Tuần 7. Tây Tiến
Chia sẻ bởi Ma Tuấn Giang |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tây tiến
Quang Dũng
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
- Quang Dũng 1921– 1988 Đan Phượng – Hà Tây
- Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm
- Tài hoa : làm thơ, viết văn, vẽ tranh.
- Từng là lính Tây Tiến: đề tài thường là:Chiến tranh, người lính
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Rừng biển quê hương, Mùa hoa gạo(Truyện ngắn)Mây đầu ô…Một số bài thơ tiêu biểu như : Mắt người Sơn Tây, Những làng đã qua…
- Phong cách: hồn nhiên, chân chất, dân dã mà tài hoa tinh tế.
Nhà thơ của xứ Đoài
“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương”-
“Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng ”
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương”
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.(Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu…)
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến.
- Viết cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi chuyển đơn vị(nỗi nhớ)
- “Nhớ Tây Tiến” “Tây Tiến”
“Tây tiến”là bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng và cũng là tác phẩm không thể thiếu vắng trong những bức tranh thơ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ dạt dào cảm hứng chân thành về một thời chinh chiến đầy gian lao vất vả nhưng vô cùng anh dũng.
a. Cảnh thiên nhiên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
. Đọc và Phân tích.
1. Cảnh Tây Bắc
=> Địa danh cụ thể. Đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương. Đóa hoa chợt thấy trong ánh đuốc rừng hay bó hoa của ai đón bộ đội trong đêm khuya.
=> Vẻ đẹp nên thơ, lung linh hư ảo
Biện pháp nghệ thuật tương phản + từ láy tượng hình + đảo ngữ (heo hút cồn mây…) nhịp điệu nối tiếp liên tục của những thanh trắc đã tái hiện được con đường núi hành quân như đẩy lên chiều cao vời vợi, dốc núi dường như thẳng đứng, nhìn lên rất cao, nhìn xuống rất sâu.
=> Hùng vĩ, hiểm trở, quanh co, khúc khuỷu.
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây gió ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Thời gian đồng lõa với thiên nhiên để uy hiếp con người. Trần Lê Văn nhận xét “hai chữ Mường Hịch có hai dấu nặng đi với nhau nghe nặng như tiếng chân cọp”
=> Dữ dội, nguy hiểm
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Tất cả đột ngột như lắng lại. Hình ảnh bản làng với nét bình lặng ấm cúng đã mang lại sự ấm áp cho toàn đoạn đẩy lùi cái hoang vu của rừng thiêng nước độc mang lại chất thơ cho toàn đoạn. Cái ấm áp tỏa ra từ hơi ấm của tình dân quân, tình người Tây Bắc hay từ tình yêu đôi lứa – Có lẽ là tất cả.
* Quang Dũng mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu từ mọi phía không theo khuôn mòn.
- Đoạn thơ có hai cảnh: Cảnh đêm liên hoan của bộ đội có đồng bào địa phương đến góp vui; Cảnh sông nước đầy chất thơ của Tây Bắc với hình ảnh uyển chuyển của cô gái Thái xuôi thuyền về Châu Mộc. Hồn thơ Quang Dũng thường dễ có cảm hứng trước những gì có màu sắc bí ẩn của xứ lạ phương xa.
Cảnh sinh hoạt: (Đoạn 2)
Những chi tiết thực, mộng đan xen, cái nhìn ngỡ ngàng(kìa em) vui sướng, cảm mến trước trang phục nghệ thuật vũ đạo có màu sắc xứ lạ(man điệu) vừa dịu dàng vừa tình tứ(nàng e ấp) của cô gái nơi miền núi rừng Tây Bắc dưới ánhsáng bừng lên của ngọn lửa đuốc liên hoan. Từ“bừng”có thể là ánh lửa cũng có thể gợi về sự tưng bừng của đêm lửa trại.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp.
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Cảnh đêm liên hoan:
Bút pháp “Thi trung hữu họa”, điểm chọn tinh tế, tác giả cốt ghi lấy cái hồn của ngàn lau, cái dáng tạo hình của cô gái Thái, cái ngả nghiêng “đong đưa”của những bông hoa rừng dường như muốn làm duyên với dòng nước lũ. Cảnh và người hòa hợp.
Cảnh sông nước:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Tản Đà đã từng miêu tả hình ảnh lau chạy trong gió thu:
“Một dãy lau cao, làn gió chạy
Mấy cây thưa lá sắc vàng phai”
Chế Lan Viên:
“Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
- Phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ.
- Đọc – học thuộc đoạn 1.
- Hình dung tưởng tượng viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên Tây Bắc.
- Tiết sau: tiếp “Tây Tiến”
Quang Dũng
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
- Quang Dũng 1921– 1988 Đan Phượng – Hà Tây
- Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm
- Tài hoa : làm thơ, viết văn, vẽ tranh.
- Từng là lính Tây Tiến: đề tài thường là:Chiến tranh, người lính
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Rừng biển quê hương, Mùa hoa gạo(Truyện ngắn)Mây đầu ô…Một số bài thơ tiêu biểu như : Mắt người Sơn Tây, Những làng đã qua…
- Phong cách: hồn nhiên, chân chất, dân dã mà tài hoa tinh tế.
Nhà thơ của xứ Đoài
“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương”-
“Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng ”
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương”
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.(Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu…)
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến.
- Viết cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi chuyển đơn vị(nỗi nhớ)
- “Nhớ Tây Tiến” “Tây Tiến”
“Tây tiến”là bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng và cũng là tác phẩm không thể thiếu vắng trong những bức tranh thơ về người lính trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ dạt dào cảm hứng chân thành về một thời chinh chiến đầy gian lao vất vả nhưng vô cùng anh dũng.
a. Cảnh thiên nhiên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
. Đọc và Phân tích.
1. Cảnh Tây Bắc
=> Địa danh cụ thể. Đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương. Đóa hoa chợt thấy trong ánh đuốc rừng hay bó hoa của ai đón bộ đội trong đêm khuya.
=> Vẻ đẹp nên thơ, lung linh hư ảo
Biện pháp nghệ thuật tương phản + từ láy tượng hình + đảo ngữ (heo hút cồn mây…) nhịp điệu nối tiếp liên tục của những thanh trắc đã tái hiện được con đường núi hành quân như đẩy lên chiều cao vời vợi, dốc núi dường như thẳng đứng, nhìn lên rất cao, nhìn xuống rất sâu.
=> Hùng vĩ, hiểm trở, quanh co, khúc khuỷu.
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây gió ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Thời gian đồng lõa với thiên nhiên để uy hiếp con người. Trần Lê Văn nhận xét “hai chữ Mường Hịch có hai dấu nặng đi với nhau nghe nặng như tiếng chân cọp”
=> Dữ dội, nguy hiểm
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Tất cả đột ngột như lắng lại. Hình ảnh bản làng với nét bình lặng ấm cúng đã mang lại sự ấm áp cho toàn đoạn đẩy lùi cái hoang vu của rừng thiêng nước độc mang lại chất thơ cho toàn đoạn. Cái ấm áp tỏa ra từ hơi ấm của tình dân quân, tình người Tây Bắc hay từ tình yêu đôi lứa – Có lẽ là tất cả.
* Quang Dũng mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu từ mọi phía không theo khuôn mòn.
- Đoạn thơ có hai cảnh: Cảnh đêm liên hoan của bộ đội có đồng bào địa phương đến góp vui; Cảnh sông nước đầy chất thơ của Tây Bắc với hình ảnh uyển chuyển của cô gái Thái xuôi thuyền về Châu Mộc. Hồn thơ Quang Dũng thường dễ có cảm hứng trước những gì có màu sắc bí ẩn của xứ lạ phương xa.
Cảnh sinh hoạt: (Đoạn 2)
Những chi tiết thực, mộng đan xen, cái nhìn ngỡ ngàng(kìa em) vui sướng, cảm mến trước trang phục nghệ thuật vũ đạo có màu sắc xứ lạ(man điệu) vừa dịu dàng vừa tình tứ(nàng e ấp) của cô gái nơi miền núi rừng Tây Bắc dưới ánhsáng bừng lên của ngọn lửa đuốc liên hoan. Từ“bừng”có thể là ánh lửa cũng có thể gợi về sự tưng bừng của đêm lửa trại.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp.
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Cảnh đêm liên hoan:
Bút pháp “Thi trung hữu họa”, điểm chọn tinh tế, tác giả cốt ghi lấy cái hồn của ngàn lau, cái dáng tạo hình của cô gái Thái, cái ngả nghiêng “đong đưa”của những bông hoa rừng dường như muốn làm duyên với dòng nước lũ. Cảnh và người hòa hợp.
Cảnh sông nước:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Tản Đà đã từng miêu tả hình ảnh lau chạy trong gió thu:
“Một dãy lau cao, làn gió chạy
Mấy cây thưa lá sắc vàng phai”
Chế Lan Viên:
“Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng”
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
- Phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ.
- Đọc – học thuộc đoạn 1.
- Hình dung tưởng tượng viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên Tây Bắc.
- Tiết sau: tiếp “Tây Tiến”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ma Tuấn Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)