Tuần 7. Tây Tiến
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải Yến |
Ngày 09/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
TÂY TIẾN
-Quang Dũng-
Ngày 11 tháng 9 năm 2011
Người dạy: Nguyễn Thị Hải Yến
GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ
I/ Tìm hiểu chung
1) Vài nét về tác giả
Quang Dũng (1921 – 1988)
- Quang Dũng quê ở huyện Đan Phượng – Hà Nội.
- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh.
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, lãng mạn.
- Tác phẩm chính: Rừng biển quê hương; các tập truyện kí: Đường lên Châu Thuận(1964), Rừng về xuôi (1968), Nhà đồi (1970); tập thơ Mây dầu ô (1986)
2) Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến ở Phù Lưu Chanh, năm 1948.
Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn “Tây Tiến”
b) Bố cục - cảm hứng - âm hưởng
chủ đạo
* Bố cục
-Bài thơ gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: 14 câu đầu - Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
+ Đoạn 2: từ câu 15 đến câu 22 - Những kỉ niệm đẹp về con người và cảnh vật miền Tây
+ Đoạn 3: từ câu 23 đến câu 30 - Bức tượng đài về đoàn quân Tây Tiến
+ Đoạn 4: 4 câu còn lại - Không khí chung của đoàn quân Tây Tiến
* Cảm hứng
Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ: nỗi nhớ rất thiết tha, cồn cào, lo lắng.
* Âm hưởng
Lãng mạn, nói về cái chết nhưng hào hùng, mạnh mẽ
II/ Đọc - hiểu văn bản
Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhơ chơi vơi.
Sông mã bắt nguồn từ Lai Châu chảy qua Sơn La, Sầm Nứa, Hòa Bình rồ đổ ra biển. Sông Mã gắn liền với đoàn quân Tây Tiến nhưng “đã xa rồi” chỉ còn là kỉ niệm.
Hôm trước chúng ta đã tìm hiêu xong phần tác giả tác phẩm. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi vào phần tiếp theo
Hai câu thơ:
- ba từ Tây Tiến ơi đơn giản nhưng thât thiết tha như gọi người thương, người thân chưa đựng tiếc nuối
“nhớ vê’ là nỗi nhớ quá khứ, nhớ rừng núi miền Tây . Và nỗi nhớ ấy được Quang Dũng diễn tả bàng ba từ “nhớ chơi vơi”
+ “nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ không có hình ảnh cụ thể nhưng cứ bồng bềnh, mông lung mờ ảo, sâu sắc và mãnh liệt.
Ca dao xưa diễn tả nỗi nhớ : “nhớ ai ra ngẩn và ngơ”, “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi” đó là nỗi nhớ cụ thể nhưng với Quang Dũng là “Nhớ chơi vơi” . Xuân Diệu cũng có câu “Sương nương theo trăng ngưng lưng trời, tương tư nâng lòng lên chơi vơi”.
+ Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh vào nỗi nhớ.
+ 3 vần “ơi” lặp đi lặp lại diễn tả nỗi nhớ ngân dài, vang xa đến vô tận và dường như chưa có điểm dừng
- Bằng nỗi nhớ của mình Quang Dũng đã tái hiện lại quá khứ thật rõ nét
Đầu tiên là nhớ vê
a) Thiên nhiên Tây Bắc
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
- đầu tiên là những địa danh rất Tây Bắc: Sài Khao, Mường Lát xa lạ, hẻo lánh, hoang vu
- Sương mù che phủ làm mệt mỏi đoàn quân, cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến thật gian khổ
- Hình ảnh”hoa về trong đêm hơi” gợi cảm giác nhẹ nhàng êm ả đẩy lùi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến
ở 4 câu thơ tiếp theo được xem là tuyệt bút
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời” giàu giá trị tạo hình. Diễn tả sự hiểm trở hoang vu của núi rừng tây bắc. Dốc lên thì ngoàn ngoèo đầy khúc khuỷu, dốc xuống thì thăm thẳm. Không phải là “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, không phải là đám mây, chòm mây mà là “cồn mây” nổi lên cuồn cuộn. Thvêm ào đó hình ảnh nhân hoá thú vị “súng ngửi trời”. “Ngửi” được xem là nhãn tự của câu thơ.cách diễn đạt hồn nhiên táo bạo, vừa ngộ nghĩnh vừa có cái tinh nghịch của người lính
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, diễn tả dốc núi gần như thẳng đứng. Nhìn lên thì cao chót vót, nhìn xuông sâu thăm thẳm
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- 3 dòng dồn dập thanh trẳcồi đột nhiên xuất hiên 1 câu thơ toàn thanh bằng tạo cảm giác mới lạ thú vị. Đứng trên cao phóng mắt ra xa thấy nhà ai thấp thoáng trong màn sương mờ ảo
- Nét dữ dội, bí ẩn không phải trải rộng, ngập tràn không gian mà cònkhông dứt theo thờ gian. Núi rừng Tây Bắc không chỉ có núi cao vực thẳm mà còn có thác gầm, cọp dữ:
Chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cọp: là một động vật ăn thịt người nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng là chỉ trêu người.
b)Chặng đường hành quân
- Thiên nhiên khắc nghiệt: sương mù dày đặc như muốn vùi lấp cả chặng đường cả đoàn quân Tây Tiến
->Nhưng với tâm hồn lãng mạn những người lính Tây Tiến luôn hướng về cái đẹp, cái cao cả.
- Vượt qua đèo cao, núi cao, dốc thẳm
Chúng ta vàu phần:
- Trên con đường hành quân có rất nhiều đồng đội đã hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
-> Những người lính Tây Tiến hàng ngày hàng giờ phải đối diện với sự đe doạ ghê gớm của chốn rừng thiêng nước độc
Đã có nhiều cách gọi khác nhau về những người chung lý tưởng, chung một chiến hào: đồng chí, đồng đội, chiến hữu, anh với tôi… nhưng “anh bạn” là tiếng gọi yêu thương làm xao xuyến cả tấm lòng. Con đường hành quân biết bao dốc cao vực thẳm, người lính vẫn ngày tháng dãi dầu và có những lúc họ gục thiếp đi trên súng, trên mũ và cũng có thể người lính gục xuống trên đường chiến đấu lúc sức tàn lực kiệt. Quang dũng không giấu giếm nỗi đau thương đó nhưng nó vẫn đượm chất bi tráng, hào hùng
c) Tình quân dân thắm thiết
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Trên chặng đường hành quân, người lính Tây Tiến nghỉ lại ở một bản làng, bữa cơm đầu mùa toả hương nếp mới đã xua tan nhọc nhằn
-> Cơm nếp xôi không chỉ là vật chất mà còn là tình cảm mặn nồng của đồng bào dành cho những người chiến sĩ
Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và cuộc hành quân của người lính Tây Tiến.
Thiên nhiên kỳ vĩ, dữ dội và con người cũng thật phi thường, lúc tồn tại cũng như khi ra đi đều đầy khí phách hào sảng
- bức tranh dữ dội hiểm trở của núi rừng khép lại mở ra một thế giới mỹ lệ tràn đầy nhạc, đường nét, màu sắc
2) Những kỉ niệm đẹp về con người và cảnh vật miền Tây
a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ có đòng bào địa phương đến ghóp vui
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Ánh sáng của lửa đuốc bập bùng
- “bừng”: vừa diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ vừa làm toả sáng không gian, xua đi màn đêm bóng tối.
- “ đuốc hoa”: ngọn đuốc thắp sáng trong đêm tân hôn nhưng ở đây ngọn đuốc thắp sáng trong đêm văn nghệ chỉ sự tinh nghịch của những chàng trai Tây Tiến
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Những ngọn đuốc đã soi tỏ vẻ đẹp của những cô gái dân tộc trong những bộ xiêm áo lộng lẫy khiến cho những người lính ngạc nhiên, ngỡ ngàng, say mê, vui sướng.
- Âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những điệu múa uyển chuyển, “e ấp”, tình tứ.
-> Khiến cho các anh bộ đội say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ đến những ngày mai tươi vui ở Viên Chăn
Đoạn thơ thật chan hoà mà sắc, âm thanh, tình người, vừa thực lại vừa mộng
b) Cảnh sông nước miền Tây
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Nhà thơ không tả mà chỉ gợi nhưng khung cảnh vẫn hiện lên thơ mộng
+ không gian một buổi chiều màn sương phủ khắp nơi
+ bông hoa lau như có hồn phảng phất trước gió
+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử
+ Trên dòng sông là cô gái duyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếc thuyền độc mộc với dáng đứng đẹp, kiêu hùng, hiên ngang.
+ Những bông hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ
Giọng thơ tràn đầy chất nhạc, chất thơ, chất hoạ
Bốn câu tiếp chuyển sangmột khung cảnh mênh mang của buổi chiều sương phủ trên sông nước
=> Nét bút mờ nhoà đã vẽ được cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm nhưng không kém chất thơ hào hùng.
3) Bức tượng đài về đoàn quân Tây Tiến
a) Vẻ đẹp kiêu hùng
- Chân dung của người lính được khắc hoạ:
+ Không mọc tóc có 2 trường hợp
Cạo trọc đầu
Sốt rét tóc rụng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
-Hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên khung cảnh Tây Bắc ở đoạn 1 và 2 nhưng ở đoạn 3 này hình ảnh ấy mới được khắc hoạ một cách chân thực nhất:
Sốt rét là căn bệnh hiểm nghèo và phổ biến ở núi rừng. Trong “đồng chí” của Chính Hữu đã miêu tả “anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”. Nhưng với Quang Dũngcăn bệnh ấy được diễn tả một cách độc nhất vô nhị. Không phải “tóc không mọc” mà là “không mọc tóc” thề hiện cái ngang tàng, bất cần.
+ Quân xanh màu lá
Làn da xanh xao
Nguỵ trang
- Ngoại hình tiều tuỵ nhưng mà sức mạnh tinh thần lại bừng bừng, áp đảo vẻ ốm yếu
+ Cụm từ “dữ oai hùm” thể hiện sự hiên ngang oai phong, dữ dằn khiến quân thù khiếp đảm
- Bệnh tật, đời sống gian khổ, thiếu thốn làm cho làn da xanh xao
b) Vẻ đẹp lãng mạn
- Trong gian khổ họ vẫn có những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Vẫn có nét dữ dội, nảy lửa nhưng trong nhưng giắc mơ họ vãn nhớ về bên kia biên giới và Hà Nội
Cuộc chiến đấu gian khổ không làm mất đi nét lãng mạn vốn có trong tầm hồn của những người lính trẻ tuổi:
“Hà Nội” nơi đó có dáng hình của người đẹp, là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù
người lính trong thơ Chính Hữu nhớ: “gian nhà trống”, “ruộng nương”, “giếng nước”… và người lính Tây Tiến có cũng có cách nhớ thương riêng. Những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn nhưng trong chiến đấu họ cũng thật dũng cảm.
c) Vẻ đẹp bi tráng
Trong chiến trận bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây, họ nằm lại chân đèo góc núi:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Cái chết hiện diện khắp nơi. Với con người Việt Nam dù ngã xuống nơi đâu cũng mong được chôn ở tai quê hương mình. Nhưng đây hình ảnh nấm mồ rải rác nơi biên cương, nơi xa xôi của Tổ quốc thật là bi thương.
- “đời xanh” là biểu tượng của tuổi trẻ nhưng “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵng sàng hi sinh vì Tổ quốc. Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Người lính Tây Tiến hi sinh, một manh chiếu bó thân cũng không có, được liệm bằng chính áo mặc trên người và được gọi là “áo bào” để ân ủi những người đã ngã xuống. Áo bào ngày xứ dùng cho các danh tướng khi ra trận, cách nói trang trọng ấy làm giàm đi phần nào thê lương của cái chết
-> Với tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng, cái bi thương vơi đi nhờ nghệ thuật nói giảm, dùng từ Hán Việt cổ kính, cái đau thương mờ đi trước lý tưởng quên mình của những người lính Tây Tiến.
- Tiếng gầm của dòng sông Mã với “ khúc độc hành” khép lại đoạn thơ như một sự đồng cảm ,tôn vinh, tri ân những người chiến sĩ lặng lẽ hi sinh vì Tổ quốc. Trong giở phút thiêng liêng tiễn đưa linh hồn người línhtrở về nơi an nghỉ cuối cùng. Không giọt lệ roi, kong tiếng khóc, không loạt đạn tiễn đưa mà chỉ có tiếng gầm đã diễn tả nỗi đau tột đỉnh
Những chàng trai bỏ lại sách vở theo tiếng gọi của tổ quốc bở thế cái chết của họ cũng được diễn đạt baèng nét bút như văn chương cổ
=> Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng nhà thơ đã khắc hoạ thành công chân dung và tinh thần của người Tây Tiến. Tạo nên bức tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến
4) Không khí chung của đoàn quân Tây Tiến
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
- Đoạn thơ khép lại bài thơ và khẳng định nỗi nhớ không nguôi với những kỉ niệm của một thời gian khổ, hi sinh, nghĩa tình, đẹp đẽ.
=> Đoạn kết gợi lại không khí một thời Tây Tiến một đi không trở lại. Dẫu vậy, hồn người Tây tiến vẫn gắn bó với mùa xuân ấy mùa xuân 1947, mùa xuân thành lâp trung đoàn
III/ Tổng kết
Hình tượng người lính Tây Tiến là trọng tâm của bài thơ, thiên nhiên, cảnh vật được thể hiện là cái nền để khắc hoạ nổi bật hình ảnh người lính hào hoa, hào hùng. Tất cả đều được thể hiện trong nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm đẹp một thời.
1) Nội dung
2) Nghệ thuật
- Bài thơ nổi bật với bút pháp tương phản trong miêu tả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
+ Đó là sự tương phản giữa một thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, đầy hiểm nguy với cảnh vật êm đềm, thơ mộng
+ Giữa vẻ ngoài khô khốc, dữ dằn với chất hào hoa lãng mạn bên trong của những người lính Tây Tiến.
- Giọng thơ: đặc sắc. Cách ngắt nhịp, lối sử dụng bằng trắc đan xen nhau.
- Ngôn từ: ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ lính tráng, ngôn ngữ cổ kính sang trọng hòa hợp với nhau.
Bài tập về nhà
Câu hỏi: So sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ: “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!
-Quang Dũng-
Ngày 11 tháng 9 năm 2011
Người dạy: Nguyễn Thị Hải Yến
GVHD: Trần Thị Thanh Thuỷ
I/ Tìm hiểu chung
1) Vài nét về tác giả
Quang Dũng (1921 – 1988)
- Quang Dũng quê ở huyện Đan Phượng – Hà Nội.
- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh.
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, lãng mạn.
- Tác phẩm chính: Rừng biển quê hương; các tập truyện kí: Đường lên Châu Thuận(1964), Rừng về xuôi (1968), Nhà đồi (1970); tập thơ Mây dầu ô (1986)
2) Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến ở Phù Lưu Chanh, năm 1948.
Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn “Tây Tiến”
b) Bố cục - cảm hứng - âm hưởng
chủ đạo
* Bố cục
-Bài thơ gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: 14 câu đầu - Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
+ Đoạn 2: từ câu 15 đến câu 22 - Những kỉ niệm đẹp về con người và cảnh vật miền Tây
+ Đoạn 3: từ câu 23 đến câu 30 - Bức tượng đài về đoàn quân Tây Tiến
+ Đoạn 4: 4 câu còn lại - Không khí chung của đoàn quân Tây Tiến
* Cảm hứng
Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ: nỗi nhớ rất thiết tha, cồn cào, lo lắng.
* Âm hưởng
Lãng mạn, nói về cái chết nhưng hào hùng, mạnh mẽ
II/ Đọc - hiểu văn bản
Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhơ chơi vơi.
Sông mã bắt nguồn từ Lai Châu chảy qua Sơn La, Sầm Nứa, Hòa Bình rồ đổ ra biển. Sông Mã gắn liền với đoàn quân Tây Tiến nhưng “đã xa rồi” chỉ còn là kỉ niệm.
Hôm trước chúng ta đã tìm hiêu xong phần tác giả tác phẩm. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi vào phần tiếp theo
Hai câu thơ:
- ba từ Tây Tiến ơi đơn giản nhưng thât thiết tha như gọi người thương, người thân chưa đựng tiếc nuối
“nhớ vê’ là nỗi nhớ quá khứ, nhớ rừng núi miền Tây . Và nỗi nhớ ấy được Quang Dũng diễn tả bàng ba từ “nhớ chơi vơi”
+ “nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ không có hình ảnh cụ thể nhưng cứ bồng bềnh, mông lung mờ ảo, sâu sắc và mãnh liệt.
Ca dao xưa diễn tả nỗi nhớ : “nhớ ai ra ngẩn và ngơ”, “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi” đó là nỗi nhớ cụ thể nhưng với Quang Dũng là “Nhớ chơi vơi” . Xuân Diệu cũng có câu “Sương nương theo trăng ngưng lưng trời, tương tư nâng lòng lên chơi vơi”.
+ Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh vào nỗi nhớ.
+ 3 vần “ơi” lặp đi lặp lại diễn tả nỗi nhớ ngân dài, vang xa đến vô tận và dường như chưa có điểm dừng
- Bằng nỗi nhớ của mình Quang Dũng đã tái hiện lại quá khứ thật rõ nét
Đầu tiên là nhớ vê
a) Thiên nhiên Tây Bắc
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
- đầu tiên là những địa danh rất Tây Bắc: Sài Khao, Mường Lát xa lạ, hẻo lánh, hoang vu
- Sương mù che phủ làm mệt mỏi đoàn quân, cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến thật gian khổ
- Hình ảnh”hoa về trong đêm hơi” gợi cảm giác nhẹ nhàng êm ả đẩy lùi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến
ở 4 câu thơ tiếp theo được xem là tuyệt bút
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “súng ngửi trời” giàu giá trị tạo hình. Diễn tả sự hiểm trở hoang vu của núi rừng tây bắc. Dốc lên thì ngoàn ngoèo đầy khúc khuỷu, dốc xuống thì thăm thẳm. Không phải là “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, không phải là đám mây, chòm mây mà là “cồn mây” nổi lên cuồn cuộn. Thvêm ào đó hình ảnh nhân hoá thú vị “súng ngửi trời”. “Ngửi” được xem là nhãn tự của câu thơ.cách diễn đạt hồn nhiên táo bạo, vừa ngộ nghĩnh vừa có cái tinh nghịch của người lính
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, diễn tả dốc núi gần như thẳng đứng. Nhìn lên thì cao chót vót, nhìn xuông sâu thăm thẳm
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- 3 dòng dồn dập thanh trẳcồi đột nhiên xuất hiên 1 câu thơ toàn thanh bằng tạo cảm giác mới lạ thú vị. Đứng trên cao phóng mắt ra xa thấy nhà ai thấp thoáng trong màn sương mờ ảo
- Nét dữ dội, bí ẩn không phải trải rộng, ngập tràn không gian mà cònkhông dứt theo thờ gian. Núi rừng Tây Bắc không chỉ có núi cao vực thẳm mà còn có thác gầm, cọp dữ:
Chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cọp: là một động vật ăn thịt người nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng là chỉ trêu người.
b)Chặng đường hành quân
- Thiên nhiên khắc nghiệt: sương mù dày đặc như muốn vùi lấp cả chặng đường cả đoàn quân Tây Tiến
->Nhưng với tâm hồn lãng mạn những người lính Tây Tiến luôn hướng về cái đẹp, cái cao cả.
- Vượt qua đèo cao, núi cao, dốc thẳm
Chúng ta vàu phần:
- Trên con đường hành quân có rất nhiều đồng đội đã hi sinh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
-> Những người lính Tây Tiến hàng ngày hàng giờ phải đối diện với sự đe doạ ghê gớm của chốn rừng thiêng nước độc
Đã có nhiều cách gọi khác nhau về những người chung lý tưởng, chung một chiến hào: đồng chí, đồng đội, chiến hữu, anh với tôi… nhưng “anh bạn” là tiếng gọi yêu thương làm xao xuyến cả tấm lòng. Con đường hành quân biết bao dốc cao vực thẳm, người lính vẫn ngày tháng dãi dầu và có những lúc họ gục thiếp đi trên súng, trên mũ và cũng có thể người lính gục xuống trên đường chiến đấu lúc sức tàn lực kiệt. Quang dũng không giấu giếm nỗi đau thương đó nhưng nó vẫn đượm chất bi tráng, hào hùng
c) Tình quân dân thắm thiết
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Trên chặng đường hành quân, người lính Tây Tiến nghỉ lại ở một bản làng, bữa cơm đầu mùa toả hương nếp mới đã xua tan nhọc nhằn
-> Cơm nếp xôi không chỉ là vật chất mà còn là tình cảm mặn nồng của đồng bào dành cho những người chiến sĩ
Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và cuộc hành quân của người lính Tây Tiến.
Thiên nhiên kỳ vĩ, dữ dội và con người cũng thật phi thường, lúc tồn tại cũng như khi ra đi đều đầy khí phách hào sảng
- bức tranh dữ dội hiểm trở của núi rừng khép lại mở ra một thế giới mỹ lệ tràn đầy nhạc, đường nét, màu sắc
2) Những kỉ niệm đẹp về con người và cảnh vật miền Tây
a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ có đòng bào địa phương đến ghóp vui
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Ánh sáng của lửa đuốc bập bùng
- “bừng”: vừa diễn tả không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm văn nghệ vừa làm toả sáng không gian, xua đi màn đêm bóng tối.
- “ đuốc hoa”: ngọn đuốc thắp sáng trong đêm tân hôn nhưng ở đây ngọn đuốc thắp sáng trong đêm văn nghệ chỉ sự tinh nghịch của những chàng trai Tây Tiến
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
- Những ngọn đuốc đã soi tỏ vẻ đẹp của những cô gái dân tộc trong những bộ xiêm áo lộng lẫy khiến cho những người lính ngạc nhiên, ngỡ ngàng, say mê, vui sướng.
- Âm thanh réo rắt của tiếng khèn, những điệu múa uyển chuyển, “e ấp”, tình tứ.
-> Khiến cho các anh bộ đội say mê trong tiếng nhạc, tâm hồn tràn đầy ý thơ, mơ đến những ngày mai tươi vui ở Viên Chăn
Đoạn thơ thật chan hoà mà sắc, âm thanh, tình người, vừa thực lại vừa mộng
b) Cảnh sông nước miền Tây
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
- Nhà thơ không tả mà chỉ gợi nhưng khung cảnh vẫn hiện lên thơ mộng
+ không gian một buổi chiều màn sương phủ khắp nơi
+ bông hoa lau như có hồn phảng phất trước gió
+ Bến bờ tĩnh lặng, hoang dại như thời tiền sử
+ Trên dòng sông là cô gái duyên dáng, uyển chuyển, khéo léo trên chiếc thuyền độc mộc với dáng đứng đẹp, kiêu hùng, hiên ngang.
+ Những bông hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ
Giọng thơ tràn đầy chất nhạc, chất thơ, chất hoạ
Bốn câu tiếp chuyển sangmột khung cảnh mênh mang của buổi chiều sương phủ trên sông nước
=> Nét bút mờ nhoà đã vẽ được cái mộng mơ của cảnh vật, cái hư ảo của hoài niệm, cái tinh tế của tình cảm nhưng không kém chất thơ hào hùng.
3) Bức tượng đài về đoàn quân Tây Tiến
a) Vẻ đẹp kiêu hùng
- Chân dung của người lính được khắc hoạ:
+ Không mọc tóc có 2 trường hợp
Cạo trọc đầu
Sốt rét tóc rụng.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
-Hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên khung cảnh Tây Bắc ở đoạn 1 và 2 nhưng ở đoạn 3 này hình ảnh ấy mới được khắc hoạ một cách chân thực nhất:
Sốt rét là căn bệnh hiểm nghèo và phổ biến ở núi rừng. Trong “đồng chí” của Chính Hữu đã miêu tả “anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”. Nhưng với Quang Dũngcăn bệnh ấy được diễn tả một cách độc nhất vô nhị. Không phải “tóc không mọc” mà là “không mọc tóc” thề hiện cái ngang tàng, bất cần.
+ Quân xanh màu lá
Làn da xanh xao
Nguỵ trang
- Ngoại hình tiều tuỵ nhưng mà sức mạnh tinh thần lại bừng bừng, áp đảo vẻ ốm yếu
+ Cụm từ “dữ oai hùm” thể hiện sự hiên ngang oai phong, dữ dằn khiến quân thù khiếp đảm
- Bệnh tật, đời sống gian khổ, thiếu thốn làm cho làn da xanh xao
b) Vẻ đẹp lãng mạn
- Trong gian khổ họ vẫn có những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Vẫn có nét dữ dội, nảy lửa nhưng trong nhưng giắc mơ họ vãn nhớ về bên kia biên giới và Hà Nội
Cuộc chiến đấu gian khổ không làm mất đi nét lãng mạn vốn có trong tầm hồn của những người lính trẻ tuổi:
“Hà Nội” nơi đó có dáng hình của người đẹp, là động lực tinh thần thúc giục các anh cầm súng tiêu diệt kẻ thù
người lính trong thơ Chính Hữu nhớ: “gian nhà trống”, “ruộng nương”, “giếng nước”… và người lính Tây Tiến có cũng có cách nhớ thương riêng. Những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn nhưng trong chiến đấu họ cũng thật dũng cảm.
c) Vẻ đẹp bi tráng
Trong chiến trận bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây, họ nằm lại chân đèo góc núi:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
- Cái chết hiện diện khắp nơi. Với con người Việt Nam dù ngã xuống nơi đâu cũng mong được chôn ở tai quê hương mình. Nhưng đây hình ảnh nấm mồ rải rác nơi biên cương, nơi xa xôi của Tổ quốc thật là bi thương.
- “đời xanh” là biểu tượng của tuổi trẻ nhưng “chẳng tiếc” thể hiện tinh thần tự nguyện, sẵng sàng hi sinh vì Tổ quốc. Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Người lính Tây Tiến hi sinh, một manh chiếu bó thân cũng không có, được liệm bằng chính áo mặc trên người và được gọi là “áo bào” để ân ủi những người đã ngã xuống. Áo bào ngày xứ dùng cho các danh tướng khi ra trận, cách nói trang trọng ấy làm giàm đi phần nào thê lương của cái chết
-> Với tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng, cái bi thương vơi đi nhờ nghệ thuật nói giảm, dùng từ Hán Việt cổ kính, cái đau thương mờ đi trước lý tưởng quên mình của những người lính Tây Tiến.
- Tiếng gầm của dòng sông Mã với “ khúc độc hành” khép lại đoạn thơ như một sự đồng cảm ,tôn vinh, tri ân những người chiến sĩ lặng lẽ hi sinh vì Tổ quốc. Trong giở phút thiêng liêng tiễn đưa linh hồn người línhtrở về nơi an nghỉ cuối cùng. Không giọt lệ roi, kong tiếng khóc, không loạt đạn tiễn đưa mà chỉ có tiếng gầm đã diễn tả nỗi đau tột đỉnh
Những chàng trai bỏ lại sách vở theo tiếng gọi của tổ quốc bở thế cái chết của họ cũng được diễn đạt baèng nét bút như văn chương cổ
=> Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng nhà thơ đã khắc hoạ thành công chân dung và tinh thần của người Tây Tiến. Tạo nên bức tượng đài bằng ngôn từ về đoàn quân Tây Tiến
4) Không khí chung của đoàn quân Tây Tiến
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
- Đoạn thơ khép lại bài thơ và khẳng định nỗi nhớ không nguôi với những kỉ niệm của một thời gian khổ, hi sinh, nghĩa tình, đẹp đẽ.
=> Đoạn kết gợi lại không khí một thời Tây Tiến một đi không trở lại. Dẫu vậy, hồn người Tây tiến vẫn gắn bó với mùa xuân ấy mùa xuân 1947, mùa xuân thành lâp trung đoàn
III/ Tổng kết
Hình tượng người lính Tây Tiến là trọng tâm của bài thơ, thiên nhiên, cảnh vật được thể hiện là cái nền để khắc hoạ nổi bật hình ảnh người lính hào hoa, hào hùng. Tất cả đều được thể hiện trong nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm đẹp một thời.
1) Nội dung
2) Nghệ thuật
- Bài thơ nổi bật với bút pháp tương phản trong miêu tả thiên nhiên, cảnh vật và con người.
+ Đó là sự tương phản giữa một thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, đầy hiểm nguy với cảnh vật êm đềm, thơ mộng
+ Giữa vẻ ngoài khô khốc, dữ dằn với chất hào hoa lãng mạn bên trong của những người lính Tây Tiến.
- Giọng thơ: đặc sắc. Cách ngắt nhịp, lối sử dụng bằng trắc đan xen nhau.
- Ngôn từ: ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ lính tráng, ngôn ngữ cổ kính sang trọng hòa hợp với nhau.
Bài tập về nhà
Câu hỏi: So sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ: “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)