Tuần 7. Tấm Cám
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tâm |
Ngày 19/03/2024 |
14
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
TẤM CÁM
Truyện cổ tích
I.Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm
2.Phân loại
3.Truyện cổ tích thần kì
4. Truyện “Tấm Cám”
5. Bố cục truyện “Tấm Cám”
I.Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm:
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. (SGK ngữ văn 10, tập 1, trang 18)
2.Phân loại: Truyện cổ tích được chia làm ba loại:
- Truyện cổ tích về loài vật: Kiến với cá, Chuột và mèo, Mưu con thỏ, Con trâu con hổ và người thợ cày …
- Truyện cổ tích thần kì: Đá vọng phu, Cây khế, Trầu cau, Sọ dừa, Thạch Sanh…
- Truyện cổ tích sinh hoạt: Cái cân thuỷ ngân, Ba người bạn, Trương Chi, Làm theo lời vợ dặn, Phân xử tài tình…
3.Truyện cổ tích thần kì:
a. Đặc trưng: Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện ( Tiên, Bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu,…)
b. Nội dung: Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
4. Truyện “Tấm Cám”:
Truyện “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích thần kì.
Kiểu truyện “Tấm Cám” phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.( Nữ sĩ Roanphơ Côcxcơ, một nhà sưu tầm truyện dân gian người Anh, đã tập hợp và giới thiệu 345 truyện kiểu “Tấm Cám’).
Tua Gia -Tua Nhi (Tày)
Ý Ưởi - Ý Noọng (Thái)
Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông)
Đôi giày vàng (Chăm)
Ú và Cao (Hơ-rê)
Gơliu - Gơlát (Xơrê)
Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc)
Con cá vàng (Thái Lan)
Truyện con rùa (Mi-an-ma)
Nê-ang Can-tóc (Cam-pu-chia)
Cô Lọ Lem (Pháp)
Cô Tro bếp (Đức)
Việt Nam
Thế giới
5. Bố cục truyện “Tấm Cám”: Gồm 3 đoạn
- Đoạn một “ Ngày xưa …không phải làm việc nặng”: Giới thiệu hoàn cảnh khổ cực của Tấm
- Đoạn hai “ Một hôm … hằn học của mẹ con Cám”: Sự đày ải của mẹ con Cám và sự giúp đỡ của Bụt dành cho Tấm.
- Đoạn ba “ phần còn lại”: Những hành động độc ác của mẹ con Cám và sự hoá thân của Tấm
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Diễn tiến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
2. Ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm.
3. Nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Diễn tiến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:
Tấm là một cô gái hiền lành, chăm chỉ, bị hành hạ, bị động, yếu ớt trong đấu tranh.
→ Bụt luôn giúp đỡ Tấm.
- Ở chặng một, mẹ con Cám nhẫn tâm độc ác, cướp công lao và quyền lợi vật chất tinh thần.
Tấm đấu tranh mạnh mẽ, chủ động và cuối cùng đã hành động quyết liệt.
=> Tấm giành chiến thắng và có được hạnh phúc
- Ở chặng hai, mẹ con Cám tàn nhẫn, độc ác, muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng.
=> Mâu thuẫn biến thành xung đột một mất một còn rất dữ dội, quyết liệt.
2. Ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm:
Em có thể cho biết quá trình
biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì?
Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm ( không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được).
- Khẳng định cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái tốt đẹp sẽ luôn tồn tại trên cõi đời.
3. Nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”:
- -Khắc hoạ được nhân vật có sức sống và giàu ý nghĩa, nổi bật là sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
- Kết hợp những lời kể bằng văn xuôi xen lẫn nhiều đoạn thơ và câu nói có vần điệu.
- Xen lẫn những chi tiết đời thường và yếu tố thần kì giàu chất tưởng tượng, bay bổng.
Thảo luận:
- Vì sao sau khi Tấm chết, Bụt không xuất hiện giúp Tấm nữa?Vai trò của Bụt và Nhà Vua trong truyện?
- Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về hành động trả thù của Tấm đối với Cám.
III. Tổng kết:
Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
IV. Củng cố:
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Truyện cổ tích thần kì không có đặc điểm nào sau đây:
A. Kể về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về công bằng, hạnh phúc.
C. Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.
D. Có sự tham giam của các yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2: Mâu thuẫn gia đình được xây dựng trong truyện “Tấm Cám” là mâu thuẫn giữa:
A. Chủ và tớ.
B. Dì ghẻ và con chồng.
C. Anh (chị) cả và em út.
D. Người xinh đẹp và kẻ xấu xí.
Câu 3: Hãy nối nhận xét ở cột A với chi tiết minh hoạ ở cột B cho phù hợp:
Câu 4: Dòng nào không phải là ý nghĩa của chi tiết về những lần hoá thân của Tấm.
A. Sức sống mãnh liệt của Tấm.
B. Cuộc đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng.
C. Tính chất gian nan, quyết liệt của xung đột.
D. Thể hiện cụ thể hình ảnh cái ác.
V. Dặn dò:
1. Học bài cũ:
2. Soạn trước bài: “Tam đại con gà”, “ nhưng nó phải bằng hai mày” ( truyện cười).
3. Tìm hiểu thủ pháp gây cười trong truyện và đặc trưng của thể loại truyện cười.
Chúc các em học tập tốt!
Tạm biệt và hẹn gặp lại các em!
Truyện cổ tích
I.Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm
2.Phân loại
3.Truyện cổ tích thần kì
4. Truyện “Tấm Cám”
5. Bố cục truyện “Tấm Cám”
I.Tìm hiểu chung:
1.Khái niệm:
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. (SGK ngữ văn 10, tập 1, trang 18)
2.Phân loại: Truyện cổ tích được chia làm ba loại:
- Truyện cổ tích về loài vật: Kiến với cá, Chuột và mèo, Mưu con thỏ, Con trâu con hổ và người thợ cày …
- Truyện cổ tích thần kì: Đá vọng phu, Cây khế, Trầu cau, Sọ dừa, Thạch Sanh…
- Truyện cổ tích sinh hoạt: Cái cân thuỷ ngân, Ba người bạn, Trương Chi, Làm theo lời vợ dặn, Phân xử tài tình…
3.Truyện cổ tích thần kì:
a. Đặc trưng: Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện ( Tiên, Bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu,…)
b. Nội dung: Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
4. Truyện “Tấm Cám”:
Truyện “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích thần kì.
Kiểu truyện “Tấm Cám” phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.( Nữ sĩ Roanphơ Côcxcơ, một nhà sưu tầm truyện dân gian người Anh, đã tập hợp và giới thiệu 345 truyện kiểu “Tấm Cám’).
Tua Gia -Tua Nhi (Tày)
Ý Ưởi - Ý Noọng (Thái)
Gầu Nà - Gầu Rềnh (Mông)
Đôi giày vàng (Chăm)
Ú và Cao (Hơ-rê)
Gơliu - Gơlát (Xơrê)
Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc)
Con cá vàng (Thái Lan)
Truyện con rùa (Mi-an-ma)
Nê-ang Can-tóc (Cam-pu-chia)
Cô Lọ Lem (Pháp)
Cô Tro bếp (Đức)
Việt Nam
Thế giới
5. Bố cục truyện “Tấm Cám”: Gồm 3 đoạn
- Đoạn một “ Ngày xưa …không phải làm việc nặng”: Giới thiệu hoàn cảnh khổ cực của Tấm
- Đoạn hai “ Một hôm … hằn học của mẹ con Cám”: Sự đày ải của mẹ con Cám và sự giúp đỡ của Bụt dành cho Tấm.
- Đoạn ba “ phần còn lại”: Những hành động độc ác của mẹ con Cám và sự hoá thân của Tấm
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Diễn tiến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
2. Ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm.
3. Nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Diễn tiến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:
Tấm là một cô gái hiền lành, chăm chỉ, bị hành hạ, bị động, yếu ớt trong đấu tranh.
→ Bụt luôn giúp đỡ Tấm.
- Ở chặng một, mẹ con Cám nhẫn tâm độc ác, cướp công lao và quyền lợi vật chất tinh thần.
Tấm đấu tranh mạnh mẽ, chủ động và cuối cùng đã hành động quyết liệt.
=> Tấm giành chiến thắng và có được hạnh phúc
- Ở chặng hai, mẹ con Cám tàn nhẫn, độc ác, muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng.
=> Mâu thuẫn biến thành xung đột một mất một còn rất dữ dội, quyết liệt.
2. Ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm:
Em có thể cho biết quá trình
biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì?
Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm ( không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được).
- Khẳng định cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái tốt đẹp sẽ luôn tồn tại trên cõi đời.
3. Nghệ thuật của truyện cổ tích “Tấm Cám”:
- -Khắc hoạ được nhân vật có sức sống và giàu ý nghĩa, nổi bật là sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
- Kết hợp những lời kể bằng văn xuôi xen lẫn nhiều đoạn thơ và câu nói có vần điệu.
- Xen lẫn những chi tiết đời thường và yếu tố thần kì giàu chất tưởng tượng, bay bổng.
Thảo luận:
- Vì sao sau khi Tấm chết, Bụt không xuất hiện giúp Tấm nữa?Vai trò của Bụt và Nhà Vua trong truyện?
- Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về hành động trả thù của Tấm đối với Cám.
III. Tổng kết:
Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
IV. Củng cố:
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Truyện cổ tích thần kì không có đặc điểm nào sau đây:
A. Kể về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về công bằng, hạnh phúc.
C. Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.
D. Có sự tham giam của các yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2: Mâu thuẫn gia đình được xây dựng trong truyện “Tấm Cám” là mâu thuẫn giữa:
A. Chủ và tớ.
B. Dì ghẻ và con chồng.
C. Anh (chị) cả và em út.
D. Người xinh đẹp và kẻ xấu xí.
Câu 3: Hãy nối nhận xét ở cột A với chi tiết minh hoạ ở cột B cho phù hợp:
Câu 4: Dòng nào không phải là ý nghĩa của chi tiết về những lần hoá thân của Tấm.
A. Sức sống mãnh liệt của Tấm.
B. Cuộc đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng.
C. Tính chất gian nan, quyết liệt của xung đột.
D. Thể hiện cụ thể hình ảnh cái ác.
V. Dặn dò:
1. Học bài cũ:
2. Soạn trước bài: “Tam đại con gà”, “ nhưng nó phải bằng hai mày” ( truyện cười).
3. Tìm hiểu thủ pháp gây cười trong truyện và đặc trưng của thể loại truyện cười.
Chúc các em học tập tốt!
Tạm biệt và hẹn gặp lại các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)