Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Trang | Ngày 09/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TÂY TIẾN
Quang Dũng
VĂN BẢN
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
1,Nỗi nhớ và khung cảnh thiên nhiên nơi hành quân gian khổ miền Tây:
Hai cầu đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
- “Tây Tiến ơi”: tiếng gọi thân thương, nỗi nhớ da diết
“nhớ chơi vơi” : là nỗi nhớ mênh mông, lửng lơ, không định hình, bao trùm cả không gian, thời gian
Câu cảm
Từ láy: chơi vơi
Hiệp vần “ơi”


 Mạch cảm xúc chung: là nỗi nhớ da diết, khôg kiềm nén nổi, bật lên thành tiếng gọi Tây Tiến ơi của tác giả.
Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ da diết không kiềm nén nỗi của tác giả
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Điệp từ “dốc” :sự hiểm trở trùng điệp của núi đồi miền Tây
- Từ láy: “khúc khủy,thăm thẳm,heo hút”: hiểm trở, gập ghềnh, hút tầm mắt khó đi
- ngửi trời” : diễn tả độ cao chót vót của núi, người lính như đang đi trong mây nổi thành cồn mũi súng như chạm đến đỉnh trời


Sài Khao sương lấp đoàn quân
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Địa danh: Sài Khao, Mường lát gợi sự xa xôi,hùng vĩ, hoang vu, khắc nghiệt và hiểm trở, hẻo lánh,... Nơi gắn kết những kỉ niệm trên đường hành quân.
Vừa tả thực: ”sương lấp” sương mù như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mệt mỏi vẻ đẹp hào hoa, lạc quan, yêu đời của người lính.
Vừa lãng mạn:” hoa…trong đêm hơi” đoàn binh đi trong đêm khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá bắt gặp cảnh hoa rừng nở tính tinh nghịch, khí phách ngang tàn, coi thường hiểm nguy của người lính Tây Bắc
- Đối, ngắt nhịp bẻ đôi : diễn tả dốc núi vút lên cao đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm sự khó nhọc trên chặng đường hành quân leo dốc gian khổ
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
- Người lính dừng chân phóng tầm mắt ra xa, thấy không gian mịt mùng sương mù mưa núi thấy những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi  bình yên, lãng mạn của núi rừng.

Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ, thử thách lòng quả cảm của người lính Tây Tiến. Tuy vậy họ vẫn hồn nhiên, lạc quan, yêu đời vượt lên khó khăn, gian khổ


“không bước nữa, bỏ quên đời”: người lính hi sinh nhưng không hề rời súng mũ, một cách nhẹ nhàng thanh thản như vừa hoàn thành xong nhiệm vụ với Tổ Quốc Khẩu khí lãng mạn có nói đến hy sinh nhưng nhẹ nhõm, kiêu bạc, làm giảm bớt đau thương bi lụy.
Nhân hóa: “thác gầm thét, cọp trêu người”: hoang sơ, man dại, đầy bí mật
Địa danh: “Mường Hịch” không chỉ là nơi đặt sở chỉ huy
Mà còn trở nên ám ảnh bởi lởn vởn tiếng chân cọp trong đêm đêm
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
=> Dù vất vả nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lãng mạn hào hoa, tinh thần hi sinh cao cả, quên mình trong thiên nhiên hoang sơ, dữ dội.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Tả thực: cơm lên khói, thơm nếp xôi Sau chặng đường hành quân vất vả, người lính quây quần bên nồi cơm bốc khói.
Mùa em
Mùa lúa chín
Mùa nếp thơm
Mùa của tình quân dân
Làm ấm lòng người chiến sĩ, xua tan nỗi mệt mỏi.
Tóm lại: Qua ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn của Quang Dũng, Cảnh núi rừng Tây Bắc hiện lên rất sinh động với núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương mù, thác gầm, cọp thét… Và đó cũng là những kỉ niệm đáng tự hào của người lính Tây Tiến .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)