Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Trần Bá Thảo | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP.
VĂN HỌC DÂN GIAN ĐƯỢC CHẮT LỌC MÀI GIŨA, ĐÃ TRỞ THÀNH NHỮNG VIÊN NGỌC SÁNG…
NHỮNG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN, NHỮNG LỜI CA TIẾNG HÁT ÂN TÌNH NGÀY XƯA VẪN CÒN LÀM SAY ĐẮM LÒNG NGƯỜI HÔM NAY VÀ CẢ MAI SAU!
TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
KẾT CẤU BÀI HỌC Tiết: 22 – 23

TẤM CÁM (truyện cổ tích)
I,Tìm hiểu chung:
1. Khái quát về truyện cổ tích.
2. Văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”
II.Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”
1. Giới thiệu.
2. Những thử thách mà cô Tấm phải trải qua.
3. Kết thúc có hậu.
III.Tổng kết:
1. Giá trị nội dung.
2. Giá trị nghệ thuật.
IV: Luyện tập
I. Tìm hiểu chung :
Khái quát về truyện cổ tích:
Đọc tiểu dẫn em biết những gì về thể loại truyện cổ tích?
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
b. Phân loại:
Truyện cổ tích được chia làm 3 loại:
Truyện cổ tích về loài vật
Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kì
a. Khái niệm:
Truyện cổ tích thần kỳ
gồm những đặc trưng gì?
- Truyện cổ tích thần kỳ:
+ Có sự tham gia của yếu tố thần kì.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
+ Khẳng định chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện trước cái ác, cái xấu.
Truyện cổ tích “Tấm Cám”
thuộc thể loại truyện cổ tích nào?
+ Truyện cổ tích “Tấm Cám” thuộc truyện cổ tích thần kỳ , có môtip giống nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác trên thế giới.
+


Kiểu truyện cổ tích Tấm Cám:
- Trên thế giới:
Nàng Diệp Hạn(TQ), Con cá vàng(TL), Cô tro bếp(Đức), Cinderelle(Pháp)…
- Trong nước:
Ý ưởi – Ý Noong(Thái), Đôi giày vàng(Chăm), Ú và cao(Hơrê)…
2. Văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”
a. Bố cục văn bản
Văn bản có thể chia thành ba phần
+ Phần 1: Giới thiệu ( từ đầu đến “…làm việc nặng”).
+ Phần 2: Thử thách ( từ “Một hôm…” đến “…rước Tấm về cung”).
+ Phần 3: Kết thúc (đoạn còn lại).
Em đã đọc văn bản, hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần?
b. Đề tài của truyện “Tấm Cám”
Truyện cổ tích
“Tấm Cám” phản ánh về
vấn đề gì trong XH?
- Truyện phản ánh mối quan hệ giữa dì ghẻ - con chồng trong xã hội có giai cấp.
-> Trong truyện là quan hệ giữa mẹ con Cám và Tấm đầy mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, phân thành hai lức lượng đối lập.
c. Hệ thống nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích “Tấm Cám” gồm những loại nào?
- Trong truyện cổ tích “Tấm Cám” có các nhân vật như sau:
Nhân vật thần kỳ, siêu nhiên: ông Bụt, gà biết nói tiếng người, đàn chim sẻ biết nghe lời Bụt, sự hóa thân của Tấm (thành chim vàng anh, cây xoan đào,…).
Nhân vật thuộc phe thiện: cô Tấm, nhà vua, bà hàng nước.
Nhân vật thuộc phe ác: Cám và mẹ Cám.
d. Tóm tắt truyện “Tấm Cám”:
Tóm tắt truyện Tấm Cám
II. Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích “Tấm Cám”
1. Giới thiệu:
Em hãy nêu hoàn cảnh sống đối lập giữa
Tấm và mẹ con Cám, khi Tấm còn ở nhà?
TẤM

Mẹ Tấm mất khi Tấm còn nhỏ.
Cha mất, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ của Cám
Tấm làm việc vất vả suốt ngày đêm ( chăn trâu, cắt cỏ, xay lúa).
Tấm phải chịu sự cay nghiệt của dì ghẻ.
MẸ CON CÁM

Dì ghẻ độc ác.
Cám được mẹ nuông chiều.
Cám ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
2. Những thách thức mà cô Tấm phải trải qua:
Tấm
Mẹ con Cám
Đọc văn bản, em cho biết cô Tấm phải trải qua
những sự việc gì khi còn ở nhà và đối lập là những việc làm của mẹ con Cám?
- Tấm bắt tép
- Lừa trút giỏ tép
- Nuôi cá bống
- Lừa bắt cá bống
- Muốn đi xem hội
- Bắt Tấm ngồi nhặt thóc
- Được sự giúp đỡ của bụt,Tấm được làm hoàng hậu
- Ngạc nhiên, hằn học, họ ra sức hãm hại Tấm.
a. Chặng 1: khi Tấm còn ở nhà
Chúc các em học giỏi!
trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo!
b. Chặng 2: Khi Tấm đã rời nhà
Em hãy cho biết những thử thách cô Tấm phải trải qua khi đã rời nhà?
Tấm
Mẹ con Cám
- Tấm hóa thành chim
vàng anh.
- Giết chim vàng anh.
- Hóa thành cây xoan đào
- Chặt cây và đóng thành khung cửu.
- Hiện thân qua tiếng kêu của con ác.
- Đốt khung cửu, đổ tro nơi xa.
- Hóa thành quả thị.
- Tấm trèo cây cau.
- Chặt cau, lấy quần áo của Tấm và đưa Cám vào cung.
Nhận xét:
Em nhận xét gì về mâu thuẫn giữa mẹ con Cám và Tấm ở chặng 2?
- Mâu thuẫn giữa mẹ con Cám với Tấm biến thành xung đột một mất một còn, Tấm bị mẹ con Cám sát hại, tiêu diệt đến cùng nhằm tranh giành quyền lợi xã hội.
- Chuyển từ mâu thuẫn gia đình thành mâu thuẫn xã hội. Trên hết vẫn là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
- Hành động của Tấm trước thử thách: Tấm tự biến hóa, đấu tranh bảo vệ mình. Qua nhiều lần bị mẹ con Cám tiêu diệt, hồn của Tấm không chịu khuất phục. Tấm không khóc như ở chặng 1 mà vượt qua tất cả thử thách.
Cô Tấm hành động như thế nào trước thử thách ở chặng này?
Ý nghĩa của việc Tấm vượt qua thử thách?
- Ý nghĩa việc Tâm vượt qua thử thách: lúc đầu Tấm nhờ lực lượng thần kỳ, sau đó Tấm tự biến hóa thần kỳ để vượt qua thử thách. Đó là ước mơ của nhân dân, yếu tố thần kỳ luôn đứng bên người lương thiện, giúp đỡ họ diệt trừ cái ác.
c. Những hình thức biến hóa của Tấm và ý nghĩa của quá trình biến hóa đó.
- Hình thức biến hóa:
Chim vàng anh
Xoan đào
Con ác trên
Khung cửu
Quả thị
Qua quá trình biến hoá của Tấm, ta thấy được sức sống quật cường, khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống mãnh liệt của những con người lương thiện.
- Ý nghĩa:
Đó là quá trình đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc.
Em hãy cho biết
ý nghĩa các hình thức biến hoá của cô Tấm?
Ngoài ra, còn khẳng định cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác.
- Hình ảnh hóa thân:
Những hình ảnh vật hoá thân của Tấm gần gũi với đời thường, mang giá trị thẩm mĩ cao; Tấm tìm thấy hạnh phúc ngay giữa cuộc đời thực.
3. Kết thúc truyện
Kết thúc
của truyện “Tấm Cám”
như thế nào?
- Cô Tấm trở thành hoàng hậu và hưởng hạnh phúc bên nhà vua, còn mẹ con Cám bị trừng trị thích đáng.
Hướng giải quyết xung đột xã hội của nhân dân trong truyện cổ tích ?
+ Tác giả dân gian giải quyết xung đột theo hướng thiện thắng ác.
- Hướng giải quyết:
+ Thể hiện ước mơ công lí của nhân dân lao động xưa: Người tốt được hưởng hạnh phúc còn kẻ ác bị trừng trị.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: ( ghi nhớ- SGK).
2. Nghệ thuật:
- Cốt truyện ly kì hấp dẫn.
- Yếu tố kì ảo: tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn và kết thúc có hậu.
- Các câu văn vần: giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện
- Các yếu tố âm nhạc, hội hoạ, tạo hình in đậm dấu vết vào văn bản.
Củng cố
- Nắm được thể loại truyện cổ tích.
- Tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám.
- Nắm được cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.
- Nhận biết được ước mơ và tư tưởng của dân gian qua những yếu tố kì ảo và cách kết thúc có hậu
Luyện tập: Về hành động trả thù của Tấm,có người cho rằng cô Tấm không hiền như chúng ta vẫn nghĩ “quả thị thơm cô Tấm rất hiền”. Đó là hành động trả thù cũng đọc ác không kém hành động giết hại Tấm của mẹ con Cám. Suy nghĩ của anh (chị) như thế nào?
Trả lời:
+ Tấm là nhân vật văn học do nhân dân lao động sáng tạo ra để thể hiện quan niệm, thái độ của mình về cuộc sống. Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe (đọc) là: thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành động của Tấm là độc ác, thậm chí là cần thiết đối với Tấm, tức là kẻ ác cần trừng trị đích đáng.
+ “Hiền” theo quan niệm của dân gian không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Bá Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)