Tuần 7. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Mai |
Ngày 09/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Lớp 12 A8
Trân trọng đón chào các thày cô trường THPT Yên Ninh đã đến với trường THPT Chu Văn An dự giờ môn :
Tiết 32 :
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Tru?ng THPT Chu Van An, ngày 08/9/2008
Nội dung chính của bài học:
I) Ôn lại khái niệm đã biết
II) Nhận xét chung về các bài tập trong SGK
III) Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề 1
IV) Củng cố về cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
V) Hướng dẫn Luyện tập các đề còn lại
Ôn lại các khái niệm đã biết.
2) Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
- Là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bình giảng, phản bác, so sánh...giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về một ý kiến bàn về văn học.
1) Ý kiến bàn về văn học:
- Có thể là một nhận định, một danh ngôn về nhà văn, về tác phẩm, về giai đoạn hoặc một vấn đề lý luận văn học như thể loại, tiếp nhận, hình tượng văn học...
II. Nhận xét chung về các bài tập SGK
M. Goóc - ki nói: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”. Anh chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua các đoạn trích Tình yêu và thù hận ( Sếch –xpia), Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Nguyễn Huy Tưởng)
Bước 1:Tìm hiểu đề
Vấn đề cần nghị luận: một nét đặc trưng của thể loại kịch
Thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận
Phạm vi tư liệu: kiến thức lí luậnvề thể loại kịch, hai trích đoạn kịch của Sếch-xpia và Nguyễn Huy Tưởng
III. Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề 1
Bước 2: Lập dàn ý.
1.Ý nghĩa của các từ khó
a) Mở bài: giới thiệu câu nói của Goóc – ki.
b) Thân bài:
b1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:
*Kịch:
Là nghệ thuật dùng sân khấu trình bày hành động và đối thoại của các nhân vật, để phản ánh những xung đột trong đời sống xã hội.
- Kịch thường có nhiều loại: Kịch hát, kịch nói, kịch thơ, kịch nhạc (Opera), bi kịch, hài kịch...
* Tình cảm mãnh liệt: là tình cảm mạnh mẽ, thúc đẩy con người sẵn sàng hành động thực hiện ý muốn, không sợ xung đột, va chạm hoặc nguy hiểm
2. Ý nghĩa của cả câu
- Câu nói của Goóc-ki nêu lên một nét đặc trưng của nhân vật kịch, đó là tình cảm mãnh liệt. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn, thể loại nào cũng cần có yếu tố cảm xúc.
Nhưng “Kịch” nảy sinh từ những xung đột, mà xung đột thường xảy ra từ những xúc cảm mãnh liệt, những hành động dữ dội bùng phát, những tình cảm rất nhẹ, rất nông, hoặc những hành động thầm kín, lặng lẽ khó có thể trở thành kịch, vì vậy, hơn bất cứ thể loại nào, nhân vật kịch đòi hỏi phải có tình cảm mãnh liệt
( Theo TĐ Hán Việt của Đào Duy Anh “Kịch” – còn có nghĩa là “Rất mạnh”, Vd : Kịch liệt, kịch dược, kịch chiến...)
b2. Nhận xét đánh giá về ý nghĩa của nhận định:
b3. Chứng minh ý nghĩa của nhận định qua việc phân tích các trích đoạn.
- Đó là ý kiến đúng đắn dựa trên tính qui luật của nghệ thuật kịch.
* Trong trích đoạn kịch Rô – mê - ô và Giu – li - ét của Sếch –xpia, điều đó đã được thể hiện như thế nào?
( Tc gi? dùng nhiều thán từ "ôi!", nh?ng hình ?nh so snh d?y ch?t tho, d?m hoi th? n?ng nn c?a tình yu m d?m )
- Tình yêu cuồng nhiệt làm nảy sinh khao khát chinh phục, gần gũi ở Rô-mê-ô. "Ước gì ta là chiếc bao tay. mơn trớn gò má ấy!"
Trong đêm dạ hội, vừa mới gặp Giu - li - ét, Rô - mê - ô đã choáng ngợp trước nhan sắc của nàng, đêm khuya, khi dạ hội kết thúc, Rô - mê - ô đã trèo tường vào vườn, dù biết vượt tường vào khu vườn là bước vào tử địa...đứng dưới cửa phòng Giu - li - ét...hi vọng được gặp nàng
- Sẵn sàng từ bỏ họ tên của mình.
- Vượt qua bức tường cao và sự nguy hiểm nhờ đôi cánh của tình yêu .
- "em nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại lòng hận thù."
? Mãnh lực tình yêu vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi vì "cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm", k? c? ci ch?t cung khơng chia lìa du?c tình yu dơi l?a.
- Vừa gặp Rô - mê - ô ở dạ hội, mũi tên của thần Ái tình đã làm nàng choáng váng...
- Về phòng riêng, đứng bên cửa sổ, nhìn xuống khu vườn trong đêm thanh vắng, nàng không nén nổi lòng mình, bật lên thành lời gọi tên người mình say đắm...
- Chẳng ngại ngần giãi bày những điều thổn thức của con tim: “chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca –piu -lét nữa” => Nhöõng tình cảm dạt dào, trong trắng, ngây thơ...nhưng thật chân thành và tha thiết...
+ Nhn v?t Giu-li-ét:
Nếu cả Rô- mê- ô và Giu- li- ét đều sợ hãi và chùn bước thì đã không có hành động kịch xảy ra...Kịch phải sinh ra từ những thái cực và những xung đột.
* Những tình cảm mãnh liệt được thể hiện như thế nào qua vở bi kịch lịch sử “ Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng?
Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trong vở kịch “Vũ Như Tô”
+ Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn của cuộc đời mình ( vì đây là công trình nghệ thuật tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước) .Vì nó, ông sẵn sàng chấp thuận làm việc cho hôn quân bạo chúa; dù bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc; trị tội những thợ bỏ trốn.
Nếu Vũ Như Tô từ chối dựng Cửu Trùng Đài hoặc về sau biết rồi sợ hãi chạy trốn quân lính phản loạn thì cũng không thể tạo thành kịch.…
- Tình huống kịch, dữ dội căng thẳng:
+ Giọng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng - cứng cỏi, đau đớn.
+ Giọng Vũ Như Tô thì băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết; vừa khắc khoải và cuối cùng là đau đớn tột độ.
+ Giọng quân lính hỗn hào.
+ Giọng cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ
Âm vang kinh hoàng điên đảo của bạo loạn chốn cung đình, ngọn lửa oan nghiệt bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường...=> Một nỗi đau bi tráng!…
b4: Từ nhận thức đã có, bình luận về ý kiến của Goóc- ki về tính qui luật của nghệ thuật kịch.
- Xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn dữ dội, căng thẳng, nhiều khi không thể giải quyết được, riêng ở bi kịch, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
Nhân vật chính trong kịch thường có say mê khát vọng lớn lao, hoặc có những sai lầm trong hành động, có những xúc cảm phong phú, mãnh liệt.
Kết thúc kịch có thể bi thảm hoặc hùng tráng, nhưng đều có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp của mỗi người.
IV) Củng cố về cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
c) Kết bài:
- Ý kiến của Goóc- ki là đúng đắn và sâu sắc.
1. Khi làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, trước hết, cần tiến hành giải thích nội dung ý kiến đó theo từng mặt, sau đó, nêu nhận xét, đánh giá đối với ý kiến ấy.
2. Lập luận, nêu luận cứ chứng minh cho ý kiến của mình, tùy yêu cầu cụ thể của từng đề mà vận dụng các thao tác nghị luận cho phù hợp.
3. Đảm bảo yêu cầu chung đối với một bài nghị luận, như tính mạch lạc, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Với dạng bài bàn về các phương diện nghệ thuật, chú ý chất văn và những hiểu biết về văn học ở nhiều phương diện như Lý luận văn học, văn học sử...Ta không thể có ý kiến về vấn đề gì khi chính ta còn chưa hiểu về nó
IV) Hướng dẫn luyện tập các đề còn lại, HS về nhà lập dàn ý, viết một đoạn văn triển khai một luận điểm đã trình bày trong dàn ý
1. Đề số 2
2. Đề số 3
3. Đề số 4.
Xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)