Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thuỷ | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết vài nét về tác giả
Ngô Thì Nhậm?



Nêu hoàn cảnh sáng tác
“Chiếu cầu hiền”?
I.Nội dung cần trả lời
1. Tác giả
Ngô Thì Nhậm (1746-1803) từng làm quan triều Lê, sau theo giúp Tây Sơn, được Nguyễn Huệ tin dùng, giao cho việc soạn thảo “Chiếu cầu hiền”.
2. Hoàn cảnh sáng tác
- 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt
quân Thanh và bọn tay sai. Nhà Lê sụp đổ.
- Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực.
- Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền” - kêu gọi những người tài đức ra giúp dân, giúp nước.
3. Thể loại: Chiếu
- Loại văn nghị luận
- Vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị.
- Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã
Chân dung Quang Trung - Nguyễn Huệ
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Vào bài:
Mùa xuân 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi. Điều quan tâm đầu tiên là xây dựng một nguồn nhân lực. Trong “Chiếu lập học”, ông viết: “Xây dựng đất nước phải lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy tuyển nhân tài làm gốc...”. Rõ ràng, nét nổi bật trong toàn bộ đường lối kinh tế - xã hội của vua Quang Trung chính là xây dựng một “chiến lược con người”. Nói cách khác, Nguyễn Huệ đã chuẩn bị ngay lập tức một nguồn nhân lực có sẵn và đào tạo nguồn nhân lực lâu dài nhằm an dân, trị quốc, bình thiên hạ. Chiến lược và sách lược “dụng nhân” được Nguyễn Huệ thực hiện thông qua việc cải tổ hệ thống giáo dục, đồng thời xây dựng một chính sách ưu đãi với tầng lớp trí thức nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ để phục vụ đất nước.
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Bài chiếu nhằm vào đối tượng nào? Vai trò của đối tượng đó?


Nhận xét cách diễn đạt
của tác giả?

Tác giả bài chiếu đã
lập luận ntn?
II. Đọc - hiểu văn bản
a. Phần mở đầu:
Nêu vai trò của người hiền.
+ Sao sáng chầu về ngôi Bắc Thần
+ Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
=>Đó là chân lí
=>Cách diễn đạt giàu hình ảnh
Lập luận chặt chẽ. Cách nêu
vấn đề cô đọng, gây ấn tượng,
tác động tốt đối với người
nghe
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà trước thực trạng đất nước ntn?
Trước sự tiến công mạnh mẽ của Tây Sơn, nhiều trí thức đàng trong bỏ chạy theo Chúa Nguyễn Ánh. đàng ngoài, Nguyễn Huệ đã vấp phải sự chống đối kịch liệt của tầng lớp nho sỹ, trí thức chính thống của Bắc Hà. Bởi lẽ lúc đó quyền lợi của họ đang gắn liền với triều đình nhà Lê - Trịnh. Họ thà chết chứ không chịu theo giúp Ng Huệ.
b. Phần chính
Cách ứng xử của kẻ sĩ Bắc Hà
và tấm lòng cầu hiền của vua
Quang Trung.
* Cách ứng xử của các nho sĩ
Bắc Hà:
- Bỏ đi ở ẩn.
- Giữ mình, im lặng
- Làm cầm chừng
Bất đắc chí -> Uổng phí tài năng
=> Cách nói gần gũi, thân tình, tế nhị, hóm hỉnh.
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Cách sử dụng hai câu hỏi ở đây đã tạo nên tình huống ứng xử đối với các nho sĩ Bắc Hà như thế nào?
Theo em, cách diễn đạt đó thể hiện trí tuệ của người cầu hiền ra sao?
Ở Nam hà mọi người đều đã chạy theo chúa Nguyễn trốn vào Gia Định, còn lại Bắc hà là nơi chống Nguyễn Huệ bạo phát hoặc ngấm ngầm hết sức ác liệt. Lý Trần Quán tự chôn sống chết theo chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc tại ngự sử đài chết theo nhà Lê. Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát. Lê Duy Đàn và Trần Danh Án thì "nón rách, áo tơi tàn" lẻn qua Nam Quan quỳ lạy vua Thanh mang đại binh qua; Dương Trọng Tế, gia đình Nguyễn Du, Ngô Thời Nhậm đều chiêu mộ hào kiệt "dò hư thực tế thế nào để tìm cách bắt lấy Nguyễn Huệ". Dưới mắt họ, Nguyễn Huệ không là người anh hùng cứu dân, mà là một man tặc. Chưa bao giờ trí thức Việt Nam lại phi dân tộc đến như vậy.
* Tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung:
- Ghé chiếu lắng nghe
- Ngày đêm mong mỏi
Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?
=> Câu hỏi tu từ, hỏi xoáy, hỏi thẳng, khiến người nghe không thể không thay đổi cách ứng xử.
Cách viết tế nhị, tình lí rõ ràng, có sức thuyết phục
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Thảo luận: Vì sao Quang Trung không nhắc đến việc các sĩ phu có thái độ chống đối nhà Tây Sơn?
- Do yêu cầu cấp bách của đất nước. Vậy thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ ntn?
Bấy giờ, Nguyễn Huệ có thể chinh phạt khắp Bắc hà,. Nhưng nếu làm thế thì chắc chắn đã không thực hiện nỗi sứ mệnh lịch sử của mình: thứ nhất là mất hết lòng người, thứ hai là sẽ không tìm đâu ra nhân tài để giúp đất nước; thứ ba, ông sẽ mang tội với hậu thế, bởi vì có thể là Việt Nam sẽ không bao giờ còn biết đến Nguyễn Du và Truyện Kiều
* Niềm mong mỏi của nhà vua trước hoàn cảnh và yêu cầu của đất nước.
+ Hoàn cảnh và yêu cầu của đất nước:
- Buổi đầu dựng nghiệp còn khó khăn.
- Giềng mối triều đình “còn nhiều khiếm khuyết”
- Biên ải chưa yên.
- Nhân dân chưa hồi sức sau chiến tranh.
- Đức hóa “chưa nhuần thấm khắp nơi”.
=> Cái nhìn toàn diện, sâu sắc: Hoàn cảnh đất nước khó khăn, cần có hiền tài.
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Chứng tỏ Quang Trung là người ntn?
+ Tầm nhìn của nhà vua:
- Tầm nhìn:“Một cái cột không thể đỡ nỗi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”.
=> Cách nói có hình ảnh, chặt chẽ:
- Tấm lòng: “ nơm nớp lo lắng . . . Nghĩ cho kĩ thì thấy . . . Suy đi tính lại. . . Huống nay trên dải đất văn hiến . . . há . . . lại không . . . hay sao?”
=> Cách nói thấu tình đạt lí, câu hỏi tu từ xoáy vào lòng người: Lòng tha thiết mong mỏi, tuy khiêm nhường nhưng rất kiên quyết. Chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược về con người
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
Cách thức cầu hiền của QTr ntn?
- Chính sách không phân biệt đối xử với tất cả trí thức quan lại của triều đình. “Chiếu dụ các quan văn võ triều cũ”: “Trẫm một lòng yêu quý nhân tài không lúc nào quên... Phàm những kẻ đang bị giam giữ đều tha ra hết, những người chạy trốn không truy nã nữa để làm rõ đức khoan dung”.
NgHuệ đã làm phân hóa dần giới trí thức, nho sỹ triều đình cũ , Hiểu họ không chỉ cần sự ưu ái, khoan dung mà chính là mong được triều đình trọng dụng. ông đặt đúng từng vị trí, sở trường của từng người, có một cái nhìn biệt nhãn hiếm có là quý trọng, tin cậy chân thành tận đáy lòng. khiêm cung trước một La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, tha thiết tự khu xử như học trò đối với thầy. Với Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Thiếp, dù là bề tôi, họ vẫn vừa là khách, vừa là thầy. Phải nói rằng Nguyễn Huệ chưa bao giờ biết sợ bất cứ kẻ thù nào, ông chỉ sợ người hiền.
Hãy nhận xét về chủ trương này?
c. Phần kết: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
- Cách tiến cử đa dạng: Đã là con dân nước Việt, ai cũng có quyền:
+ Được dâng sớ tâu bày.
+ Được các quan tiến cử.
+ Dâng sớ tự tiến cử.
- Kêu gọi mọi người (tài, đức) chung vai gánh vác việc nước.
=> Đường lối đúng đắn, rộng mở, tiến bộ; biện pháp cụ thể, dễ thực hiện.
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
HS tự tổng kết về NT và ND
IV. Tổng kết:
- Cách diễn đạt tinh tế, lời lẽ đầy tâm huyết, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Bài văn cho thấy chính sách chiêu hiền đãi sĩ đúng đắn, tầm chiến lược sâu rộng, tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung.
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
4. Củng cố
Nguyễn Huệ không chỉ là một nhà quân sự tài hoa lỗi lạc mà còn là một người giỏi hoạch định chiến lược thu phục nhân tài, nhằm phục hưng một đất nước bị chia cắt, bị kiệt quệ sau hơn 200 năm Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Nguyễn Huệ rất thành công trong việc chinh phục trái tim kẻ sỹ, đã xây dựng nền nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại, và chính những kẻ sĩ đó cũng góp phần xây dựng nền nhân cách lớn của Nguyễn Huệ, theo quy luật chung tương ánh hồng của cái Đẹp.
Nếu Lý Thường Kiệt là sự gánh vác tận tụy, Trần Hưng Đạo là lòng hòa ái vì nghĩa lớn, Lê Lợi là sự bền chí không lùi bước, Nguyễn Trãi là nỗi thương dân đến quặn lòng... thì Nguyễn Huệ là một chiến lược chiêu hiền đãi sĩ rất mới mẻ.
5. Dặn dò: Học kĩ bài
Soạn “Xin lập khoa luật”
Lễ hội Quang Trung
Lễ hội Quang Trung
Lễ hội Quang Trung
Lễ hội Quang Trung
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)