Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn thị Hường | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 7. Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đọc văn

CHI?U C?U HI?N
(C?U HI?N CHI?U)
Ngụ Thỡ Nh?m






Thỏng 7 - 2007
Ngô Thì Nhậm, hiệu Hi Doãn (1746-1803)
Quê hương-gia đình: Dòng họ Ngô Thì (Ngô Thời),
làng Tả Thanh Oai, Hà Đông.
Bản thân: Học rộng tài cao, đỗ tiến sĩ 1775.
Làm quan nhà Lê.
Giúp Tây Sơn - rường cột trọng yếu - đóng góp to lớn cho việc bình định đất nước, đánh đuổi ngoại xâm.
-> Nhà quân sự, chính trị, ngoại giao
-> Nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá kiệt xuất.
A- Vài nét về tác giả:
B- Tìm hiểu tác phẩm:
I. Hoàn cảnh ra đời:
Giặc Thanh xâm lược- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế tiến quân ra Bắc -> Nhà Lê sụp đổ.
Một số bề tôi nhà Lê hoang mang sợ hãi-> Bỏ trốn đi ở ẩn, không hợp tác...
Ngô Thì Nhậm thay lời vua viết "Chiếu cầu hiền"
B- Tìm hiểu tác phẩm (tiếp):
II. Thể chiếu (Chiếu thư, chiếu mệnh, chiếu chỉ...)
Thể văn cổ Trung Quốc- Lời của vua ban bố mệnh lệnh cho bề tôi...
Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng tao nhã- Văn chính luận- Nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia.
B- Tìm hiểu tác phẩm (tiếp):
III. Bố cục: 3 phần.
Phần 1: Đặt vấn đề quy luật xử thế của người hiền.
Phần 2: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà và
nhu cầu của đất nước:
- Đoạn 2a: Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà
khi Quang Trung ra Bắc.
- Đoạn 2b: Tính chất của thời đại và nhu cầu của
đất nước.
Phần 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
IV. Đọc - hiểu văn bản:
1. Quy luật xử thế của người hiền.
- Mở đầu bằng hình ảnh so sánh:
Người hiền: Sao sáng
Thiên tử: Sao Bắc Thần
-> Sao sáng chầu về Bắc Đẩu -> Quy luật tự nhiên vũ trụ
-> Người hiền phải giúp vua, phụng sự thiên tử -> Quy luật
xử thế
Ý trời
Nếu không xử thế như vậy là trái với quy luật cuộc sống, trái đạo trời (giống như ánh sáng bị che mất, vẻ đẹp bị giấu đi).
IV. Đọc - hiểu văn bản:
1. Quy luật xử thế của người hiền (tiếp):
- Hình ảnh so sánh lấy từ sách luận ngữ của Khổng Tử.
+ Cách mở đầu quen thuộc-> Tâm lí sùng cổ -> Đặc điểm của thi pháp văn học cổ, phù hợp đối tượng.
+ Tâm lí sĩ phu Bắc Hà-> Có sức thuyết phục cao.
Tóm lại: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, rõ ràng thuyết phục: Người tài phải ra giúp nước-> Đó chính là quy luật xử thế của người hiền
IV. Đọc - hiểu văn bản:
2. Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của đất nước:
2a) Cách ứng xử của người hiền Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc.
- Trước đây
thời thế
suy vi...
nhiều
biến cố

Kinh
điển
nho gia
Hình ảnh
ẩn dụ
tượng trưng
-> Có
kiến thức
uyên bác
Ở ẩn trong ngòi khe
Trốn tránh việc đời
Kiêng dè không lên tiếng
Gõ mõ canh cửa
Ra biển vào sông
Chết đuối trên cạn
Cách nói
gián tiếp
IV. Đọc - hiểu văn bản:
2a) Cách ứng xử của người hiền Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc (tiếp).
Cách ứng xử Ở ẩn
Ra làm quan làm việc cầm chừng
Một số người đi tự tử
-> Thái độ đáng trách nhưng chấp nhận được vì họ xử thế theo qui luật phổ quát.
Không đem tài
năng phò vua giúp nước
IV. Đọc - hiểu văn bản:
2a) Cách ứng xử của người hiền Bắc Hà khi Quang Trung ra Bắc (tiếp).
- Nay: + Lên ngôi hoàng đế- Ngày đêm mong mỏi - Vẫn không
ai tìm đến -> Phi lí, trái với qui luật.
+ Câu hỏi Trẫm ít đức?
Thời đổ nát?
-> Cầu hiền bằng lời lẽ mềm mỏng, tế nhị nhưng kiên quyết và rất hiểu tâm lí sĩ phu Bắc Hà.
Tóm lại: Cách lập luận ngắn gọn, rõ ràng sáng tỏ, chặt chẽ, thuyết phục, thấu lí đạt tình khiến người nghe phải suy nghĩ, phải thay đổi cách ứng xử.
Không đúng với hiện thực-> Buộc người hiền phải ra giúp nước.
IV. Đọc - hiểu văn bản:
2b) Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước:
- Trời còn tăm tối, buổi đầu dựng nghiệp đế vương, công việc mới mở ra:




Đó chính là tính chất của thời đại.
Nhưng cũng là nhu cầu của đất nước.
. Hình ảnh một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn
. Mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình
-> Đất nước cần nhiều người hiền tài.
NT liệt kê diễn tả vô vàn khó khăn bất cập của triều đại mới
Kỉ cương triều chính khiếm khuyết
Biên ải chưa yên
Dân chưa hồi sức sau chiến tranh
Đức hoá chưa kịp thấm nhuần
Vạn việc nảy sinh…
IV. Đọc - hiểu văn bản:
2b) Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước (tiếp):
- Thực tế đất nước: Nhiều người tài giỏi: Lời Khổng Tử “Cứ cái ấp 10 nhà... tín nghĩa”
-> Kết bằng câu hỏi:
Dải đất văn hiến… >< Không người phò tá?
-> Câu hỏi đầy băn khoăn, day dứt gieo vào đầu nho sĩ Bắc Hà, buộc họ phải suy nghĩ.
Tóm lại: Lời lẽ khiêm nhường, tha thiết nhưng kiên quyết khiến người tài không thể không giúp triều đại mới.
IV. Đọc - hiểu văn bản:
3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:
- Đối tượng:

- Cách thức cầu hiền Dâng sớ bàn việc nước
Các quan tiến cử người tài
Dâng sớ tự tiến cử
- Kết bằng lời kêu gọi tha thiết, động viên, khích lệ người hiền tài.
Cho rằng: Thời đã đến Trời trong sáng, đất thanh bình
Hãy đem tài đức giúp nước
Quan viên lớn nhỏ
Thứ dân trăm họ
Mọi tầng lớp nhân dân có tài -> Tư tưởng tiến bộ
Biện pháp rõ ràng, rộng mở, dễ thực hiện
V. Kết luận:
- Nội dung: Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung
Tầm chiến lược sâu rộng và tấm lòng vì dân vì nước.
- Nghệ thuật: Cách diễn đạt tinh tế bằng những lời lẽ đầy tâm huyết.
Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao của Ngô Thì Nhậm.
VI. Luyện tập:
1. Tác phẩm "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm thuộc loại văn gì?
a) Tự sự
b) Trữ tình
c) Nghị luận
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn và "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm.

Gợi ý
Thể loại
Tác giả
Đối tượng hướng tới
Nội dung đề cập vấn đề gì?
Sắc thái riêng về nghệ thuật.
Xin trân trọng cám ơn
các thày giáo, cô giáo đã dự tiết học!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)