Tuần 7. Tây Tiến

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hòa | Ngày 09/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tây Tiến thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT
CHÀO MỪNG CÁC EM
TIẾT 19 – ĐỌC VĂN:


TÂY TIẾN
(QUANG DŨNG)
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
- Quang Dũng (1921-1988), quê ở huyện Đan Phượng – Hà Nội.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết ông là một nhà thơ, nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.
Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng
Tranh của nhà thơ Quang Dũng
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1948, xa đơn vị cũ (Tây Tiến) không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh, vì nhớ anh em, đồng đội nên Quang Dũng đã viết bài thơ này.
- Ban đầu tên bài thơ là “Nhớ Tây Tiến”
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
2. Tác phẩm
b. Bố cục của bài thơ
Gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
- Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
- Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
- Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến.
Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
a. Nỗi nhớ - cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi chớ chơi vơi
Nỗi nhớ trong đoạn 1 được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
b. Hình ảnh thiên nhiên miền Tây
* Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
Tìm những câu thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội?
Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất?
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người…
Chi tiết nào cho thấy thiên nhiên miền Tây chứa đựng đầy hiểm nguy, thử thách?
Để miêu tả sự hiểm nguy đó, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
b. Hình ảnh thiên nhiên miền Tây
* Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
* Vùng đất thơ mộng, trữ tình
Chi tiết, hình ảnh nào cho thấy vùng đất Tây Bắc rất thơ mộng, trữ tình?
Tóm lại: Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và hình ảnh người lính kháng chiến trong cuộc hành quân gian khổ.
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội
c. Những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội
c. Những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên của miền Tây như thế nào?
 Hiện thực khốc liệt được thể hiện qua bút pháp lãng mạn tạo nên vẻ đẹp bi tráng về người lính.
Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn thơ 1
Những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội



* Tiểu kết: Thiên nhiên miền Tây, qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vừa đa dạng vừa độc đáo, nó ẩn hiện trong nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những ngày tháng chiến đấu nơi chiến trường miền Tây ác liệt mà kiêu hùng của chính nhà thơ.
LIÊN HỆ - TRẢI NGHIỆM
1. Vẽ tranh minh họa cho tác phẩm
2. Tập ngâm thơ
3. Phát biểu ý kiến:
- Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện ở khổ thơ đầu?
- Có ý kiến cho rằng, trong thơ của Quang Dũng vừa có chất nhạc, vừa có chất họa. Anh/chị hãy chứng minh?

Tiết 19: Tây Tiến (Quang Dũng)
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)