Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Lê Thị Nhung | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

I)Tìm hiểu chung:
1. Tiểu dẫn:
Phần tiểu dẫn cho em biết những gì?
cổ tích về loài vật
- Phân loại cổ tích: cổ tích thần kỳ
cổ tích sinh hoạt
- Đặc điểm cổ tích thần kỳ:
+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân
- Thể loại của Tấm Cám: Cổ tích thần kỳ
2) Văn bản :
Yêu cầu tóm tắt theo trình tự của cốt truyện , chú ý các sự kiện quan trọng sau:
-Về tình cảnh mồ côi .
-Về con cá bống .
-Về việc Tấm đi xem hội - thử dày .
-Về cái chết của Tấm .
-Về chim vàng anh.
-Về cây xoan đào .
-Về bà lão hàng nước và quả thị .
-Về việc Tấm hồi cung và trừng phạt Cám
Dựa vào văn bản Tấm Cám trong sách Ngữ văn 10, trên cơ sở tóm tắt, em hãy kể diễn cảm câu chuyện này ?
a) Tóm tắt văn bản :
b) Bố cục :
- Phần một : Từ đầu đến ... hằn học của mẹ con Cám.
Nội dung: Tấm trước khi trở thành Hoàng hậu .
- Phần hai: Còn lại .
Nội dung: Khi Tấm trở thành Hoàng hậu .

Bố cục truyện Tấm Cám có thể chia thành mấy phần ? Nội dung từng phần ?
c) Nhan đề : Tấm Cám
- Cả ba ý nghĩa trên .
Nhan đề Tấm Cám có ý nghĩa gì ?
- Chỉ những nhân cách chưa toàn vẹn .
- Thể hiện xung đột chính .
- Thể hiện đời sống dân dã, gợi thân phận .
II . -Đọc- hiểu
1. Tấm trước khi trở thành Hoàng hậu
Nhóm 1 : Cơ sở nảy sinh xung đột giữa Tấm và mẹ con nhà Cám
- Xác định hệ thống nhân vật (nhân vật nào là nhân vật chính)
- Giữa các nhân vật chính có những xung đột nào ? xung đột nào là chủ yếu ? Bản chất của những xung đột đó ?(Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào ? Trong gia đình hay ngoài xã hội ?)
- ý nghĩa của việc tạo ra các xung đột .
Nhóm 4: Sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên đối với Tấm
-Tìm những chi tiết mang yếu tố thần kỳ trong phần đầu của truyện. Nêu vai trò ý nghĩa của nó đối với Tấm ,đối với nhân dân lao động, đối với hình thức của truyện.
Nhóm 2: Tấm trong xung đột với mẹ con Cám
- Phân tích nhân vật Tấm trong xung đột với mẹ con nhà Cám- ở phần đầu của truyện. (Gợi ý : phân tích tính chất biểu cảm của nhân vật Tấm. Những nỗi khổ bất hạnh mà Tấm phải vượt qua để đến với hạnh phúc)
Nhóm 3 : Mẹ con Cám trong xung đột với Tấm
- Phân tích nhân vật mẹ con nhà Cám trong xung đột với Tấm ở phần đầu thiên truyện. (Gợi ý : Tìm những chi tiết miêu tả hành động của mẹ con Cám. Hành động đó nói lên điều gì về tội ác cũng như bản chất của mụ dì ghẻ và Cám.
-Xác định hệ thống nhân vật ?Nhân vật nào là nhân vật chính ? Mối quan hệ và đặc điểm chung của các nhân vật chính ?Giữa các nhân vật chính có những xung đột nào ? Xung đột nào là chủ yếu ? Bản chất của những xung đột đó ? (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào ? Trong gia đình hay ngoài xã hội ? )
-ý nghĩa của việc tạo ra các xung đột .
Nhóm 1
Nhóm 1: Cơ sở nảy sinh xung đột giữa Tấm và mẹ con nhà Cám
- Bản chất của xung đột: Xung đột này phản ánh mâu thuẫn quyền lợi trong gia đình . Đây không chỉ là mâu thuẫn dì ghẻ >-Hệ thống nhân vật :
-Tấm ( Đại diện cho phe thiện )
-Bụt ,Vua ,bà lão hàng nước
-Cám + Dì ghẻ (Phe ác )
Chính
Phụ
Chính
-Mối quan hệ :Tấm
-Cám : Chị em cùng cha khác mẹ .
-Dì ghẻ : Dì ghẻ con chồng
-Các xung đột trong truyện : Tấm và dì ghẻ ;Tấm và Cám
-Xung đột giữa Tấm và Cám là xung đột chủ yếu .
Truyện đã xây dựng được hai tuyến nhân vật đạt tới mức cực tuyến (rất tốt hoặc rất xấu )đã tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người nghe , gây ra trong tâm thức họ một ấn tượng sâu sắc . Những ấn tượng này hun đúc trong người nghe tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu , cái ác , bảo vệ cái tốt , cái thiện .
Nhóm 2
Hãy phân tích nhân vật Tấm trong xung đột với mẹ con Cám .
Gợi ý : Phân tích các khía cạnh sau :
- Tính chất biểu cảm của nhân vật ( Đầu tác phẩm , tác giả dân gian đã giới thiệu Tấm như thế nào ? Nét nhân cách nào của Tấm gợi tình cảm yêu mến ở người đọc ? )
- Tấm đã phải trải qua những nổi khổ nào ? (Tấm khóc mấy lần ? Đó là những lần nào ? Vì sao Tấm lại khóc ?)
- Em có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm ? Điều đó phản ánh quan niệm gì của dân gian ?
Nhóm 2 : Tấm trong xung đột với mẹ con Cám
-Tấm là người con của đồng ruộng .
+Không gian hoạt động của Tấm chỉ là bờ ruộng ao vườn .
+Tình cảm của Tấm dành cho lao động , với những công việc bình dị chăn trâu, bắt tép .
Nỗi khổ của đứa con mồ côi .
+Lao động vất vả .
+ Bị tước đoạt cả đời sống vật chất lẫn tinh thần .
-Vượt lên số phận tìm đến con đường dẫn tới hạnh phúc
Tấm là nhân vật chức năng , không phải là nhân vật có cá tính ,tâm lý cá nhân . Dẫu cho là như vậy , cô Tấm vẫn có sức biểu cảm lớn ,để lại ấn tượng khó phai mờ trong tâm trí người đọc. Đó là cô Tấm thảo hiền , chân thật , cả tin và có phần yếu đuối . Tính chất biểu cảm của nhân vật đã tạo nên nét độc đáo của thiên truyện .
Nhóm 3
-Phân tích nhân vật mẹ con nhà Cám trong xung đột với Tấm , ở phần đầu thiên truyện . ( Gợi ý : Tìm những chi tiết miêu tả hành động của mẹ con Cám . Hành động đó nói lên điều gì về tội ác cũng như bản chất của mụ dì ghẻ và Cám ? )
Nhóm 3: Mẹ con Cám trong xung đột với Tấm
+Bắt Tấm phải làm việc suốt ngày đêm, còn Cám “ăn trắng, mặc trơn -> bóc lột sức lao động .
+ Lừa gạt trút hết giỏ tép của Tấm để chiếm đoạt yếm đỏ -> chiếm đoạt thành quả lao động -> tước đoạt đời sống vật chất .
+ Giết cá bống -> cắt đứt nguồn sống tinh thần, cắt đứt niềm vui mổi ngày của Tấm .
+ Bắt Tấm nhặt một đấu gạo lẫn thóc -> không cho Tấm đi xem hội ->tước đoạt đời sống tinh thần .
+ Mụ dì ghẻ: độc ác, cay nghiệt .
+ Cám: lười nhác, tham lam, dối trá .
-> Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác. Chúng đã đang tâm tước đoạt cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của Tấm
- Hành động của mẹ con Cám :
- Bản chất của mẹ con Cám :
Tham lam, độc ác, cay nghiệt, mẹ con Cám đã tước đoạt cả cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của Tấm . Hai nhân vật này được tác giả dân gian xây dựng với những nét nhân cách tương phản với Tấm. Nếu tính chất biểu cảm của nhân vật Tấm gợi lên những cảm xúc yêu thương thì mẹ con Cám lại gây nên sự phẫn nộ, căm giận đòi phải bị trừng phạt ở người đọc, người nghe.
Nhóm 4
Tìm những chi tiết mang yếu tố thần kì trong phần đầu của truyện. Nêu vai trò, ý nghĩa của nó đối với Tấm , đối với nhân dân và đối với hình thức của truyện .
Nhóm 4 : Sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên đối với Tấm
- Sự xuất hiện của Bụt qua các lần :
+Bụt hiện lên bảo Tấm nuôi cá bống
+Bụt hiện lên bày cho T?m cách chôn xương cá bống
+Bụt sai chim sẻ nhặt giúp Tấm đấu gạo trộn thóc
+ Bụt chỉ cho Tấm đào xương cá bống để lấy quần áo, gi�y, ngựa ... để đi hội .
-Vật thần kỳ : gà biết nói , chim sẻ nghe được tiếng người, xương cá bống hoá thành quần áo, giày, ngựa...
Những yếu tố thần kỳ :
Vai trò, ý nghĩa của yếu tố thần kì đối với Tấm , nhân dân và đối với hình thức của truyện :
Nếu những xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh sự thật thì yếu tố thần kỳ lại dựng lên những lâu đài bay bổng của trí tượng tưởng và cảm quan lãng mạn táo bạo trong dân gian . Chính khả năng tưởng tượng hoang đường do hư cấu chủ tâm này đã đưa lại những xúc động tình cảm và sự say mê đột ngột trong cổ tích thần kỳ Tấm Cám .
2. Tấm khi trở thành Hoàng hậu
a. Xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
Em hãy tóm tắt các chi tiết thể hiện xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, khi trở thành Hoàng hậu .
- Những hành động của Tấm và mẹ con Cám nói lên điều gì ?
-Tấm trở thành hoàng hậu sống sung sướng nhưng vẫn nhớ quê hương, không quên ngày giỗ bố .
- Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì hằn học, ghen ghét, để bụng .
-Tấm thật thà , nghe lời dì trèo hái cau để thắp hương cho bố .
- Dì ghẻ chặt cây cho Tấm ngã chết, rồi đưa Cám vào cung thế chân chị .
- Tấm chết hoá thành chim vàng anh.
- Cám giết thịt chim vàng anh.
- Lông chim hoá thành cây xoan đào.
- Cám chặt cây xoan đào đóng khung cửi.
- Khung cửi vạch mặt Cám
- Cám đốt khung cửi .
-Từ quả thị thơm Tấm trở lại kiếp người, gặp lại Vua, hồi cung và trừng phạt Cám .
- Cám vẫn tham lam, trơ tráo chưa từ bỏ âm mưu chiếm đoạt hạnh phúc của Tấm .
b. Yếu tố thần kì .
- Yếu tố thần kì trong phần hai có gì khác yếu tố thần kì trong phần đầu ?
- Ở phần hai không có sự xuất hiện của bụt ,thế giới linh hồn hư ảo của Tấm trở thành thế giới thần kì. Như vậy, yếu tố thần kì đã hoá thân vào sự bất tử của Tấm .
Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh .
+ Hoá thành chim vàng anh .
+ Hoá thành cây xoan đào .
+ Hoá thành cây thị ( quả thị ).
+ Từ quả thị thơm, Tấm trở về với cuộc đời con người
Theo em lần hồi sinh nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với mình ? Vì sao ?
c. Sự trừng phạt củaTấm đối với mẹ con Cám
Tấm đã trừng phạt mẹ con Cám như thế nào ? Em có suy nghĩ gì về hành động trừng phạt của Tấm đối với Cám và mụ dì ghẻ ? Trừng phạt như vậy, theo em có man rợ và thâm độc không ? Nên hiểu thế nào cho đúng hành động này của Tấm ?
Cả bốn nhóm thảo luận :
Lưu ý: Câu hỏi “ Tấm đã trừng phạt mẹ con Cám như thế nào? “ chỉ yêu cầu nhóm 1 trả lời. Các nhóm thảo luận cần chú ý không lặp lại ý kiến đúng của nhóm khác .
3. Nghệ thuật :
Ngoài yếu tố thần kì, em hãy chỉ ra những yếu tố nghệ thuật khác đã góp phần tạo nên thành công của truyện .
- Thời gian cổ tích - thời gian phiếm chỉ -> tạo không khí hư ảo .
- Không gian làng quê -> mang đậm màu sắc Việt Nam .
- Nhân vật Tấm có sự chuyển biến về thái độ và hành động …
Hình tượng nhân vật Tấm để lại cho em những cảm xúc về điều gì ? Nét đẹp đạo lí, ý nghĩa nhân văn qua hình tượng nhân vật này ?
Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi đắng cay, bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và cuộc đấu tranh không khoan nhuợng để giành hạnh phúc .
Cuộc đời Tấm thể hiện đạo lí tốt đẹp của nhân dân “ở hiền gặp lành “ và phản ánh ước mơ đổi đời, tinh thần lạc quan của ông cha ta . Tính biểu cảm qua những nét nhân cách của Tấm đã ăn sâu vào tâm thức người Việt như một biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn và tính cách Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)