Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 09/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tây Tiến
QUANG DŨNG
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả :
- Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).
- Quê quán: Phượng Trì - Đan Phượng – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ  dấu ấn hội hoạ và âm nhạc in đậm trong các thi phẩm.
Vợ và con trai nhà thơ Quang Dũng

Cựu chiến binh Tây Tiến
Tranh của nhà thơ Quang Dũng.
- Phong cách thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa  hào hoa (là hai chữ nói lên hồn cốt con người cũng như thơ ca Quang Dũng)
- 2001, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Sáng tác chính: Mây đầu ô (thơ, 1968), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả :
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời :
- Viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ.
Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”.
- In trong tập “Mây đầu ô”.
2. Văn bản:
b. Đoàn binh Tây Tiến :
- Thời gian thành lập: đầu năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.
- Nhiệm vụ : Phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam.
- Địa bàn hoạt động: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền Tây Thanh Hoá (Việt Nam), Sầm Nưa (Lào)  địa bàn rộng lớn, hoang vu, hiểm trở, rừng thiêng nước độc
Địa bàn rộng lớn, hoang vu, hiểm trở, rừng thiêng nước độc
Sông Mã
Đường lên Tây Bắc
- Thành phần : Phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên; điều kiện chiến đấu gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan, vẫn giữ cốt cách hoà hoa, lãng mạn.
- Sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52.
Cựu chiến binh Tây Tiến với con đường Tây Tiến mới được đặt tên
Giọng đọc phù hợp với giọng điệu của các câu, các đoạn thơ.
Ngắt nhịp 4/3.
Những câu thơ nhiều thanh trắc: giọng khoẻ, chắc, gọn.
- Những câu thơ nhiều thanh bằng: giọng êm ái, ngân nga.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương l?p đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
R?i rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
c. Bố cục:
- Phần 1: “Sông Mã ... thơm nếp xôi”:
 Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
- Phần 2: “Doanh trại ... hoa đong đưa”:
 Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Phần 3: “Tây Tiến đoàn ... khúc độc hành”:
 Chân dung người lính Tây Tiến
- Phần 4: “Tây Tiến ... chẳng về xuôi”:
 Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến
- Hai câu đầu: Khơi mở mạch cảm xúc cho bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
+ Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kiềm nén nỗi, bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi!
+ Hai chữ “chơi vơi”: vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ  nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh; mênh mông, bao trùm cả không gian, thời gian
- Hai câu đầu: Khơi mở mạch cảm xúc cho bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
- Câu 3 - 4: Hình ảnh đoàn quân trong đêm trên địa bàn gian lao, vất vả:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
+ Vừa tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi mệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”
+ Vừa sử dụng bút pháp lãng mạn: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
 gợi không gian huyền ảo: cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá
 Câu thơ với nhiều thanh bằng: Tạo cảm xúc lâng lâng trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp cảnh hoa nở giữa rừng  Hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính
- Bốn câu tiếp theo: Đặc tả hình thế sông núi hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng của miền Tây trên đường hành quân:

“ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Hai câu đầu:
o Những từ ngữ giàu giá trị gợi hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “cồn mây”, “súng ngửi trời” + kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3  diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất của núi đèo miền Tây
o Hai chữ “ngửi trời” :
@ vừa đặc tả độ cao chót vót của núi (Người lính trèo lên ngọn núi cao dường như đang đi trong mây nổi thành cồn “heo hút”, mũi súng như chạm đến đỉnh trời)
@ vừa thể hiện tính chất tinh nghịch, khí phách ngang tàng, coi thường hiểm nguy của người lính Tây Tiến.
+ Câu thơ thứ ba với phép đối, như bẻ đôi:
“Ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống
 hình dung sự khó nhọc trên chặng đường hành quân leo dốc gian khổ
 diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm
+ Câu thơ thứ tư đối lập với ba câu trên:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
 toàn thanh bằng, âm ơi kết thúc dòng thơ: câu thơ nhẹ như nhịp thở thư giãn của người lính
 Hình dung: Người lính tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra xa, thấy một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi  tận hưởng cảm giác bình yên, lãng mạn của núi rừng
- Sáu câu tiếp theo: Người lính còn phải vuợt qua cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ :
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
+ Hai câu đầu: tiếp tục miêu tả hình ảnh người lính:
o Cách nói giảm nói tránh về cái chết: “không bước nữa”, “bỏ quên đời”
o Có hai cách hiểu:
 Trên chặng đường hành quân gian khổ, người lính quá mỏi mệt nên kiệt sức, ngủ thiếp đi trong chốc lát
 Người lính hi sinh một cách nhẹ nhàng, thanh thản như vừa hoàn thành xong nhiệm vụ với Tổ quốc
+ Cái hoang vu, hiểm trở tiếp tục được khai thác theo chiều thời gian:
o Âm thanh: tiếng “thác gầm thét” trong mỗi buổi chiều, hình ảnh: “cọp trêu người” đêm đêm
o Tên những miền đất lạ: “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”
 gợi không gian hoang vu, rừng thiêng nước độc, đầy bí hiểm
- Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng 2 câu thơ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
+ Cảnh tượng thật đầm ấm: Sau chặng đường hành vất vả, người lính quây quần bên nồi cơm bốc khói
+ Bát xôi nghi ngút khói và hương lúa nếp ngày mùa được trao từ tay “em”: làm ấm lòng người chiến sĩ, xua tan vẻ mệt mói
+ Kết hợp từ khá lạ, quan hệ từ bị lược bớt: “mùa em”
 làm giọng thơ ngọt ngào, êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn tiếp theo.
2. Đoạn 2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
- Không gian: ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng đàn, cảnh vật và con người như ngả nghiêng, bốc men say, ngất ngây, rạo rực  huyền ảo, rực rỡ, tưng bừng, sôi nổi
Nhân vật trung tâm của buổi liên hoan văn nghệ
- Nhân vật trung tâm: “em” với áo xiêm lộng lẫy (“xiêm áo tự bao giờ”), vừa e thẹn vừa tình tứ (“e ấp”), vừa duyên dáng trong điệu vũ xứ lạ (“man điệu”)
 làm say đắm lòng người chiến sĩ xa nhà
- Hai chữ “kìa em”: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say, ngây ngất của các chàng trai Tây Tiến
=> Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc
b. Cảnh sông nước miền Tây:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
- Không gian: Dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương; sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử  mênh mông, nhoè mờ, ảo mộng
- Con người:
+ “dáng người trên độc mộc”: dáng hình mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái trên những chiếc thuyền độc mộc
+ Vẻ đẹp của con người hoà hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên: những bông hoa rừng cũng “đong đưa”, làm duyên trên dòng nước lũ.
 Những nét vẻ mềm mại, duyên dáng khác hẳn với những nét khoẻ khoắc, gân guốc khi đặc tả cảnh dốc đèo.
=> Ngôn ngữ tạo hình, giàu tính nhạc, chất thơ và chất nhạc hoà quyện: thể hiện vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người.
3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến:
* Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
- Vừa bi: Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã:
+ “không mọc tóc”: người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi giáp lá cà, người thì bị sốt rét đến rung tóc
+ “Quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ
- Vừa hùng: không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn
+ “đoàn binh không mọc tóc”: “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời
+ “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm”  tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng
* Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính.
“Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
- “Mắt trừng”: cái nhìn nẩy lửa đối với kẻ thù
 thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng
- “gởi mộng qua biên giới”: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương
- Nỗi nhớ trong giấc mơ:
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” :
+ Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp
- Nỗi nhớ trong giấc mơ:
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” :
+ Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp
 đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ (họ mang trong mình một bóng hình lãng mạn)
+ Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ
=> Cảm hứng có bi nhưng không luỵ: ta thấy cái gian khổ của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính
* Bốn câu tiếp: Cái chết bi tráng và sự bất tử:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Miêu tả cái chết nhưng không bi luỵ:
+ Những từ Hán Việt cổ kính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
 tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.
- Hai câu thơ tiếp theo thấm đẫm tinh thần bi tráng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
+ “Áo bào thay chiếu”: sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, phải mai táng bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày
+ Gọi áo các anh là “áo bào”: nghe trang trọng, thiêng liêng, thể hiện tình cảm yêu thương đồng đội
+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất”  làm vơi đi cảm giác đau thương  ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hoá thân với đất mẹ, là hoá thân với non sông đất nước  cái chết trở thành bất tử
+ Biện pháp nhân hoá + động từ “gầm”: dữ dội, hào hùng
 âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương: gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thuở xưa
 đưa tiễn người là khúc nhạc bi tráng của núi sông  cái chết thấm đẫm tinh thần bi tráng
=> Giọng thơ trang trọng: thể hiện tình cảm tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội. Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.
4. Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Bắc:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
- Cách nói khẳng định: “Tây Tiến người đi không hẹn ước”
 tô đậm cái không khí chung của một thời Tây Tiến với lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại (nhất khứ bất phục hoàn)
- Đường lên Tây Tiến: “thăm thẳm, chia phôi”
 nỗi xót xa khi đã xa đồng đội, khi nghĩ đến đường lên Tây Tiến xa xôi, vời vợi.
- Nhà thơ khẳng định tâm hồn mình thuộc về Tây Tiến:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
+ “Mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại  mốc thương nhớ vĩnh viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến một thời
+ Cách nói đối lập:
Sầm Nứa >< về xuôi
(tâm hồn) (thể xác)
 Sự gắn bó sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến: dù đã rời xa nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn đi cùng đồng đội, vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi đã đi qua
=> Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm buồn nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” làm toát lên vẻ hào hùng của cả đoạn thơ.
IV. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ (SGK)
Quang Dũng khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hùng vỹ, thơ mộng.

QUANG DŨNG
Tây Tiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)