Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Duyên | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



















I..Tiểu dẫn
1.Thể lọai và nội dung
- Truyện cổ tích thần kì
- Truyện phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành giữ hạnh phúc.
2.Bố cục:
3 phần
-phần 1:
Ngày xưa…nặng.
Gia cảnh Tấm
- Phần 2:
Tiếp đến…bán hàng
Những diễn biến thăng trầm số phận Tấm
- Phần 3:
Tấm trở lại thành người, gặp lại vua.Mẹ con Cám trả giá



II Tìm hiểu văn bản
1.Tính cách các nhân vật:
a.Nhân vật Tấm:
- Là một cô gái siêng năng, hiền lành, thật thà,chịu thương chịu khó (dc)
- Mặc dù luôn bị mẹ con Cám hãm hại, nhưng vẫn nhẫn nại chịu đựng (dc)
b. Mẹ con Cám:
- Lười nhác, tham lam độc ác ( dc)
- Mẹ con Cám sai Tấm làm tất cả mọi việc (dc)
- Mẹ con Cám còn cướp công của Tấm, lừa gạt, hãm hại cô hết lần này đến lần khác (dc)
Xem phim.MPGphim



2.Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
* Mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ-con chồng –Một vấn đề của đạo đức xã hội phong kiến
* Diễn biến các sự kiện phát triển từ thấp đến cao dẫn đến xung đột
- Chiếc yếm đỏ
- Con cá bống
-Tấm xem hội,thử giày
- Cái chết của Tấm
- Sự hóa thân 4 lần của Tấm
>< xoay quanh quyền lợi vật chất& tinh thần trong gđ hàng ngày
>< vì quyền lợi xh (vđ địa vị, quyền lợi đẳng cấp đã được đặt ra



- >< biến thành xung đột, một mất một còn rất dữ dội, quyết liệt
-Sự độc ác + động cơ muốn chiếm đọat tất cả thuộc về Tấm + tiêu diệt Tấm dẫn đến xung đột
-Bị động, p/ứ yếu ớt, Tấm p/ứ mạnh mẽ cuối cùng quyết liệt
* Xung đột giữa thiện và ác:
Tấm:
Thiện, ngay thật, siêng năng, cần cù
Mẹ con Cám:
Ác, sự giả dối, lười biếng
* Quan hệ giữa người bị áp bức& kẻ áp bức:
Cuộc đấu tranh của những người bất hạnh (Tấm)- đấu tranh cho công bằng , chính nghĩa



3.Quá trình biến hóa của Tấm:
* Tấm trải qua 4 lần biến hóa:
- Chim vàng anh
- Cây xoan đào
- Khung cửi
- Quả thị
Þ
Thể hiện sức sống, sức mạnh tình yêu của Tấm đ/v vua
Sức sống mãnh liệt, luôn hướng tới cõi người
*Hình thức biến hóa cuối cùng:
Tấm ẩn mình trong quả thị, từ quả thị bước ra trở lại làm người là hình thức có giá trị thẩm mĩ cao





+ Phổ biến trong truyện cổ tích thần kì
+ Ý nghĩa cổ xưa:
Quan niệm thuộc về tâm linh: người & vật có thể hoán đổi vị trí
+ Ý nghĩa mới, mang tính hiện đại
Thể hiện quan niệm dân gian: Nội dung tốt đẹp ẩn sau một hình thức bình thường, thậm chí thô kệch
+ Qua mấy kiếp phong trần, Tấm trở lại làm người:
Không lam lũ, nghèo hèn, không cao sang quyền quí mà vẫn bình dị như xưa
Tấm trở lại với cuộc sống, trở lại chính mình , làm lại cuộc đời



+ Phản ánh ước mơ của nd:
Một xã hội công bằng dân chủ, trong đó người lương thiện, tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng với phẩm chất của họ
+ Phương diện kết cấu:
Đóng vai trò kết thúc một tiến trình của truyện cổ tích để bắt đầu một tiến trình mới
Miếng trầu- có giá trị kết nối hai nhân vật( Vua, Tấm) –tạo nên đầu mối của tiến trình mới
Ý nghĩa nhân văn cao cả, đậm đà bản sắc dân tộc



4.Vai trò các yếu tố kì ảo:
- Ủng hộ phe thiện- chỉ là yếu tố phù trợ- không phải quyết định hạnh phúc của nhân vật.
- Thể hiện thái độ của nd lao động trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác.
- Giúp trí tưởng tượng bay xa, tạo ra không gian rộng lớn cho truyện kể ( không chỉ ở kiếp người).



III. Tổng kết:
Truyện ca ngợi sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
-> sức mạnh của cái thiện chống cái ác.
- Mâu thuẫn & xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn & xung đột trong gđ phụ quyền thời cổ.
- Giúp người đọc có được tình yêu đ/v người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)