Tuần 7. Tấm Cám

Chia sẻ bởi Luyen Văn Duong | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Tấm Cám thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

I. Tìm hiểu chung:
1. Phân loại truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích loài vật
- Truyện cổ tích sinh hoạt
- Truyện cổ tích thần kỳ
2. Đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ:
Có sự tham gia của yếu tố thần kỳ
Nhân vật chính trải qua hoạn nạn, thử thách cuối cùng được hưởng hạnh phúc
Thể hiện mơ ước về lẽ công bằng, hạnh phúc…
Hãy sắp xếp các bức tranh sau theo trình tự phù hợp với cốt truyện Tấm Cám
2 => 1 => 3 => 5=> 6 => 8 => 4 => 7
II. Đọc – Tìm hiểu truyện Tấm Cám
1. Thể loại:
Truyện cổ tích thần kỳ
2. Cốt truyện và bố cục:
a. Cốt truyện:
b. Bố cục: 3 phần
Tấm ở với mẹ con dì ghẻ rồi vào cung
Tấm bị giết và biến hoá
Tấm gặp lại vua và báo thù
3. Phân tích:
a. Tấm trước khi vào cung:
=> Nhận xét:
Tấm: cô gái mồ côi chăm chỉ, hiền lành đại diện cho những người thấp cổ bé họng bị hắt hủi đày đoạ, phải chịu nhiều bất công trong xã hội Luôn được Bụt cứu giúp.
Mẹ con Cám: đại diện cho những kẻ độc ác, tham lam, mất hết tình người.
=>Xung đột giữa Tấm và Cám xoay quanh quyền lợi vật chất . Đây là xung đột giữa dì ghẻ và con chồng – loại xung đột rất phổ biến trong đời sống gia đình thời phụ quyền .
b. Tấm vào cung - hoá thân
=> Nhận xét:
Hành động của mẹ con Cám ngày càng tàn bạo quyết tiêu diệt Tấm đến cùng.
Tấm hiền lành, hiếu thảo đã biết chủ động đấu tranh để giành lại quyền sống, quyền hạnh phúc cho mình. Những lần hoá thân của Tấm thể hiện sức sống, khát vọng sống mạnh mẽ của con người.
=> Xung đột giữa Tấm và Cám mang tính xã hội, xung đột vì quyền sống Quyết liệt hơn.

c. Tấm báo thù:
Từ quả thị bước ra Tấm xinh đẹp hơn trước
Nhờ miếng trầu  Gặp lại nhà vua
Sai quân hầu dội nước sôi giết Cám
=>Ý nghĩa: Cái ác bị trừng trị, cái thiện luôn chiến thắng Tinh thần lạc quan, khát vọng về sự công bằng xã hội của nhân dân.
Phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy mới chân thực…Nếu Tấm để mẹ con mụ dì ghẻ sống thì chúng sẽ không để cô sống. Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô…Cô Tấm giết mẹ con mụ dì ghẻ là hợp lí, hợp tình và hình tượng cô gái đó sẽ kém phần đẹp nếu tác giả dân gian để cho cô có thái độ nhu nhược hoặc thoả hiệp với kẻ thù gian ác. Tuy vậy, cô Tấm sẽ còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc để trừng trị bọn gian ác
(GS Đinh Gia Khánh)

Lời của Tấm

Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hoá bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan

Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như Bụt cũng tan nát lòng
Tin em, em cướp mất chồng
Đành làm quả thị thơm cùng nước non

Tưởng rằng yên phận làm con
Miếng trầu cánh phượng vẫn còn thơm môi
Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi
Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau

Một lần chết mấy lần đau
Cũng là xá tội cho nhau một lần
Gai hồng giữ lấy hoa hồng
Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa
(Ánh Tuyết)
3. TỔNG KẾT:
a. Về nội dung: Xoay quanh mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, truyện đã phản ánh được mâu thuẫn trong gia đình thời phụ quyền, đó cũng là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác => Ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người, sự chiến thắng của điều thiện
b. Về nghệ thuật: Cốt truyện li kỳ, hấp dẫn, có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ, hình tượng nhân vật có sự chuyển biến…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Luyen Văn Duong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)