Tuần 7. Tây Tiến
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Thương |
Ngày 09/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết: 19
Tây Tiến
(Quang Dũng)
I- Tiểu dẫn.
1, Tác giả.
Quang Dũng (1921- 1988)
- Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
- Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Ông học đến bậc trung học ở Hà Nội.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quang Dũng tham gia quân đội.
- Từ sau 1954, ông là biên tập viên ở Nhà xuất bản Văn học.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
- Phong cách thơ của ông phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa.
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2, Tác phẩm chính (SGK- tr.87).
Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
3, Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”.
- Năm 1947, Quang Dũng được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm đại đội trưởng ở Tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến (thành lập đầu năm 1947).
- Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.
- Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết bài thơ này.
“Tây Tiến” - bản viết tay
II- Đọc, hiểu văn bản.
1, Bố cục: 4 đoạn.
Hãy nêu ý chính của mỗi đoạn thơ và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn đó ?
- Đoạn 1 (14 câu đầu): Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn 2 (8 câu tiếp): Nhớ những kỉ niệm đẹp, ấm áp tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3 (8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.
- Đoạn kết: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
→ Mạch liên kết giữa các đoạn trong bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
2, Phân tích.
a, Đoạn 1: (14 câu đầu): Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
* Hai câu đầu:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiéng gọi “Tây Tiến ơi!”.
Hình ảnh Sông Mã – Sơn La
Hình ảnh núi rừng miền Tây
Em có nhận xét gì về nỗi nhớ “nhớ chơi vơi” ở 2 câu thơ đầu ?
- Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau.
Hình ảnh Tây Tiến hiểm trở, khắc nghiệt
Cách diễn tả nỗi nhớ của tác giả ở 2 câu thơ đầu như thế nào ?
- Câu cảm thán (!), điệp từ “nhớ”, cách hiệp vần “ơi” và từ láy “chơi vơi” nhấn mạnh nỗi nhớ khôn nguôi, ám ảnh trong tâm trí nhà thơ.
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ 1 như thế nào ?
- Sài Khao, Mường Lát là những miền đất xa lạ, hoang sơ, hẻo lánh mà người lính Tây Tiến từng đi qua.
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên như thế nào ?
- Người lính Tây Tiến xuất hiện trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh.
- Hình ảnh “sương lấp”, “đêm hơi” làm tăng không khí lãng mạn hấp dẫn, quyến rũ nhân vật trữ tình và người đọc. Đó là nét lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa)
Thiên nhiên miền Tây được tác giả miêu tả như thế nào ở 4 câu thơ tiếp ?
* 4 câu tiếp:
- Địa thế hiểm trở: Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời” diễn tả đặc sắc cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm.
+ Điệp từ “dốc” nhấn mạnh sự hiểm trở, trùng điệp, cao vút của núi đồi miền Tây.
+ Các từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” gợi sự trúc trắc, gập ghềnh, khó đi.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời”: vừa tả độ cao của núi vừa gợi nét hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên của người lính Tây Tiến.
- Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xụống” bị cắt làm đôi với 2 con số ước phỏng “ngàn thước”, với hai chiều đối lập “lên - xuống” tả độ dài, độ cao, độ dốc nguy hiểm tột cùng.
- Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”:
+ Những nếp nhà chìm khuất, thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa.
+ Toàn thanh bằng (B) tạo cảm giác nhẹ nhàng, diễn tả tâm trạng bình thản của người lính trước gian lao.
Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ:
“Anh bạn dãi dầu không bứơc nữa;
Gục lên súng mũ bỏ quên đời” ?
* 2 câu tiếp:
Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Người lính quá mệt mỏi, tựa đầu lên súng, mũ, ngủ ngồi say sưa như quên tất cả sự đời.
- Người lính hi sinh vì mệt mỏi, kiệt sức.
Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thiên nhiên miền Tây qua 2 câu thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét;
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” ?
* 2 câu tiếp:
- Phép nhân hóa “thác gầm thét, cọp trêu người” gợi thiên nhiên hoang sơ, man dại, đầy bí ẩn.
- Từ láy “chiều chiều, đêm đêm” chỉ sự thường xuyên đối mặt với nguy hiểm tiềm ẩn ở chốn rừng thiêng nước độc.
Bên cạnh vẻ hoang sơ, huyền bí, dữ dội, thiên nhiên miền Tây còn được nhà thơ tái hiện ở khía cạnh nào ?
* 2 câu kết:
- Hình ảnh “cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi” tả thực, gợi bữa cơm nóng, thơm hương nếp mới.
- Cách diễn đạt tài hoa “mùa em thơm nếp xôi” gợi mùa lúa chín, mùa nếp thơm, mùa của tình quân dân.
→ Thiên nhiên Tây Bắc còn mang hương vị của cuộc sống.
Củng cố, luyện tập
Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng đoạn thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Soạn tiết 2 của bài Tây Tiến (Quang Dũng).
Tây Tiến
(Quang Dũng)
I- Tiểu dẫn.
1, Tác giả.
Quang Dũng (1921- 1988)
- Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm.
- Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Ông học đến bậc trung học ở Hà Nội.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quang Dũng tham gia quân đội.
- Từ sau 1954, ông là biên tập viên ở Nhà xuất bản Văn học.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
- Phong cách thơ của ông phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa.
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2, Tác phẩm chính (SGK- tr.87).
Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).
3, Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tây Tiến”.
- Năm 1947, Quang Dũng được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm đại đội trưởng ở Tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến (thành lập đầu năm 1947).
- Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.
- Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết bài thơ này.
“Tây Tiến” - bản viết tay
II- Đọc, hiểu văn bản.
1, Bố cục: 4 đoạn.
Hãy nêu ý chính của mỗi đoạn thơ và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn đó ?
- Đoạn 1 (14 câu đầu): Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Đoạn 2 (8 câu tiếp): Nhớ những kỉ niệm đẹp, ấm áp tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3 (8 câu tiếp): Chân dung người lính Tây Tiến.
- Đoạn kết: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
→ Mạch liên kết giữa các đoạn trong bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
2, Phân tích.
a, Đoạn 1: (14 câu đầu): Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
* Hai câu đầu:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian, không kìm nén nổi, nhà thơ đã thốt lên thành tiéng gọi “Tây Tiến ơi!”.
Hình ảnh Sông Mã – Sơn La
Hình ảnh núi rừng miền Tây
Em có nhận xét gì về nỗi nhớ “nhớ chơi vơi” ở 2 câu thơ đầu ?
- Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau.
Hình ảnh Tây Tiến hiểm trở, khắc nghiệt
Cách diễn tả nỗi nhớ của tác giả ở 2 câu thơ đầu như thế nào ?
- Câu cảm thán (!), điệp từ “nhớ”, cách hiệp vần “ơi” và từ láy “chơi vơi” nhấn mạnh nỗi nhớ khôn nguôi, ám ảnh trong tâm trí nhà thơ.
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ 1 như thế nào ?
- Sài Khao, Mường Lát là những miền đất xa lạ, hoang sơ, hẻo lánh mà người lính Tây Tiến từng đi qua.
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên như thế nào ?
- Người lính Tây Tiến xuất hiện trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh.
- Hình ảnh “sương lấp”, “đêm hơi” làm tăng không khí lãng mạn hấp dẫn, quyến rũ nhân vật trữ tình và người đọc. Đó là nét lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa)
Thiên nhiên miền Tây được tác giả miêu tả như thế nào ở 4 câu thơ tiếp ?
* 4 câu tiếp:
- Địa thế hiểm trở: Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời” diễn tả đặc sắc cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm.
+ Điệp từ “dốc” nhấn mạnh sự hiểm trở, trùng điệp, cao vút của núi đồi miền Tây.
+ Các từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” gợi sự trúc trắc, gập ghềnh, khó đi.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời”: vừa tả độ cao của núi vừa gợi nét hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên của người lính Tây Tiến.
- Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xụống” bị cắt làm đôi với 2 con số ước phỏng “ngàn thước”, với hai chiều đối lập “lên - xuống” tả độ dài, độ cao, độ dốc nguy hiểm tột cùng.
- Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”:
+ Những nếp nhà chìm khuất, thấp thoáng ẩn hiện trong màn mưa.
+ Toàn thanh bằng (B) tạo cảm giác nhẹ nhàng, diễn tả tâm trạng bình thản của người lính trước gian lao.
Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ:
“Anh bạn dãi dầu không bứơc nữa;
Gục lên súng mũ bỏ quên đời” ?
* 2 câu tiếp:
Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
- Người lính quá mệt mỏi, tựa đầu lên súng, mũ, ngủ ngồi say sưa như quên tất cả sự đời.
- Người lính hi sinh vì mệt mỏi, kiệt sức.
Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thiên nhiên miền Tây qua 2 câu thơ:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét;
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” ?
* 2 câu tiếp:
- Phép nhân hóa “thác gầm thét, cọp trêu người” gợi thiên nhiên hoang sơ, man dại, đầy bí ẩn.
- Từ láy “chiều chiều, đêm đêm” chỉ sự thường xuyên đối mặt với nguy hiểm tiềm ẩn ở chốn rừng thiêng nước độc.
Bên cạnh vẻ hoang sơ, huyền bí, dữ dội, thiên nhiên miền Tây còn được nhà thơ tái hiện ở khía cạnh nào ?
* 2 câu kết:
- Hình ảnh “cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi” tả thực, gợi bữa cơm nóng, thơm hương nếp mới.
- Cách diễn đạt tài hoa “mùa em thơm nếp xôi” gợi mùa lúa chín, mùa nếp thơm, mùa của tình quân dân.
→ Thiên nhiên Tây Bắc còn mang hương vị của cuộc sống.
Củng cố, luyện tập
Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng đoạn thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- Học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Soạn tiết 2 của bài Tây Tiến (Quang Dũng).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)