Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TấM CáM
(Truyện cổ tích)




Sai đi bắt tép




Nuôi cá bống

Vua mở hội
Tấm
Mẹ con Cám
*Nhỏ bé, côi cút.
*Làm lụng quần quật cả ngày lẫn đêm.
*Chăm chỉ, hiền lành, ngoan ngoãn, cam chịu.
*Cặm cụi cả ngày, bắt được đầy giỏ ? Bị lừa ? Trút hết giỏ tép ? Dập tắt hy vọng được yếm đào.

* Xem Bống như người bạn nhỏ, chăm sóc, yêu thương.
* Không được đi, phải ở nhà nhặt thóc.
*Cay nghiệt, đố kỵ, ghen ghét.
*Nhàn hạ, sung sướng, ăn trắng, mặc trơn.
*Gian giảo, xảo quyệt, nhẫn tâm, độc ác.
*Rong chơi ? cuối ngày vẫn không bắt được gì ? lừa Tấm, trút hết giỏ tép ? cướp công sức ? cướp niềm hy vọng nhỏ nhoi của Tấm.
* Lừa giết bống ? giết niềm an ủi, bầu bạn của Tấm.
* Xúng xính đi xem hội, không cho Tấm đi, cố tình trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt ? cướp mất niềm vui tinh thần được giao lưu quan hệ bạn bè của Tấm.
Cuộc sống của Tấm khi ở với mẹ con dì ghẻ
Giữa Tấm và mẹ con Cám có mâu thuẫn xung đột
- Mâu thuẫn gia đình: Mẹ ghẻ - con chồng
Chị em cùng cha khác mẹ.
- Mâu thuẫn xã hội: Thiện - ác
*Tấm mất yếm đào ? Bụt cho cá bống
*Tấm mất cá bống ? Bụt cho hy vọng đổi đời
*Tấm phải nhặt thóc ? Bụt cho chim sẻ nhặt hộ
*Tấm không có áo quần đẹp đi xem hội ?Bụt cho quần áo đẹp, ngựa đẹp, giày đẹp ? cho gặp Vua ? Thành Hoàng Hậu ( đỉnh cao của hạnh phúc )
Sự giúp đỡ của ông Bụt đối với Tấm
Hình ảnh ông Bụt
*Ông Bụt là hiện thân của yếu tố thần kỳ ?Một phương tiện nghệ thuật đặc thù của truyện cổ tích thần kỳ. Ông Bụt và những yếu tố thần kỳ khác (gà biết nói, xương cá Bống.)đóng vai trò:
Biến những điều không thể trong cuộc đời thực thành cái có thể trong truyện cổ tích.
*Nhờ sự giúp đỡ của ông Bụt mà mâu thuẫn xung đột trong truyện cổ tích được giải quyết theo quan niệm của dân gian:
Dù lâu hay mau, dù gian nan, khó khăn đến thế nào thì cái Thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác, người lương thiện, tốt đẹp nhất định sẽ nhận được hạnh phúc.
Khi Tấm còn là một cô bé mồ côi

- Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám chỉ ở mức độ tranh giành, cướp đoạt quyền lợi về vật chất và tinh thần.
? Mẹ con Cám: Hắt hủi, hành hạ, ngược đãi Tấm.
Khi Tấm đã trở thành Hoàng Hậu

- Có sự thay đổi số phận, thay bậc đổi ngôi ? lòng ghen ghét, đố kỵ của mẹ con dì ghẻ càng tăng lên.
? Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn sống còn. Mẹ con Cám tìm đủ mọi cách để truy sát, hãm hại Tấm.
Tấm bị giết hại ? Đỉnh cao của sự độc ác trong con người mẹ con mụ dì ghẻ
4 lần Tấm bị hãm hại
* Tấm về giỗ cha, dì ghẻ sai Tấm hái cau cúng cha ? chặt cau, giết Tấm.
* Tấm hóa chim vàng anh ? Dì ghẻ xui Cám giết chim.
*Tấm hóa cây xoan đào ? Cám đốn cây, đóng khung cửi.
* Tấm hóa thân vào khung cửi ? Cám đốt khung cửi.
4 lần Tấm hóa thân
* Tấm hóa vàng anh bay vào cung quấn quít bên Vua và báo hiệu sự có mặt của mình với lời nhắc nhở Cám: "Giặt áo chồng tao.", "Phơi áo chồng tao."
*Tấm hóa cây xoan đào tỏa bóng mát như bàn tay chăm sóc âu yếm của người vợ mỗi khi vua dạo bước trong vườn.
* Tấm hóa thân vào khung cửi tuyên chiến với Cám: "Lấy tranh chồng chị, Chị khoét mắt ra!".
* Từ đống tro tàn, Tấm hóa thân thành cây thị, quả thị và chờ ngày trở về với cuộc đời.
Qu� tr�nh bi�n ho� cđa T�m

Chim
Vàng
anh
Cây
Xoan
đào
Khung
cửi
Quả
thị
ý nghĩa sự hóa thân của Tấm
* Thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
* Khẳng định cái Thiện nhất định chiến thắng cái ác.
* Thể hiện khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của người lao động.
* Khẳng định: Muốn có hạnh phúc đích thực phải đấu tranh để giành và giữ lấy hạnh phúc của mình. Hạnh phúc có được từ đấu tranh mới là hạnh phúc bền vững.
* Mâu thuẫn xung đột gay gắt trong gia đình phụ quyền thời cổ; cao hơn là mâu thuẫn giữa cái Thiện và cái ác trong xã hội xưa.
*Ước mơ, khát vọng của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc và một xã hội có công bằng, công lý .
* Thể hiện triết lý sâu sắc của dân gian: "ở hiền gặp lành", "ác giả, ác báo".

Những điều tác giả dân gian phản ánh và gửi gắm qua cuộc đời, số phận của nhân vật Tấm
*Có sự tham gia của yếu tố thần kỳ:
+)Là phương tiện nghệ thuật đặc thù của truyện cổ tích để tác giả dân gian thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật.
+) Thúc đẩy sự phát triển của tình tiết, diễn biến, cốt truyện.
+) Tạo sự hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc, người nghe.
* Cách xây dựng cốt truyện: Khai thác mâu thuẫn xung đột từ thấp đến cao.
* Cách xây dựng nhân vật: Hình tượng nhân vật sống động, chân thực, có sự chuyển biến từ yếu đuối, thụ động đến chủ động, mạnh mẽ.
* Đan xen giữa các đoạn văn xuôi là những câu văn vần.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
Tổng kết:
*Qua truyện cổ tích Tấm Cám tác giả dân gian muốn gửi gắm những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp và những triết lý nhân sinh sâu sắc.
*Truyện mang đầy đủ những đặc trưng của thể loại cổ tích thần kỳ.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)