Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Võ Văn Cường | Ngày 09/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


Bài 32.2: Tây Tiến
Đối tượng: Dự bị đại học - khối C
Giảng viên: Đại úy CNg, CN Võ Văn Cường




ĐỒNG NAI, THÁNG 3 - 2009
Kiểm tra bài cũ
Đồng chí hãy kể tên một số tác phẩm, tác giả thơ viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
Hãy đọc một đoạn thơ mà đồng chí thuộc?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. MỤC ĐÍCH
- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ và mĩ lệ của rừng Tây Bắc, hình ảnh hào hùng và hào hoa lãng mạn của người lính Tây Tiến.
- Đặc sắc Nghệ thuật: chất bi tráng hào hùng, chất lãng mạn hào hoa hòa quyện với nhau.

Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
TÂY TIẾN
Quang Dũng
2. Yêu cầu
- Học viên hiểu được phẩm chất anh hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến, củng cố niềm tự hào và ý thức về nhiệm vụ đối với Tổ quốc.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ.
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
II. NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích
a. Cảm xúc của tác giả khi nhớ về Tây Tiến b. Vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến
c. Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến
(Trọng tâm: Mục 2)
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
III. THỜI GIAN: 2 tiết
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Biên chế theo lớp học
2. Phương pháp: Kết hợp giữa trình chiếu với
nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích, diễn giải, phát
vấn và khái quát tổng hợp.
V. ĐỊA ĐIỂM: Giảng đường T3 - 38
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO
Sách giáo khoa Văn học 12 - Tập 1, giáo án,
máy chiếu.
TÂY TIẾN
Quang Dũng
MỞ ĐẦU
TÂY TIẾN
Quang Dũng
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
2. Tác phẩm tiêu biểu
II. BÀI THƠ TÂY TIẾN
1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
2. Phân tích
TÂY TIẾN
(Quang Dũng)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linhThác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
2. PHÂN TÍCH
a. Cảm xúc của tác giả khi nhớ về Tây Tiến
TÂY TIẾN
(Quang Dũng)
* Nhớ chơi vơi
Câu cảm
Điệp từ
Từ láy
Hiệp vần ôi”,“ui”, “ơi”
nỗi nhớ lửng lơ , đầy ắp , không định hình ,
định lượng, bao trùm cả không gian ,thời gian .
Nỗi nhớ bâng khuâng, bồi hồi, tha thiết, sâu lắng và mãnh liệt trong lòng tác giả.
* Tây Tiến ơi !
2. PHÂN TÍCH
a. Cảm xúc của tác giả khi nhớ về Tây Tiến
 tiếng gọi thân thương
 nỗi nhớ tha thiết
nỗi nhớ :
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
b. Vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
* Hành quân qua những miền đất hoang vu, xa lạ, dữ dội
- Kiên trì, nhẫn nại vượt qua thử thách của sự nhọc nhằn và mỏi mệt
+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi lên sự hoang sơ, xa xôi diệu vợi.
+ Đoàn quân mỏi: Vất vả, mệt nhọc rã rời.
+ Rung động lãng mạn trước vẻ đẹp của thiên nhiên Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
-> Đó chính là một biểu hiện của ý chí sắt đá được tạo bởi tinh thần lạc quan.
- Thiên nhiên càng dữ dội càng tôn thêm tầm vóc người lính
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Heo hút cồn mây: Cực tả độ cao, xa của núi
+ Biện pháp nhân hóa súng ngửi trời
+ Nhà ai … mưa xa khơi: Điểm cao nhất – không mưa, nơi có tầm nhìn xa đến tận chân trời đang mưa.
-> Nơi cao nhất của miền Tây Bắc là nơi bước chân đoàn Tây Tiến đặt đến. Câu thơ tạo liên tưởng về các chiều của không gian: dài, rộng, cao đều ở mức cực đại, từ đó định vị tư thế của người lính: ngang tầm với đất trời.
- Thiên nhiên càng nhiều nguy cơ, bản lĩnh dũng khí, của người lính càng được tôi luyện:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
+ Tiếng thác của rừng chiều, tiếng gầm gừ của hổ dữ thể hiện cái oai linh, huyền bí của núi rừng.
+ Chiều chiều, đêm đêm mối nguy hiểm ấy thường xuyên đe dọa người lính.
-> Càng tô đậm thêm chất Tây Tiến hào hùng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Khí phách ẩn bên trong vẻ ngoài có vẻ tiều tụy
+ Đoàn binh không mọc tóc dữ oai hùm
Quân xanh màu lá Mắt trừng
-> Tả sự thật: Thiếu thốn, gian khổ, bệnh sốt rét rừng luôn hoành hành làm cho người lính tóc rụng, ăn uống kham khổ làm da xanh xao.
-> Tài hoa, lãng mạn: người lính vẫn như vị chúa tể sơn lâm Dữ oai hùm chốn rừng thiêng, vẫn oai phong, lẫm liệt.
- Lòng căm thù giặc
Mắt trừng: Đôi mắt đôi mắt chứa đựng ý chí quyết tâm, sôi sục căm thù. Nơi quê hương đất khách, tâm hồn chỉ một hướng định về về quê hương máu lửa đang bị giặc xâm lăng dày xéo.
-> Chiến sỹ Tây Tiến tiều tụy ở vẻ ngoài nhưng lại có một tinh thần thép ở bên trong.
* Sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc
- Ngã xuống trên những chặng đường hành quân
Anh baïn daõi daàu khoâng böôùc nöõa
Guïc leân suùng muõ boû queân ñôøi
+ Dãi dầu: Chịu đựng nắng mưa, gian lao, khổ ải... nên không còn đủ sức đi tiếp - không bước nữa.
+ Gục lên súng mũ bỏ quên đời - Chết mà như ngủ.
-> Nhịp thơ chậm, giọng thơ đau thương, nhưng ẩn sâu bên trong lại là một cái chết rất thật (chết vì kiệt sức, ốm đau, bệnh tật), và rất đẹp (sự ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản).
- Cái chết của người lính vì thế mà như là một sự trở về:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+ Áo bào: Quần áo + chiến bào, cái chết ở chiến trường: thiếu thốn nhưng uy nghiêm, trang trọng và thiêng liêng.
+ Về đất: Chết là về với đất mẹ yêu thương.
+ Sông Mã gầm lên: nhân hóa – Sông Mã tiễn đưa linh hồn người lính về nơi vĩnh cữu.
- Xác định lý tuởng cao đẹp: Vì Tổ quốc quyết sinh
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ Viễn xứ: Từ Hán -Việt gợi sự cổ kính, trang trọng. Trên chặng đường chiến đấu, nhiều chiến sĩ đã phải hi sinh nằm lại nơi biên cương xa xôi.
+ Tuổi trẻ - đời xanh - rất đẹp, rất quý, nhưng những người lính Tây Tiến sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của mình, cả cuộc đời mình vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Chaúng tieác - ý chí Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh của người lính.
-> Nhà thơ đã nhìn thẳng vào cái bi và đem đến cho nó màu sắc âm hưởng tráng lệ, hào hùng, lẫm liệt. Sự hi sinh người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng - bất tử.
2. PHÂN TÍCH
a. Cảm xúc của tác giả khi nhớ về Tây Tiến
b. Vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến
c. Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến
* Cảm nhận được vẻ ấm áp, thân thương của núi rừng và con người Tây Bắc
- Vẻ đẹp của tình quân dân chia sẻ ngọt bùi

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
-> Hình ảnh thơ đẹp, thấm đẫm tình cảm nồng nàn, ấm áp .
+ Cơm lên khói
+ Thơm nếp xôi
Tả thực
Bữa cơm nóng
Hương thơm nếp mới
Mùa em thơm nếp xôi
 Diễn đạt tài hoa
Mùa lúa chín
Mùa nếp thơm
Mùa của tình quân dân
Mùa em

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Cùng thăng hoa niềm vui lễ hội với đồng bào:
+ Bừng lên: bừng sáng, bừng tỉnh
+ Kìa em: Chào đón, ngạc nhiên
+ Hội đuốc hoa, xiêm áo, khèn lên, nàng e ấp : gợi không khí một đám cưới vùng cao (Đuốc hoa - Hoa chúc).
-> Hình ảnh thơ chọn lọc, gợi tả, có sức quyến rũ, gợi cảm đã vẽ nên bức tranh đêm hội lung linh, tình tứ, lãng mạn, ngập tràn màu sắc, âm thanh, niềm vui ngọt ngào. Bộc lộ cảm xúc vui sướng, cảm mến say mê rất lãng mạn của những người lính - những thanh niên thanh lịch, hào hoa, có tâm hồn nhạy cảm.
- Tâm hồn mơ mộng, trái tim khao khát yêu đương và tấm lòng ân nghĩa thủy chung:
+ Tâm hồn mơ mộng, trái tim khao khát yêu đương
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
▪ Câu thơ gợi tả tinh tế, chân thực thế giới nội tâm mơ mộng.
▪ Chiến tranh với những khổ hạnh, mất mát …không thể làm mất đi những tình cảm nhân bản - trái tim khao khát yêu đương.
▪ Dáng kiều thơm: Kí ức lung linh về những cô gái Hà Nội
-> Ra chiến trường người lính mang theo một lý tưởng cứu nước, một ý chí diệt thù, và còn mang theo trong trái tim bóng dáng một nàng Kiều của riêng mình. Người lính vì thế có một vẻ đẹp rất lãng mạn, rất nhân văn.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
▪ Dáng người trên độc mộc - Một phối cảnh kiểu thư pháp hội họa .
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa - Hình ảnh rất nên thơ, lãng mạn.
▪ Bốn câu thơ ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất, say mê của những người lính
+ Tấm lòng ân nghĩa thủy chung
-> Nhịp thơ trầm, sâu lắng, đong đầy tình cảm nhớ thương, lưu luyến. Họ là những thanh niên trẻ, lãng mạn, giàu tình cảm. Đối với họ - mối gắn kết đồng bào – là những kỉ niệm không bao giờ quên.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Nỗi nhớ và sự gắn bó của Tây Tiến với miền Tây:

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
▪ Không hẹn ước: Quyết ra đi, không về khi quê hương còn bóng giặc.
▪ Thăm thẳm, chia phôi: Không gian, thời gian diệu vợi, chia cách.

▪ Mùa xuân: Thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), Mùa xuân của đất nước, là tuổi thanh xuân của đời chiến sỹ.
▪ Hồn về Sầm Nứa: Tình nghĩa với nước bạn Lào anh em.
=> Đoàn quân giữa núi rừng. Đoàn quân với những con người miền núi mộc mạc, ân tình đẹp đẽ. Với tác giả, mùa xuân Tây Tiến (1947) là mốc thời gian in đậm dấu ấn trong tâm trạng, thật khốc liệt mà hào hùng không thể phai nhòa.
=> Với ngòi bút tài hoa và lãng mạn. Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hết sức hào hoa. Đó là những thanh niên trẻ hóm hỉnh, lạc quan, yêu đời, tâm hồn rất lãng mạn, giàu tình cảm, ân tình chung thủy.
KẾT LUẬN
Tây Tiến trầm hùng, phóng khoáng, tài hoa trong giai điệu; thơ mộng, tinh tế trong điêu khắc, tạo hình. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, Quang Dũng đã nhắc nhở về một thời đoàn Tây Tiến chiến đấu ở miền Tây Tổ quốc. Những người lính hào hùng và hào hoa. Chính nhờ tâm hồn lạc quan, lãng mạn, yêu đời mà người lính Tây Tiến đã vượt qua mọi thử thách, hi sinh. Và cũng nhờ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, sẵn sàng gác bỏ tình cảm riêng tư của bản thân vì lí tưởng độc lập, tự do của Tổ quốc mà chiến đấu. Đó là vẻ đẹp của hồn thơ Quang Dũng, của thế hệ anh hùng Tây Tiến - vẻ đẹp Anh bộ đội cụ Hồ.
Trong đoạn thơ sau tác giả dùng yếu tố nghệ thuật gì để tả cảnh?
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
A. Thanh điệu
B. Ngắt nhịp
C. Từ láy tượng h×nh
D. Tương phản
E. Thậm xưng
F. Phối hợp tất cả những
yếu tố nghệ thuật trên
Câu hỏi củng cố :
Thiên nhiên vùng rừng núi Tây Bắc trong đoạn thơ
trên có đặc điểm gì?
A. Dữ dội
B. Hùng vĩ, hiểm trở, hoang vu, bí hiểm
C. Xa xôi, cách trở
D. Hiền hòa
Cám ơn quý thầy cô và các d?ng chí
đã tham d?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)