Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Nguyễn Đúc Trung | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 14/8 /2014
Ngày giảng: / 8/ 2014
Tiết: 1, 2, 3,
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT,
THỰC HÀNH SỬA LỖI DÙNG TỪ

Yêu cầu cần đạt:
Kiến thức:Giúp học sinh biết được những lỗi thường mắc phải trong quá trình sử dụng tiếng Việt
Kĩ năng: Nhận diện những lỗi khi sử dụng tiếng Việt.
Giáo dục :Ý thức sử dụng đúng tiếng Việt, yêu quí tiếng mẹ đẻ.
II. Phương pháp dạy học:-Phát vấn để tìm ra những lỗi học sinh thường mắc phải
-Củng cố định hướng.
III. Phương tiện dạy học: Sách tham khảo Làm văn (ĐHSP)
Sửa lỗi ngữ pháp
Tiếng Việt 10 (cũ)
IV. Tiến trình bài học:
1.Giới thiệu chương trình tự chọn lớp 10.
2.Giới thiệu bài mới: Trong hoạt động giao tiếp thường ngày cũng như trong học tập, học sinh thường mắc những lỗi về việc sử dụng tiếng Việt:lỗi về từ, lỗi về câu, lồi về đoạn văn...Nguyên nhân chủ yếu của sự mắc lỗi này chủ yếu bắt nguồn từ chỗ:
-Nghèo vốn từ tiếng Việt, chưa hiểu đúng nghiã của từ, ít đọc sách.
-Chưa ý thức về một hiện tượng ngữ pháp nào đó.
-Trình độ tư duy còn hạn chế.
-Chưa phân tích rành mạch được những quan hệ phức tạp trong kết cấu câu.
-Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng tiếng Việt.
Hoạt động thầy và trò Nội dung bài học

GV:Trong quá trình sử dụng từ, chúng ta thường mắc những lỗi nào nhất?
GV:Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa hai từ sau:
-bàng quan và bàng quang
-sáng lạn và sáng lạng.
Từ chỗ giống nhau về vỏ âm thanh có thể dẫn dến mắc lỗi dùng từ không chính xác
Hs tìm một số ví dụ tương tự.
GV:Em hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau đây:
Nam Cao dã thành công trong việc xây dựng hình ảnh điển hình về người nông dân bị lưu manh hoá trước cách mạng.
GV:Em hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau:
Ôi ! ngay từ thuở lọt lòng ca dao đã đi vào lòng ta cùng với tiếng ru của bà, của mẹ. Cho nên giá trị của ca dao biết bao là to lớn .

Lỗi về từ:
I. Một số lỗi thường gặp:

Dùng từ sai vỏ âm thanh:
Mỗi từ gắn với một vỏ âm thanh nhất định, dùng nhầm lẫn vỏ âm thanh sẽ dẫn đến tình trạng vô nghĩa hoặc thay đổi nghĩa của từ.
Ví dụ:

Dùng từ sai do không hiểu rõ nghĩa của từ:
Ví dụ : Từ ngàn xưa , ông cha ta đã phát minh ra câu tục ngữ.
3. Dùng từ không phù hợp đối tượng nói năng, với sắc thái tình cảm, thái độ cần phải có:
Ví dụ:

Những lỗi này rất nhiều vẻ, nhưng giới hạn của bài học chỉ cho phép chúng ta tìm những lỗi cơ bản thường gặp nhất như lỗi về cách dùng từ, lỗi về đặt câu.
. GV:Em hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau:
Vì sao cô gái có con lại nói dối chàng trai là “hãy còn son” ? Có thể đấy là đứa con do cô chửa hoang hoặc chửa với người mà cô không yêu và cô không thừa nhận nó.

Ngày xưa tiếng trống thúc thuế là nỗi kinh hoàng của người nông dân lao động. Bởi vì nó là tiếng trống báo hiệu cảnh bán vợ đợ con, cảnh đánh đập tra khảo. Còn ngày nay, tiếng trống thúc thuế của chúng ta đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc của những người chân lấm tay bùn.
Không thể qui một hiện tượng phức tạp này vào trong một số các thao tác nghèo nàn cứng nhắc đựơc . Ở đây chúng ta chỉ tìm dẫn chứng minh hoạ.
GV:Chia HS thành 4 nhóm thảo luận tìm cách sửa các câu sai trên. Sau đó , rút ra các bước chung cho thao tác sửa lỗi.




GV: Em hãy cho một số ví dụ về câu sai trong thực tế mà em biết.
HS tìm ra chỗ sai trong các câu trên.
GV:Lỗi về câu rất đa dạng, có thể thống kê đến 40 lỗi có thể gặp trong quá trình sử dụng tiếng Việt, ở đây chỉ gới thiệu một số loại thường gặp.
GV: Em hãy tìm ra chỗ sai trong câu sau:
Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên dòng sông đầy bom đạn.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đúc Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)