “e ấp” tình tứ của các cô gái với các chàng trai, với vũ điệu lâm tơi...tạo nên ấn tượng khó phai trong tâm hồn người lính trẻ TT.
- Với bút pháp lãng mạn và những từ ngữ, hình ảnh ấn tượng, Quang Dũng đã nói lên được niềm vui của người lính trẻ như bốc men say trong đêm hội liên hoan thắm tình quân dân. Rõ ràng, đâu chỉ có gian khổ khắc nghiệt, người lính đâu chỉ có hi sinh mà trong họ còn có những kỉ niệm đẹp, thơ mộng về Tây Bắc một miền quê nên thơ, giàu tình nghĩa.
2) Người lính Tây Tiến giữa cảnh núi rừng thơ mộng:
*) Bốn câu sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
- Hai câu đầu tả cảnh vật trong chiều sương.Trong những triền lau lất phất bóng xám bạc theo gió đẩy đưa ấy như có cái hồn của cảnh vật quyến luyến, phảng phất trong gió trong cây.
- Hai câu sau Quang Dũng gợi mà không tả. Hoà hợp với dáng người trên độc mộc là những bông hoa rừng, dập dềnh, đong đưa, làm duyên trên dòng nước lũ.
- Bốn câu thơ thể hiện cái nhìn lãng mạn, nét vẽ tinh tế, gợi cảm, tạo hình, rất ấn tượng của Quang Dũng. Tác giả phác hoạ bức tranh thiên nhiên hoang dại nhưng có hồn và thơ mộng.

*) Tiểu kết 2:
- Đoạn thơ thứ hai này hai là bức tranh tươi mát, duyên dáng, mĩ lệ, thắm thiết tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và trên dòng sông đẹp đậm màu cổ tích, huyền thoại.
- Đoạn thơ được viết với cảm hứng lãng mạn, tài hoa của Quang Dũng. Tác giả sử dụng thành công thủ pháp lắp ghép điện ảnh, bằng lối ghi cận cảnh,sắc mạnh, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng về con người và núi rừng Tây Bắc.
3) Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến
a. Bốn câu thơ đầu:
“TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Câu 1 và 2:
+ Quang Dũng đã chọn những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạo nên bức tượng đài tập thể, khái quát được tất cả gương mặt của đoàn quân. Chỉ một nét phác họa mà tác giả miêu tả được cả ngoại hình và nói lên được cái phong thái oai phong, dữ dội khác thường của người lính cùng sự thiếu thốn, gian khổ làm họ xanh xao, rụng tóc, trọc đầu.
+ Hình ảnh gây ấn tượng “đoàn binh không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” tạo ra vẻ lạ kỳ của người lính. Ở đây, Quang Dũng đã tô đậm, khắc sâu dáng vẻ bên ngoài của người lính, nhằm diễn tả sự thật khốc liệt của chiến tranh.
+ Ngòi bút lãng mạn của ông đã biến những người lính ngoài đời thành bức chân dung lẫm liệt, oai hùng. Vẻ xanh xao vì thiếu thốn, vì sốt rét của họ qua cái nhìn của nhà thơ vẫn toát lên sự oai phong của con hổ nơi rừng thiêng.
“Quân xanh màu lá” có những cách hiểu:
A - Lá ngụy trang xanh.
B - Bộ quân phục màu xanh.
C - Màu da xanh xao của người lính.
D - Cả ba cách hiểu trên.
3) Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến
a. Bốn câu thơ đầu:
“TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Câu 1 và 2:
- Câu 3 và 4:
+ Âm điệu của câu 3 rất cứng cỏi nói được sự can trường của người lính. Điều này thể hiện rõ nét qua hình ảnh “mắt trừng”. Từ “trừng” bộc lộ rõ thần thái của con người đầy sức mạnh: oai phong, lẫm liệt.
+ “Dáng kiều thơm” là hình ảnh biểu trưng cho dáng những người con gái đẹp. Ta bắt gặp ở câu thơ này một nét rất đời thường và rất thị thành của những chàng trai trí thức Hà Nội cầm súng chiến đấu nơi núi rừng Tây Bắc.
+ Hai câu thơ nói lên được nét đẹp trong tâm hồn người lính Tây Tiến. Đó là những tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa.
* Ở bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể về người lính Tây Tiến không chỉ bằng các đường nét khắc họa dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện cả thế giới nội tâm đầy mộng mơ của họ.
3) Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến
a. Bốn câu thơ đầu:
“TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Câu 1 và 2:
b. Bốn câu thơ sau:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
+ Câu 2: Thể hiện lý tưởng cao đẹp của người lính: quên mình vì Tổ Quốc. Từ “chẳng tiếc” thể hiện thái độ dứt khoát, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước, không sợ gian khổ, hi sinh.
+ Câu 1: Quang Dũng nói tới cái chết của người lính Tây Tiến nơi biên ải. Hình ảnh nấm "mồ viễn xứ" “rải rác” nơi "biên cương" gợi cái xa xôi, hẻo lánh và có cả cái bi thương. Song, cách dùng từ Hán - Việt “biên cương”, “viễn xứ” trang trọng đã chuyển cảm giác bi thương đó thành chất bi tráng. Vì thế, câu thơ có cái bi song vẫn rất tráng lệ, linh thiêng.
Câu thơ làm sống dậy ý chí mà người xưa đã từng nói: “Chết vinh còn hơn sống nhục”, làm sống dậy hình ảnh của các chiến sĩ Thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
3) Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến
a. Bốn câu thơ đầu:
“TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- Câu 1 và 2:
- Câu 3 và 4:
b. Bốn câu thơ sau:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gấm lên khúc độc hành”
+ Câu 4: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Hình ảnh “Áo bào thay chiếu” gợi cho người đọc liên tưởng tới những người lính gục ngã trên đường hành quân không có cả manh chiếu liệm xác nhưng qua cái nhìn lãng mạn và cảm hứng bi tráng của nhà thơ, thân thể họ vẫn được bọc trong tấm “áo bào” sang trọng.
- Bằng thủ pháp nói giảm (từ “về đất”), nhà thơ thể hiện thái độ "coi cái chết nhẹ tựa lông hồng" của người lính Tây Tiến.
- “Sông Mã” được nhân cách hóa để trở thành đại diện cho quê hương, đất nước tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn những người lính về với đất mẹ.
- Từ “gầm” kết hợp với cụm từ “khúc độc hành” càng tô đậm chất bi tráng.
+ Câu 3: Miêu tả cái chết thanh thản của người lính Tây Tiến.
* Bốn câu thơ diễn tả sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã thể hiện một cách chân thực hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh, đồng thời nâng nó lên tầm vóc sử thi, làm cho sự việc được mô tả đẹp một cách phi thường.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
c. Bốn câu thơ cuối:
Được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí
“TâyTiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gấm lên khúc độc hành”
- Có thể hiểu: những dòng thơ trên chính là lời thề của người lính Tây Tiến, của anh Vệ quốc quân thời kỳ kháng chiến chống Pháp như đã được truyền tụng trong một bài hát: “Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi. Nào có mong chi đâu ngày trở về”
- “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy” được dùng với nhiều ý nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến; mùa xuân của đất nước, mùa xuân của tuổi trẻ, của đất trời.
- “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” có ý nghĩa sâu xa: đó là ý chí của các chiến sĩ trẻ sang nước bạn Lào hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp. Họ quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy đến cùng, cho dù ngã xuống trên đường hành quân nhưng “hồn” (tinh thần) của họ vẫn đi cùng động đội, sống cùng đồng đội.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
* Bốn câu thơ có thể coi là khúc “vĩ thanh” lãng mạn, hào hùng về người lính Tây Tiến. Nó chính là cái đọng lại sâu thẳm trong trái tim các thế hệ độc giả.
Từ “mùa xuân” được dùng với những nghĩa sau:
A - Thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến.
B - Mùa xuân của đất nước.
C - Mùa xuân của tuổi trẻ.
D - Cả 3 nghĩa trên.
*) Tiểu kết 3:
- Đoạn thơ làm sống dậy hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh.
- Đoạn thơ cũng thể hiện cảm xúc nồng nàn mà rất đỗi chân thực của Quang Dũng về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì lịch sử một đi không trở lại.
- Bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng giúp tác giả làm nên nét đặc sắc của đoạn thơ.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.

4. KẾT LUẬN
- “Tây Tiến” được Quang Dũng biểu hiện bằng cả tâm hồn và ngọn bút tài hoa của mình. Đồng thời dựng lên tượng đài bất tử về người lính – anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ nói lên được truyền thống anh hùng của thế hệ trẻ trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống Việt Nam.
“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”.
(Giang Nam).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)