Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
Chia sẻ bởi Lê Duy Tùng |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô
và các em học sinh đến với buổi học hôm nay
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm ( 1746- 1803), hiệu là Hi Doãn; quê quán Thanh Oai, trấn Sơn Nam( nay thuộc Hà Nội).
- Ông đỗ tiến sĩ dưới triều Lê Trịnh( 1775).
- Sau khi triều Lê –Trịnh sụp đổ , ông theo phong trào Tây Sơn và là người có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.
Tượng danh nhân Ngô Thì Nhậm
Bia đá có bút tích Ngô Thì Nhậm
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1788, vua Quang Trung tiến quân ra Bắc thống nhất đất nước, triều Lê –Trịnh sụp đổ, triều Tây Sơn được thành lập. Ngô Thì Nhậm vâng lệnh vua Quang Trung viết Chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục các sĩ phu của triều đại cũ ra cộng tác xây dựng đất nước.
b. Đặc điểm thể loại: Chiếu là công văn hành chính thời xưa do vua truyền xuống.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
1. Đọc, tìm bố cục văn bản:
a. Đọc, hiểu chú thích:
b. Bố cục văn bản: 3 phần
- Phần 1( Từ đầu…người hiền vậy): mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Phần 2( tiếp theo…phụng sự vương hầu chăng): cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ cầu hiền của vua Quang Trung.
- Phần 3( còn lại): Nhu cầu của đất nước và đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Thảo luận nhanh theo bàn( 3 phút):
(?) Để làm rõ mối quan hệ giữa thiên tử và người hiền tài, tác giả đã sử dụng cách nào? Phân tích sự khôn khéo của tác giả trong việc làm rõ mối quan hệ trên?
( Gợi ý: đối tượng mà tác giả hướng tới là ai, vì sao lại phải chọn cách diễn đạt như vậy)
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử:
- So sánh: Người hiền -sao sáng trên trời
Thiên tử-ngôi Bắc Thần (sao Bắc Đẩu).
- Quy luật tinh tú: sao sáng chầu ngôi Bắc Thần.
- Quy luật nhân gian: người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
Bằng việc vận dụng các điển tích và trích dẫn từ kinh Luận ngữ của Khổng Tử, tác giả đã khẳng định một chân lí: Hiền tài phải do thiên tử sử dụng mới hợp đạo trời.
Cách đặt vấn đề của tác giả khôn khéo và̀ hiệu quả, bởi:
+ Nho gia tôn Khổng Tử là bậc Thánh, lời Thánh là chân lí( các nho sĩ không thể bắt bẻ được)
+ Xóa tan tâm lí xem thường vua Quang Trung là kẻ “ áo vải” của các nho sĩ Bắc Hà.
Đánh trúng tâm lí các nho sĩ, thuyết phục họ ra làm việc cho triều đại mới.
b. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung:
- Cách ứng sử của sĩ phu Bắc Hà:
Ở ẩn trong ngòi khe
Trốn tránh việc đời
Kiêng dè không dám lên tiếng
Gõ mõ canh cửa
Ra biển vào sông
Vận dụng những hình ảnh lấy trong kinh điển Nho gia và sử dụng lối nói gián tiếp, tác giả đã châm biếm nhẹ nhàng thái độ ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà: bám vào các quan niệm thâm canh cố đế ,lỗi thời , không đem tài năng phụng sự đất nước.
- Thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung:
+ Ghé chiếu lắng nghe
+ Ngày đêm mong mỏi
+ Hay trẫm ít đức…
+ Hay đang thời đổ nát…
Thái độ thành tâm, khiêm nhường cho thấy nhà vua thiết tha mong hiền tài giúp nước.
Nghệ thuật so sánh: một bên là cách ứng sử không hợp thời của các sĩ phu Bắc Hà, một bên là thái độ thành tâm của vua Quang Trung tác động đến suy nghĩ của người nghe , khiến họ bị thuyết phục.
c. Nhu cầu của đất nước và đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:
- Nêu hoàn cảnh đất nước:
+ Buổi đầu của nền đại định
+ Kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết
+ Công việc ngoài biên đương phải lo toan
+ Dân còn nhọc mệt
Buổi đầu dựng nước với muôn vàn khó khăn, một người không thể gánh vác trách nhiệm của nhiều người” một …nhà to” Kẻ sĩ ra giúp vua là giúp dân , giúp nước, giúp đời.
- Biện pháp cầu hiền:
+ Từ quan đến dân đều được dâng sớ tỏ bày.
+ Cách tiến cử: quan tiến cử, dâng sớ tự tiến cử.
+ Nhà nước cần: người tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, nghề hay nghiệp giỏi.
Biện pháp cầu hiền cho thấy nhà vua không phân biệt xuất thân, địa vị của người hiền tài mà chỉ quan tâm đến tài năng của họ.
Nhà vua hết sức chân thành, khiêm nhường nhưng cũng rất quyết tâm trong việc cầu hiền. Điều đó thể hiện tình cảm yêu nước thương dân của tác giả ( cũng là của nhà vua) và khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường Vua Quang Trung không chỉ là một danh tướng, ông còn là một đức vua có tầm nhìn xa trông rộng khi nhận thức đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
d. Vài nét về nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố để đánh vào tâm lí tầng lớp nho sĩ Bắc Hà.
- Lời văn uyển chuyển mà sâu sắc
Tượng đài ba anh em vua Quang Trung
( Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Vua Quang Trung
III. TỔNG KẾT: ghi nhớ( sgk/ )
Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
( Thân Nhân Trung)
Cám ơn quý thầy cô và các em
đã đến với buổi học ngày hôm nay!
và các em học sinh đến với buổi học hôm nay
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm ( 1746- 1803), hiệu là Hi Doãn; quê quán Thanh Oai, trấn Sơn Nam( nay thuộc Hà Nội).
- Ông đỗ tiến sĩ dưới triều Lê Trịnh( 1775).
- Sau khi triều Lê –Trịnh sụp đổ , ông theo phong trào Tây Sơn và là người có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.
Tượng danh nhân Ngô Thì Nhậm
Bia đá có bút tích Ngô Thì Nhậm
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: năm 1788, vua Quang Trung tiến quân ra Bắc thống nhất đất nước, triều Lê –Trịnh sụp đổ, triều Tây Sơn được thành lập. Ngô Thì Nhậm vâng lệnh vua Quang Trung viết Chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục các sĩ phu của triều đại cũ ra cộng tác xây dựng đất nước.
b. Đặc điểm thể loại: Chiếu là công văn hành chính thời xưa do vua truyền xuống.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
1. Đọc, tìm bố cục văn bản:
a. Đọc, hiểu chú thích:
b. Bố cục văn bản: 3 phần
- Phần 1( Từ đầu…người hiền vậy): mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Phần 2( tiếp theo…phụng sự vương hầu chăng): cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ cầu hiền của vua Quang Trung.
- Phần 3( còn lại): Nhu cầu của đất nước và đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
Thảo luận nhanh theo bàn( 3 phút):
(?) Để làm rõ mối quan hệ giữa thiên tử và người hiền tài, tác giả đã sử dụng cách nào? Phân tích sự khôn khéo của tác giả trong việc làm rõ mối quan hệ trên?
( Gợi ý: đối tượng mà tác giả hướng tới là ai, vì sao lại phải chọn cách diễn đạt như vậy)
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử:
- So sánh: Người hiền -sao sáng trên trời
Thiên tử-ngôi Bắc Thần (sao Bắc Đẩu).
- Quy luật tinh tú: sao sáng chầu ngôi Bắc Thần.
- Quy luật nhân gian: người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
Bằng việc vận dụng các điển tích và trích dẫn từ kinh Luận ngữ của Khổng Tử, tác giả đã khẳng định một chân lí: Hiền tài phải do thiên tử sử dụng mới hợp đạo trời.
Cách đặt vấn đề của tác giả khôn khéo và̀ hiệu quả, bởi:
+ Nho gia tôn Khổng Tử là bậc Thánh, lời Thánh là chân lí( các nho sĩ không thể bắt bẻ được)
+ Xóa tan tâm lí xem thường vua Quang Trung là kẻ “ áo vải” của các nho sĩ Bắc Hà.
Đánh trúng tâm lí các nho sĩ, thuyết phục họ ra làm việc cho triều đại mới.
b. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung:
- Cách ứng sử của sĩ phu Bắc Hà:
Ở ẩn trong ngòi khe
Trốn tránh việc đời
Kiêng dè không dám lên tiếng
Gõ mõ canh cửa
Ra biển vào sông
Vận dụng những hình ảnh lấy trong kinh điển Nho gia và sử dụng lối nói gián tiếp, tác giả đã châm biếm nhẹ nhàng thái độ ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà: bám vào các quan niệm thâm canh cố đế ,lỗi thời , không đem tài năng phụng sự đất nước.
- Thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung:
+ Ghé chiếu lắng nghe
+ Ngày đêm mong mỏi
+ Hay trẫm ít đức…
+ Hay đang thời đổ nát…
Thái độ thành tâm, khiêm nhường cho thấy nhà vua thiết tha mong hiền tài giúp nước.
Nghệ thuật so sánh: một bên là cách ứng sử không hợp thời của các sĩ phu Bắc Hà, một bên là thái độ thành tâm của vua Quang Trung tác động đến suy nghĩ của người nghe , khiến họ bị thuyết phục.
c. Nhu cầu của đất nước và đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:
- Nêu hoàn cảnh đất nước:
+ Buổi đầu của nền đại định
+ Kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết
+ Công việc ngoài biên đương phải lo toan
+ Dân còn nhọc mệt
Buổi đầu dựng nước với muôn vàn khó khăn, một người không thể gánh vác trách nhiệm của nhiều người” một …nhà to” Kẻ sĩ ra giúp vua là giúp dân , giúp nước, giúp đời.
- Biện pháp cầu hiền:
+ Từ quan đến dân đều được dâng sớ tỏ bày.
+ Cách tiến cử: quan tiến cử, dâng sớ tự tiến cử.
+ Nhà nước cần: người tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, nghề hay nghiệp giỏi.
Biện pháp cầu hiền cho thấy nhà vua không phân biệt xuất thân, địa vị của người hiền tài mà chỉ quan tâm đến tài năng của họ.
Nhà vua hết sức chân thành, khiêm nhường nhưng cũng rất quyết tâm trong việc cầu hiền. Điều đó thể hiện tình cảm yêu nước thương dân của tác giả ( cũng là của nhà vua) và khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường Vua Quang Trung không chỉ là một danh tướng, ông còn là một đức vua có tầm nhìn xa trông rộng khi nhận thức đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
d. Vài nét về nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Dùng nhiều điển tích, điển cố để đánh vào tâm lí tầng lớp nho sĩ Bắc Hà.
- Lời văn uyển chuyển mà sâu sắc
Tượng đài ba anh em vua Quang Trung
( Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Vua Quang Trung
III. TỔNG KẾT: ghi nhớ( sgk/ )
Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
( Thân Nhân Trung)
Cám ơn quý thầy cô và các em
đã đến với buổi học ngày hôm nay!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Duy Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)