Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Dương Quốc | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
I/ GIỚI THIỆU:
1) Tác giả: QUANG DŨNG
SGK
2) Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
SGK
Tựa đề “Tây Tiến” gợi cho em cảm xúc gì ?
Đọc bài thơ. Tìm mạch cảm xúc và chia bố cục
II/ TÌM HIỂU:
1) Mạch cảm xúc:
Bài thơ viết trong nỗi nhớ thiết tha của tác giả về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ mà thơ mộng, trữ tình.
Bài thơ thấm đẫm cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng
2) Bố cục:
Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ
Đoạn 2: Những kỷ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước thơ mộng
Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến
Đoạn 4: Lời thề gắn bó
3) Phân tích:
a. 14 Câu đầu: Nh?ng ch?ng h�nh qu�n gian kh? v� c?nh thi�n nhi�n T�y B?c h�ng vi, hoang so
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Qua những hình ảnh, từ ngữ nào, hai câu đầu của bài thơ đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc?
_ Sông Mã: chứng nhân lịch sử, chảy suốt cuộc hành trình của đoàn quân Tây Tiến
_Từ láy chơi vơi: cụ thể hóa nỗi nhớ, nỗi nhớ trải dài theo con sông, nỗi nhớ ngút ngàn giữa rừng già Tây Bắc.
_ Âm hưởng vần ơi: cảm giác xa khơi vời vợi thương nhớ.
Tiếng gọi thiết tha của nỗi nhớ, khơi nguồn cho dòng kỷ niệm.

Từ đây, bao buồn vui của những chặng hành quân hiện về trong ký ức, sống động và gần gũi. Kỷ niệm nối tiếp kỷ niệm, hình ảnh nối tiếp hình ảnh, cảm xúc trào dâng cảm xúc.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Theo dòng nỗi nhớ, Tây Bắc hiện lên như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật phối thanh của hai câu thơ trên?
_ Sài Khao : sương lấp - đoàn quân mỏi ( thanh trắc : lấp-mỏi ) : sương mù dày đặc như vùi lấp cả đoàn quân.
 khắc nghiệt, giá lạnh
_ Mường Lát : hoa về - đêm hơi ( thanh bằng):hơi sương, hương hoa quyện vào nhau lãng đãng.
 huyền ảo, nên thơ

Địa danh xa xôi + nghệ thuật phối thanh : vừa diễn tả hiện thực khắc nghiệt vừa gợi một khung cảnh trữ tình, như thực, như mơ.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Những từ ngữ, những hình ảnh nào đã vẽ nên thiên nhiên Tây Bắc?
Ba câu thơ trên và câu thơ thứ 4 có sự khác nhau như thế nào? Hiệu quả nghệ thuật của sự khác nhau ấy?
_ Từ láy :+ gợi hình : Tây Bắc hoang vu, hùng vĩ với dốc, đồi chập chùng, với mây mù và vực thẳm âm u
+ gợi cảm: giác ghê rợn khi đứng trước nơi rừng thiêng nước độc
+ cảm nhận cuộc hành quân gian lao.

_ Điệp từ “dốc” và những thanh trắc liên tiếp
 Tạo sự trúc trắc, khó đọc nhằm diễn tả thế núi hiểm trở của Tây Bắc.
_ Cồn mây _ súng ngửi trời :
cách nói vừa rất thực vừa
tinh nghịch , thi vị hóa hình ảnh
người lính Tây Tiến.

Núi cao chót vót, mây nổi thành cồn, người lính hành quân trên đỉnh núi như bước trên mây, mũi súng chạm vào trời xanh.
 Hình ảnh người lính trẻ trung, lãng mạn mà rất đỗi kiêu hùng.
Hình ảnh người lính Tây Tiến gợi cho em liên tưởng đến những bài thơ nào?
_ Nghệ thuật đối lập : ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống câu thơ như bẻ đôi: nhìn lên là núi vút cao chót vót, bên dưới vực thẳm rợn người.
_ Nhà ai… : câu thơ toàn thanh bằng vẽ ra một không gian bồng bềnh trong mưa.
→Câu thơ nhẹ như hơi thở. Bỏ lại sau lưng những dốc, đồi, người lính phóng tầm mắt nhìn ra xa, thấy lòng thèm một mái nhà.

Đoạn thơ vừa có họa vừa có nhạc nhờ nghệ thuật phối thanh độc đáo.
_
Anh bạn dãi dầu không bước nũa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Câu thơ nhắc đến một hiện thực nào? Qua bút pháp của Quang Dũng, hiện thực ấy trở nên như thế nào?
_Dãi dầu – gục lên súng mũ: nét hiện thực về đời lính Tây Tiến với những mất mát, hy sinh .
 cảm xúc lãng mạn và bi tráng đã làm vơi bớt đau thương. Người lính Tây Tiến hy sinh mà tay vẫn không rời vũ khí.

_ Âm thanh của núi rừng : thác gầm thét, cọp trêu người
góp phần cực tả cái dữ dội, hoang dại của Tây Bắc.
_ Chiều chiều_ đêm đêm : Tây Bắc không chỉ đe dọa con người ở không gian hùng vĩ, hoang vu, mà còn ở thời gian khi đêm xuống.

Đoạn thơ vừa có họa vừa có nhạc nhờ nghệ thuật phối thanh độc đáo.Theo dòng kỷ niệm, bức tranh Tây Bắc hiện lên sinh động, hoang dại, dữ dội mà cũng thật nên thơ.

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

_Hình ảnh thơ yên bình. Đó là những giây phút hiếm hoi của cuộc hành quân gian khổ.
_ Từ ngữ gợi cảm: “cơm lên khói - nhớ ôi - mùa em” : cảm hứng lãng mạn, bay bổng, lâng lâng thương nhớ.
▬►Nỗi nhớ bồng bột trào dâng theo những làn khói cuộn,thơm thảo một tấm lòng biên giới.
Caâu thô
Bút pháp lãng mạn + nét hiện thực đã phác họa một Tây Bắc hoang vu, dữ dội mà cũng thật huyền ảo, cuốn hút.
♫ Nghệ thuật phối thanh gây ấn tượng đặc sắc, đoạn thơ vừa có nhạc, vừa có họa, vừa gợi cảm giác.
Chặng đường hành quân của Tây Tiến đã phần nào thể hiện chân dung người lính: gian khổ, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.
b) Đoạn 2 : Những kỷ niệm đầm ấm tình quân dân
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Nhận xét về giọng thơ ở khổ thơ này?
Những từ ngữ nào gợi lên cho em một trường liên tưởng lạ?
Qua đó ta cảm nhận thêm điều gì về người lính Tây Tiến?
_ Bừng :+ bừng tỉnh trước niềm vui đột ngột
+ bừng sáng một rừng đuốc đêm liên hoan
_Kìa em: ngạc nhiên trước những cô gái đẹp lộng lẫy như những nàng dâu
_ Đuốc hoa, xiêm áo, e ấp : các từ ngữ gợi lên trường liên tưởng về một lễ cưới tưng bừng.
Tâm hồn lính trẻ yêu đời, lãng mạn, đa tình. Tiếng khèn, điệu nhảy đã đưa hồn lính đến những giấc mơ, những chân trời mới. Trong cuộc vui người lính Tây Tiến vẫn không quên nhiệm vụ: mơ ngày về Viên Chăn quét sạch bóng quân thù


Qua bút pháp lãng mạn , đoạn thơ tái hiện thật sinh động một đêm liên hoan ở biên giới. Giọng thơ rộn rã khi nhắc lại những kỷ niệm vui vầy, đầm ấm tình quân dân thắm thiết.
Xin cám ơn quý thầy cô
đã tham gia buổi học cùng chúng em !
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Ở khổ thơ này, giọng thơ và hình ảnh thơ gợi lên cảm giác gì?
Câu hỏi tu từ + giọng thơ buồn man mác.
Hình ảnh như nhòa đi trong màn sương chiều bảng lảng gợi niềm chia ly không hẹn ước.
Dáng người – nước lũ – hoa đong đưa : kỷ niệm về một chuyến vượt thác giữa mùa nước lũ.
Từ láy “ đong đưa” gợi nhiều liên tưởng: hoa đong đưa hay mắt người đong đưa tình tứ trong chiều chia tay.
Đoạn thơ không chỉ phác họa một khung cảnh sông nước thơ mộng mà còn gói trọn tâm tình của tác giả : lưu luyến, nhớ thương, ngậm ngùi.
c ) Đoạn 3 : Chân dung người lính Tây Tiến:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
_ Không mọc tóc – quân xanh màu lá: cực tả những gian khổ , thiếu thốn của người lính Tây Tiến: sốt rét rừng hành hạ, đói ăn, thiếu ngủ  Quang Dũng có một cách nói “ lạ hóa” : không phải là tóc không mọc mà là không mọc tóc. Nước da xanh vì gian khổ thiếu thốn được ví như màu lá ngụy trang.
_ Mắt trừng: thể hiện lòng căm thù giặc+ tinh thần trách nhiệm cao độ, ngày đêm canh giữ biên giới không một phút lơ là.
_ Ngoại hình > < Tính cách : Vẻ ngoài xanh xao tiều tụy nhưng ý chí quyết tâm vẫn hừng hực cháy.
_ Mơ Hà Nội dáng kiều thơm: Giây phút mộng mơ lãng mạn của người lính trẻ vốn xuất thân là trí thức đất Hà thành. Giấc mơ đó không làm mềm lòng người lính, trái lại còn là động lực thôi thúc họ chiến đấu để sớm ngày về với thủ đô thân yêu.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
_ Từ láy: “rải rác” dọc đường hành quân, đã bao lần Tây Tiến gởi lại núi sông những hồn lính trẻ, những khuôn mặt dãi dầu, những nấm mồ lấp vội.
_ Những từ Hán Việt trang trọng : biên cương, viễn xứ… đã nâng cái chết lên tầm sử thi.
_ Câu thơ : Chiến trường đi… vang vọng như một lời thề quyết tử.
_Áo bào thay chiếu: là cách nói rất riêng của Quang Dũng. Manh chiếu quấn xác của tử sĩ trở nên đẹp và sang trọng như tấm áo bào.
_Về đất: không chỉ là cách nói giảm mà còn khẳng định sự bất tử của người lính. Họ chỉ về với đất mẹ để mãi mãi hóa thân vào sông núi.
_ Khúc độc hành dữ dội, bi tráng tiễn đưa linh hồn người lính. Con sông Mã- người bạn đường của Tây Tiến – chứng nhân lịch sử của một thời.
Tiếng gầm của sông Mã đã góp một nét vẽ cuối cùng cho chân dung người lính Tây Tiến.
Em nhận xét gì về bút pháp, về giọng thơ của Quang Dũng ở đoạn này?
Quang Dũng không ngại nhắc đến những gian khổ, những hy sinh. Nhưng chính những điều đó đã làm nên cảm hứng bi tráng cho tác phẩm, xây dựng tượng đài người lính Tây Tiến một cách sống động và chân thật.
d ) Đoạn 4 : Lời thề cùng Tây Tiến:
Lời thề của những người lính Tây Tiến sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thề với những đồng đội đã hy sinh, thề với một quá khứ hào hùng.
Đường lên thăm thẳm: con đường tây tiến vất vả, gian lao nhưng đầy ắp kỷ niệm. Đó là con đường lịch sử.
III/ TỔNG KẾT :
SGK
Đơn vị không còn, còn mãi một cái tên
Cảm tử, hào hoa những người lính trẻ
Biên giới xa xôi mơ về đất mẹ
Dáng kiều thơm vương vấn bụi trường chinh.

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH
GV : VÕ THỊ THU CÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Quốc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)